Bài giảng Việt Bắc
Đề Bài: Giáo sư Đặng Thai Mai có nhận xét:”Tố Hữu là nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của tiếng Việt một cách hết sức tài tình.“Qua đoạn thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu mà anh (chị) được học trong chương trình Ngữ văn 12, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Dàn ý Chi Tiết
I. Mở bài:
Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam. Thơ ông thể hiện lẽ sống, lí tưởng của con người Việt Nam hiệ đại nhưng đồng thời cũng thấm đẫm chất truyền thống, dân tộc. “Việt Bắc” là đỉnh cao trong thơ Tố Hữu, tiêu biểu nhiều mặt cho phong cách thơ Tố Hữu và là tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Pháp. Bàn về phong cách thơ của Tố Hữu, giáo sư Đặng Thai Mai có viết: Tố Hữu là nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của tiếng Việt một cách hết sức tài tình.
II. Thân bài: dựa vào Bài giảng Việt Bắc
1. Giải thích ý kiến:
– Tố Hữu là người con xứ Huế thơ mộng với giọng hò khoan thai, da diết mà trĩu nặng ân tình: “Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!- Nhớ tự ngày xưa thuở chín mười- Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng- Mưa nguồn, gió biển, nắng xa khơi”, từ nhỏ đã được mẹ hát ru bằng điệu hò xứ Huế. Huế- “quê mẹ” thân yêu trong lòng thi sĩ.
Liên quan: Hình tượng người lính Tây Tiến và Việt Bắc dàn ý chi tiết
– Âm điệu thơ Tố Hữu đậm đà hương vị dân tộc: ngọt ngào, tha thiết, mượt mà, uyển chuyển, đằm thắm như lời ru của mẹ bằng lối đối đáp ân tình.
– Chất nhạc trong thơ Tố Hữu ngoài tài nghệ phối thanh còn ở cách gieo vần. Nhà thơ giàu từ ngữ và luôn am hiểu sâu sắc luật thơ tiếng Việt.
Tính dân tộc đậm đà, hương vị dân tộc đã phản phất trong nhiều bài thơ của Tố Hữu.
2. Chứng minh:
“Việt Bắc” là bài thơ đậm đà hương vị dân tộc, viết “Việt Bắc”, Tố Hữu đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của tiếng Việt một cách tài tình.
– Bài thơ là cuộc chia tay giữa những người đã từng sống, gắn bó suốt “mười lăm năm ấy”, biết bao kỉ niệm ân tình. Chuyện ân tình đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu đôi lứa, được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, có lời hỏi, có lời đáp. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm của một thời Cách mạng và kháng chiến gian khổ, hào hùng, mở ra biết bao nhiêu nỗi nhớ niềm thương. Thực ra bên ngoài là đối đáp, nhưng bên trong là độc thoại, Tố Hữu đã biểu hiện tâm tư của mình, của những người kháng chiến.
(Học sinh phân tích theo kiến thức bài học)
– Trong đoạn thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu đã dùng hình ảnh, từ ngữ đậm đà hương vị dân tộc, cách gieo vần, phối thanh hợp lí khiến đoạn thơ mang âm hưởng tiếng Việt một cách tài tình.
Liên quan: Mở bài kết bài Việt Bắc chinh phục giám khảo ngay câu đầu tiên
+ Những từ ngữ xứ Huế, cách nói năng, xưng hô trong sinh hoạt hằng ngày được Tố Hữu đưa vào thơ với những từ ngữ “mình”, “ta”, “à”, “ơi”,…
+ Hình ảnh ước lệ trong văn học dân gian được Tố Hữu dùng thật tự nhiên: “cây”, “núi”, “sông”, “nguồn”,…
Tất cả điều ấy làm nên tính nhạc phong phú cho bài thơ.
3. Bình luận ý kiến:
– Qủa thật, thơ Tố Hữu là “tiếng gọi đàn. Là tiếng nói của tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”. “Việt Bắc” đậm đà tính dân tộc.
– Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng, đánh giá được nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Tố Hữu .
III. Kết bài:
– Khẳng định lại ý kiến trên
Originally posted 2019-08-02 09:51:11.
Để lại một phản hồi