Bài giảng Chiếc Thuyền Ngoài Xa
Đề Bài: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.(dựa vào Bài giảng Chiếc Thuyền Ngoài Xa)
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
– Dẫn dắt: “ Một nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” ( Sê- khốp).Nguyễn Minh Châu là một nghệ sĩ như thế à luôn suy tư, trăn trở về con người, luôn khát khao khám phá “hạt ngọc” trong bề sâu tâm hồn con người.
– Nêu vấn đề: Hình tượng người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ nét quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho độc giả.
Thân bài: dựa vào Bài giảng Chiếc Thuyền Ngoài Xa
1.Giới thiệu khái quát:
-Nguyễn Minh Châulà nhà văn “ mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học thời hậu chiến. Sau 1980 thiên về cảm hứng thế sự với khuynh hướng đi tìm “vẻ đẹp khuất lấp” trong tâm hồn những con người bình thường trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
Liên quan: Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới
– Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là nhân vật trung tâm của tác phẩm, nhân vật góp phần thể hiện cái nhìn đa diện, đa chiều của nhà văn trong khám phá hiện thực cuộc sống.
- Cảm nhận về hình tượng người đàn bà hàng chài: ( Phân tích)
LĐ 1: Người đàn bà không tên: ( Cách giới thiệu nhân vật)
– Cách gọi phiếm định: mụ, chị ta, người đàn bà…= vô danh như bao người đàn bà vùng biển, tiêu biểu cho bao số phận nhỏ bé giữa cuộc đời.
à nhà văn đã mờ hóa tên tuổi nhân vật để tô đậm một số phận – những số phận như thế có thể dễ dàng gặp ở mọi nơi.
– Người đàn bà không tên nhưng là nhân vật có vị trí đáng kể: sự xuất hiện của chị làm cho câu chuyện “săn ảnh” của anh nghệ sĩ nhiếp ảnh được soi chiếu từ một góc nhìn khác – góc nhìn ở bề sâu bức tranh cuộc sống.
==> nhân vật có vai trò quan trọng trong sự phát triển mạch truyện.
LĐ 2: Người đàn bà xấu xí, lam lũ: ( Ngoại hình)
– Ngoại hình xấu xí, thô kệch: trạc ngoài bốn mươi, rỗ mặt, hình dáng thô kệch ( thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch).
– Người đàn bà hiện ra với vẻ bề ngoài lam lũ của người đàn bà vùng biển:
+ Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt và dường như buồn ngủ à in dấu nhọc nhằn, lam lũ
+ Chi tiết : “ tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”
==> nhân vật được miêu tả chân thật đến từng chi tiết – thật đến nỗi như người đàn bà từ chiếc thuyền lưới vó bước thẳng và trang viết của nhà văn = vất vả, cơ cực in dấu trên hình hài người đàn bà vùng biển.
Liên quan: Mở bài kết bài chiếc thuyền ngoài xa hay đừng hỏi
LĐ 3: Người đàn bà bất hạnh ( Số phận)
– Bất hạnh đầu tiên là con gái mà không có nhan sắc : chị tự kể về mình: từ nhỏ tuổi, tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa.
– Khát vọng hạnh phúc và duyên phận hẩm hiu: lớn lên không có ai yêu, có mang với anh con trai hàng chài sống ngoài phá rồi thành vợ chồng…
– Cuộc sống mưu sinh trên biển cơ cực, vất vả, lam lũ, bấp bênh:
+ Không gian sống: thuyền vó lênh đênh trên mặt phá mênh mông…
+ Thực tế : vất vả, tần tảo mưu sinh mà vẫn nghèo đói ( những lúc biển động suốt hàng tháng, cả nhà toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…)
– Không chỉ cực khổ, vất vả mà chị còn là nạn nhân thường xuyên của những trận đòn tàn bạo: “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” à bị chà đạp tàn nhẫn.
==> ngòi bút nhà văn đầy day dứt, xót xa khi tái hiện một số phận đầy bi kịch.
LĐ 4: Người đàn bà với vẻ đẹp bên trong tâm hồn ( Phẩm chất, tính cách):
– Người đàn bà vị tha:
+ Đối với chồng: dù bị ngược đãi, vẫn cố chịu đựng vì hiểu nỗi khổ của chồng ( bởi nghèo, con cái nheo nhóc, không gian sống tù đọng…) à cố bênh vực cho chồng trước vị chánh án tòa án huyện, nhận lỗi về mình ( cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật).
Liên quan:
+ Đối với con: chịu đựng những trận đòn chồng không than van, chỉ xin “ đưa lên bờ mà đánh”à không muốn làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ = nhận hết khổ đau về mình.
– Người đàn bà với lòng thương con vô bờ bến:
+ ý thức là sống cho con, vì con = tự nguyện buộc đời mình vào người đàn ông vũ phu là vì con ( Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được)
+ chấp nhận những trận đòn thô bạo như một phần đời của mình vì sự tồn tại của một gia đình, vì cuộc sống của các con. = chị chấp nhận như là thiên chức của người phụ nữ “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”
—> thương con, hi sinh cho con là bản tính muôn đời của người phụ nữ ( Như người mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con – suốt đời im lặng – Tố Hữu)
+ đau đớn khi con chứng kiến cảnh bố đánh mẹ: nước mắt người mẹ không bởi nỗi đau thể xác mà do nỗi đau tinh thần, chị vái lấy vái để đứa con như là lời nhận lỗi.= lòng thương con của một người mẹ tội nghiệp.
+ bảo vệ con: chị gửi con lên rừng cho bố mình nuôi “ sợ thằng bé có thể làm điều gì dại dột đối với bố nó” = không để con vì thương mẹ mà phạm sai lầm, trái đạo lí à chiều sâu của lòng thương con ở một người mẹ tội nghiệp.
==> Tình mẫu tử vút lên trên cái nền cuộc sống cơ cực, đầy ngang trái.
– Người đàn bà ít học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời:
+ từ chối bỏ chồng: lí lẽ của một người từng trải ( Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc…), gia đình vạn chài cần có cái cột buồm vững chải để chống chọi với phong ba – đó là người đàn ông ( là bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…) à lí lẽ của một người mẹ bảo vệ cái gia đình cho đàn con của mình (cần một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi đặng một sắp con)….
+ cái nhìn thâm trầm, thấu suốt lẽ đời, có trước có sau: nhìn về quá khứ, tìm về những gì tốt đẹp vốn đã có ở người chồng ( Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi)…
+ biết chắt chiu những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị trong cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn, bất hạnh: vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…. vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ…à hạnh phúc giản dị mà rất thực.
Liên quan: Sơ đồ tư duy Chiếc thuyền ngoại xa ngắn gọn dễ hiểu
==> Cái nhìn đa chiều của nhà văn phát hiện: đằng sau cái vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch, lấm láp là “chất ngọc” long lanh trong tâm hồn = nhân hậu, bao dung, rất mực yêu thương con, giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh, sống nghĩa tình.
- Đánh giá:
– Nhân vật với “ vẻ đẹp khuất lấp” được khắc họa rất chân thực, rất đời để lại nhiều ấn tượng và xúc động cho người đọc à quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu : không thể nhìn con người một cách đơn giản, nhà văn phải phấn đấu để đào xới bản chất con người, khám phá “hạt ngọc” long lanh đằng sau cái lấm láp, bụi bẩn của đời thường.
– Người đàn bà trong tác phẩm là một nhân vật đầy cảm hứng của nhà văn.
à số phận của người phụ nữ ấy được đặt trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt của cuộc sống = bão tố của thiên nhiên, sóng gió của cuộc đời luôn rình rập và đe dọa, con người vượt lên những nghịch lí để sống thật nhân văn.–> nhân vật của Nguyễn Minh Châu không hề dễ dãi.
– Nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa đã góp thêm vào kho tàng văn học Việt Nam một chân dung người phụ nữ với vẻ đẹp rất nữ tính.
III. Kết bài:
– Nhân vật như nhắc nhở mỗi chúng ta đừng quên đâu đó những góc khuất của cuộc đời vẫn còn bao nghịch lí, còn bao số phận đau khổ
– đặt vấn đề: chừng nào con người chưa thoát khỏi đói nghèo sẽ còn bao số phận khổ đau – phải cải tạo hoàn cảnh, mới có thể giải thoát con người thoát khỏi tăm tối, đau khổ.
Originally posted 2019-08-02 11:00:11.
Để lại một phản hồi