Soạn văn Lầu hoàng hạc Nỗi oán của người phòng khuê Khe chim kêu

Soạn văn Lầu hoàng hạc Nỗi oán của người phòng khuê Khe chim kêu

Soạn văn Lầu hoàng hạc Nỗi oán của người phòng khuê Khe chim kêu giúp học sinh hiểu được chủ đề, cảm hứng chủ đạo và nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.

Tham khảo: Giáo án phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiếp theo ngắn gọn nhất

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: Đọc thêm: Lầu Hoàng Hạc; Nỗi oán của người phòng khuê; Khe chim kêu

Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học

Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học (Soạn văn Lầu hoàng hạc)

1. Về kiến thức (Soạn văn Lầu hoàng hạc lớp 10)

Hiểu được chủ đề, cảm hứng chủ đạo và nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.

2. Về kĩ năng

Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu giá trị của tác phẩm thơ trữ tình

3. Thái độ, phẩm chất

          – Thái độ: Có tình yêu, sự ngưỡng mộ với những danh lam thắng cảnh

          – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4. Phát triển năng lực

  – Năng lực chung:

Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

   – Năng lực riêng:

Năng lực tự học, hợp tác:

Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.  

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Soạn văn Lầu hoàng hạc)

Hoạt động của GV -HS   Nội dung cần đạt  
Hoạt động 1: Khởi động
B1: GV giao nhiệm vụ:
+ Trình chiếu tranh ảnh về văn hoá đời nhà Đường và hình ảnh các nhà thơ .
+ Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả thơ nước ngoài + Lắp ghép tác phẩm với tác giả
B2:  HS thực hiện nhiệm vụ:
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
B4:  GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Thời thịnh Đường, Trung Quốc là một một nước giàu mạnh, thái bình, an lạc. Thơ Đường cũng rất phát triển.Tiết học này chúng ta sẽ biết đến ba nhà thơ thông qua hai bài thơ Lầu hoàng Hạc, Khuê oánĐiểu minh giản.
 
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Lầu Hoàng Hạc.
– Mục tiêu: Giúp học sinh:
+Hiểu được chủ đề, cảm hứng chủ đạo và nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
+Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu giá trị của tác phẩm thơ trữ tình
– Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
– Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc cá nhân
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu Hs
– Tìm hiểu tiểu dẫn và khái quát những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
– Nội dung bốn câu thơ đầu: Nhìn cảnh vật gợi lên tâm sự gì của nhà thơ
– Giới thiệu về không gian, tên lầu Hoàng Hạc và định vị thời gian?
– Vẻ đẹp hiện lên như thế nào? Cảnh và tâm trạng nhà thơ có gì đối lập? Vì sao? (cảnh có đẹp nhưng người vẫn buồn) – Bài thơ gợi lên những suy tư và tâm sự gì của nhà thơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận,
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức            
2. Nỗi oán của người phòng khuê.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc tiểu dẫn
HS đọc bài thơ
-Người thiếu phụ hiện lên như thế nào? Điều này có gì đối lập với tiêu đề?
– Hình ảnh dương liễu có tác động gì tới tâm trạng của người thiếu phụ? Vì sao? Người thiếu phụ hối hận điều gì?
– Nêu nghệ thuật của bài thơ? Ý nghĩa của văn bản
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức            
3. Khe chim kêu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc tiểu dẫn
HS đọc bài thơ
– Đêm xuân ntn? Cảm nhận của nhà thơ trước thiên nhiên?
-Nêu nghệ thuật của bài thơ? Ý nghĩa của văn bản
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức:
1. Lầu Hoàng Hạc.
a. Tác giả: Thôi Hiệu (704- 754), quê ở Biện Châu – Trung Quốc, là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, hiện còn hơn 40 bài thơ
b. Hoàn cảnh sáng tác
– Lầu Hoàng Hạc – 1ngôi lầu có thật, nay thành điểm du lịch của Trung Quốc.
– Nhân chuyến thăm Lầu Hoàng Hạc , cảm tác trước cảnh thực tại, tác giả sáng tác bài thơ
c. Đọc – hiểu.
* Bốn câu đầu:
– Viết về Lầu Hoàng Hạc nhưng không tả cụ thể ngôi lầu, mà chủ yếu tả cảnh xung quanh: Mây trắng, bãi cỏ anh vũ, hàng cây Hán Dương -> ẩn chứa dụng ý tác giả.
–  Có sự đối lập:
+ Thời gian: Xưa >< nay.
+ Cảnh vật: Thực >< ảo
-> Khung cảnh đất trời và cảm xúc về cái vĩnh cửu. Tứ thơ được tạo thành từ sự liên tưởng lầu Hoàng Hạc và chim, mây trắng ngàn năm và hạc vàng muôn thuở, cái mất và cái còn. Điều đó thể hiện vẻ đẹo của lầu Hoàng Hạc và những suy tư sâu lắng của nhân vật trữ tình.
* Bốn câu cuối:
– Tất cả cảnh – cảnh nay, cảnh xa cảnh gần, cảnh thực (thấy được), cảnh hư (trong tâm tưởng)…cảnh nào cũng đẹp; nhưng tất cả cảnh đều khiến lòng người buồn
– Đó là nỗi lòng thương nhớ quê hương. Nhà thơ trở về với cuộc đời thực với dòng sông, khói sóng, … Tất cả gợi nhớ về một quê hương thân thương trong xa cách
-> Thôi Hiệu đứng trước lầu Hoàng Hạc mà dựng lên một lầu Hoàng Hạc trong tâm tưởng. Lầu Hoàng Hạc trở thành một minh chứng: cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn Nghệ thuật: Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ
2. Nỗi oán của người phòng khuê
a. Tác giả :
– Vương Xương Linh (698 ?- 757), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An, Trung Quốc.
– Là nhà thơ nổi tiếng thời Đường
b. Tác phẩm :
– Hiện còn 186 bài thơ  
– Nội dung thơ đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên ải, nỗi oán hơn của người cung nữ, nỗi sầu hận của người thiếu phụ.
c.  Đọc – hiểu.  
Câu 1: ” Bất tri sầu”- không biết buồn -> vô tư vì tuổi trẻ, vì chung giấc mộng công danh với chồng, vì hi vọng chồng được phong hầu, ban tước sau này.
– Ngày xuân nàng trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu cao để thưởng ngoạn cảnh xuân. Tâm lí nhân vật, không gian và thời gian có sự hài hòa tuyệt đối.  
Câu 2: “Hốt kiến” – Dương liễu sắc, hình ảnh cây liễu gợ sự li biệt. Bao cảm xúc liên tưởng, hồi ức dấy lên. Nàng nhớ lại phút chia tay và ngẫm bao ngày tháng sống trong cô đơn, nghĩ tới tuổi xuân dần qua, những gì rủi ro mà chồng mình có thể gặp để từ đó tự oán mình, lên án chiến tranh phong kiến.
Câu 3: Qua diễn biến tâm trạng của người thiếu phụ, nhà thơ đã góp thêm một tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh phi nghĩa khiến vợ chồng phải chia li không biết đến bao giờ gặp lại.
3. Khe chim kêu
a. Tác giả: (Sgk)
b. Đọc – hiểu  bài thơ.
– Tả cảnh đêm trăng xuân trong khe núi. Cái đặc sắc là lấy động tả tĩnh.
* Câu 1: Hoa quế li ti, rụng khe khẽ mà người cũng nghe được chứng tỏ đêm phải rất yên tĩnh và lòng người cũng phải rất yên tĩnh tập trung thì mới có thể nghe được âm thanh cực nhỏ ấy.
– Đó là sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên của tâm hồn. Trong đêm xuân thanh tĩnh, nhà thơ đã hoà cảm với thiên nhiên, nghe được tiếng rơi của hoa quế.
* Câu 2: Tiếng đêm xao động tâm hồn binh yên. Trăng lên làm “kinh sơn điểu”. Cái tĩnh lặng của đêm được cảm nhận qua tiếng động của những âm thanh khẽ khàng. Bởi trăng lên làm gì có tiếng động thế mà lại làm cho chim núi sợ hãi.
-> Lấy động tả tĩnh.  
Hoạt động 3: Luyện tập (Soạn văn Lầu hoàng hạc)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Sưu tầm các câu thơ miêu tả tình yêu quê hương, đất nước của các nhà thơ thời Đường?  
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.  
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Gợi ý:
– Mạnh Hạo Nhiên Phiên âm: Xuân hiểu
Xuân miên bất giác hiểu
Xứ xứ văn đề điểu
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu!  
Dịch thơ: Buổi sáng mùa xuân Phạm Đình Nhân Dịch 2006
Tỉnh giấc xuân trời sáng,
Tiếng chim hót nơi nơi,
Suốt đêm mưa gió thét,
Hoa rụng biết bao rồi!  
THÔI ĐỒ Phiên âm: Xuân tịch lữ thứ
Thủy lưu, hoa tạ, lưỡng ô tình,
Tống tận đông phong quá Sở thành.
Hồ điệp mộng trung gia vạn lý,
Đỗ quyên chi thượng nguyệt tam ca.
Cố viên thư động kinh niên tuyệt,
Hoa phát xuân thôi lưỡng mấn sinh.
Tự thị bất quy, quy tiện đắc,
Ngũ hồ yên cảnh hữu thuỳ tranh?  
Dịch thơ : Đêm xuân xa nhà Phạm Đình Nhân Dịch 2007
Hoa trôi nước chảy khéo vô tình,
Nhờ gió đông đưa tận Sở thành.
Giấc điệp mơ nhà xa vạn nẻo,
Đầu cành quyên hót nguyệt ba canh.
Thư nhà đã vắng tròn năm lẻ,
Hoa đón xuân cùng tóc bạc nhanh.
Không về, về cũng do mình quyết,
Mây khói Ngũ Hồ đẹp tựa tranh  
Hoạt động 4: Vận dụng (Soạn văn Lầu hoàng hạc)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Từ bài thơ Lầu Hoàng Hạc, hãy sưu tầm câu truyện kể về ngôi lầu này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức  
Gợi ý:
– Theo sách “Liệt tiên toàn truyện” của Vương Thế Trinh đời Minh, có chuyện kể rằng: Xưa có một người họ Tân,bán rượu ở chân núi Hoàng Cốc kiếm sống qua ngày. Một hôm có có đạo sĩ già ăn mặc rách rưới đến xin rượu uống. Anh bán rượu  nghèo tốt bụng, thấy ông lão đáng thương, bèn cho rượu uống. Từ đấy, ngày nào đạo sĩ cũng đến xin rượu. Một hôm, đạo sĩ từ biệt anh bán rượu, nói: “Một năm qua, ngày nào anh cũng cho rượu uống, chẳng có gì đền đáp. Lão có con hạc quí, tặng anh để tỏ lòng biết ơn”. Nói rồi ông lấy vỏ cam vẽ lên tường một con hạc, dặn: “Chỉ cần anh vỗ tay là hạc sẽ bay ra nhảy múa, mua vui cho khách”. Dứt lời, đạo sĩ biến mất.
– Anh bán rượu làm theo, quả nhiên có hạc vàng bay ra nhảy múa. Từ đấy, khách uống rượu hiếu kì kéo đến rất đông, chẳng bao lâu, anh trở nên giàu có. Bỗng một hôm đạo sĩ quay lại nói: “Mười năm qua, tiền anh kiếm được chắc đã đủ trả chỗ rượu anh cho lão uống?”. Rồi, ông rút cây sáo thần thổi lên một khúc, gọi hạc vàng bay ra, cưỡi hạc bay đi mất. Vì thế, về sau, căn lầu xây ở nơi này được mang tên Hoàng Hạc  
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giá trị phong phú về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của thơ Đường qua ba bài thơ trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Gợi ý:
Giá trị nội dung
– Phong phú về đề tài.
– Thể hiện những tình cảm đẹp, những giá trị nhân bản của con người: tình yêu quê hương, tình cảm nhân đạo (oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đồng cảm với khát vọng hạnh phúc của con người), khẳng định bản lĩnh của con người trước mọi đổi thay của cuộc đời.
Giá trị nghệ thuật
– Ngôn ngữ: hàm súc, tinh tế.
– Nghệ thuật đặc sắc: lấy hình gợi âm, lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình…

Xem thêm: Giáo án Vận nước Cáo tật thị chúng Hứng trở về

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-13 23:35:20.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*