Giáo án Vận nước Cáo tật thị chúng Hứng trở về

Giáo án Đọc thêm Vận nước - Cáo tật thị chúng - Hứng trở về

Giáo án Vận Nước giúp học sinh nắm được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học thời Lí – Trần.

Tham khảo: Giáo án Ca dao hài hước lớp 10 đầy đủ nhất (Giáo án Vận nước)

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: ĐỌC THÊM: VẬN NƯỚC ; CÁO TẬT THỊ CHÚNGHỨNG TRỞ VỀ

Hình thức dạy:Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS: Giáo án Vận nước

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học (Giáo án Vận nước)

  • Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học thời Lí – Trần.

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

1. Về kiến thức (Giáo án Vận nước)

          – Nắm được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học thời Lí – Trần.

2. Về kĩ năng (Giáo án Vận nước)

a. Về kĩ năng chuyên môn

          – Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại.

b. Về kĩ năng sống

          – Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ, phẩm chất

          – Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước.

          – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực (Giáo án Vận nước)

          – Năng lực chung:

          + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

          – Năng lực riêng:

          + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

          + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

        + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…        

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Giáo án Vận nước)

Hoạt động của GV- HS   Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Kể tên và đọc thuộc các tác phẩm thơ văn thời Lý – Trần mà em biết ?
Nhóm nào kể được nhiều tác phẩm và đọc thuộc sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức GV dẫn dắt vào bài mới:Trong chương trình Ngữ văn 10, các em đã được làm quen với một số tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu. Bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em đọc thêm một số tác phẩm khác để thấy được những đóng góp của văn học thời Lí Trần cho lịch sử văn học nước nhà.
Các tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt  
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải   Ðoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan Thái bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử giang san  
Hạnh Thiên Trường hành cung – Trần Thánh Tông  
Trăng vô sự chiếu người vô sự
Nước ngậm thu lồng trời ngậm thu Bốn bề đã yên nhơ đã lắng
Chơi năm nay thú vượt năm xưa  
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm “Quốc tộ” của Pháp Thuận
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về thiền sư Pháp Thuận.
Nhóm 2: Nêu những nét khái quát về tác phẩm “Quốc tộ”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
I. “Vận nước” – Đỗ Pháp Thuận            1.Tìm hiểu chung:
– Pháp Thuận (915 – 990) là nhà sư, sống ở thời tiền Lê.
– Có kiến thức uyên bác, có tài thơ văn.
– Được vua Lê Đại Hành tin dùng, kính trọng.
– Nhà vua muốn hỏi ông về vận nước và ông đã trả lời bằng bài thơ này.  
– Đây là bài thơ đầu tiên có tên tác giả, được viết bằng chữ Hán.
2. Hướng dẫn đọc thêm
 Nội dung :
a. Hai câu đầu
* Câu 1:
Tộ: phúc, vận may.
Quốc tộ: vận may, thời cơ thuận lợi của đất nước.
– Hình ảnh so sánh:
Vận nước như dây mây leo quấn quýt. ” Vừa nói lên sự bền chặt, vững bền, vừa nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của vận nước. ” Sự phức tạp, nhiều mối quan hệ ràng buộc mà vận nước phụ thuộc. Đặt câu thơ vào hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ: cuộc sống thái bình thịnh trị đang mở ra, tuy còn có nhiều phức tạp nhưng sự vận động tất yếu của vận nước là đang ở thế đi lên sau chiến thắng quân Tống năm 981.
* Câu 2: Kỉ nguyên mới của đất nước: cuộc sống thái bình, thịnh trị đang mở ra.
=> Hoàn cảnh của đất nước được nói đến ở hai câu đầu: cuộc sống thái bình thịnh trị mở ra, đất nước đang ở thế vững bền, phát triển thịnh vượng, dài lâu.
=>Tâm trạng của tác giả: phơi phới niềm vui, tự hào, lạc quan, tin tưởng vào vận mệnh của đất nước.
a. Hai câu sau:
Vô vi: Không làm gì (nghĩa đen)
– Cư: Cư xử, điều hành
– Điện các: Cung điện- nơi ở và làm việc của vua chúa” hình ảnh hoán dụ chỉ vua chúa.
– Cư điện các: Nơi triều chính điều hành chính sự ” Đường lối trị nước: Thuận theo tự nhiên, dùng phương sách đức trị để giáo hóa dân, đất nước sẽ được thái bình, thịnh trị, không còn nạn đao binh, chiến tranh.
– Điểm then chốt của bài thơ: Thái bình. Vận nước xoay quanh 2 chữ thái bình, đường lỗi trị nước cũng hướng tới thái bình, nguyện vọng của con người cũng là hai chữ thái bình ” Truyền thống tốt đẹp của dân tộc: nhân ái, yêu chuộng hoà bình.  
Tiểu kết:
– Từ niềm tin tưởng, lạc quan vào vận mệnh vững bền, thịnh vượng, phát triển dài lâu của đất nước, tác giả đã khuyên nhủ nhà vua đường lối trị nước thuận theo tự nhiên, dùng phương sách đức trị để giáo hóa dân, giữ vững nền thái bình cho đất nước.
– Bài thơ còn cho thấy ý thức trách nhiệm, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của tác giả, khát vọng và truyền thống yêu hòa bình của người Việt Nam.
Nghệ thuật : Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh so sánh  
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Cáo tật thị chúng” của Mãn giác thiền sư.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.  
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 3 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Nêu những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ.?
Nhóm 2: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
II. Cáo tật thị chúng (Cáo bệnh, bảo mọi người) – Mãn Giác thiền sư.
1. Nội dung :
a. Bốn câu đầu:
* Hai câu đầu:   
Xuân qua – trăm hoa rụng.   
Xuân tới – trăm hoa tốt tươi.
” Quy luật vận động, biến đổi. ” Quy luật sinh trưởng. ” Quy luật tuần hoàn: sự vận động, biến đổi, sinh trưởng của tự nhiên là vòng tròn tuần hoàn.
– Nếu đảo trật tự câu 2 lên trước câu 1( xuân tới ” xuân qua, hoa tươi ” hoa rụng) thì chỉ nói được sự vận động của một mùa xuân, một kiếp hoa trong một vòng sinh trưởng – hủy diệt của sự vật. Đồng thời cái nhìn của tác giả sẽ đọng lại ở sự tàn úa ” bi quan.
– Cách nói: xuân qua ” xuân tới, hoa rụng ” hoa tươi ” gợi mùa xuân sau tiếp nối mùa xuân trước, kiếp sau nối tiếp kiếp trước, gợi được vòng bánh xe luân hồi. Nó cho thấy tác giả nhìn sự vật theo quy luật sinh trưởng, phát triển, hướng tới sự sống ” cái nhìn lạc quan.
* Câu 3- 4:
– Hình ảnh “mái đầu bạc”” hình ảnh tượng trưng cho tuổi già.
– Mối quan hệ đối lập:  Câu 1-2 >< Câu 3-4
rụng – hoa tươi >< Việc đi mãi – tuổi già đến Thiên nhiên tuần hoàn >< Đời người hữu hạn.
– Quy luật biến đổi của dời người: sinh – lão- bệnh – tử ” hữu hạn, ngắn ngủi.
– Tâm trạng của tác giả:
+ Nuối tiếc, xót xa nhưng ko bi quan, yếm thế vì nó ko bắt nguồn từ cái nhìn hư vô với cuộc đời con người như quan niệm của nhà Phật mà bắt nguồn từ ý thức cao về sự hiện hữu, sự tồn tại có thực của đời người, ý thức cao về ý nghĩa, giá trị sự sống người.
+ Ẩn sau lời thơ là sự trăn trở về ý nghĩa sự sống của một con người nhập thế chứ ko phải của một thiền sư xuất thế ” ngầm nhắc nhủ con người về ý nghĩa sự sống, thái độ sống tích cực.
b. Hai câu cuối:
– Không phải là tả cảnh thiên nhiên mà mang ý nghĩa biểu tượng nên nó ko mâu thuẫn với câu đầu.
– Hình ảnh một cành mai – hình ảnh biểu tượng: “Vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt và vượt lên trên sự phàm tục. ” Niềm tin vào sự sống bất diệt của thiên nhiên và con người, lòng lạc quan, yêu đời, kiên định trước những biến đổi của thời gian, cuộc đời.
=>Tiểu kết: Bài thơ thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về quy luật vận động của tự nhiên và đời người. Tuy nuối tiếc, xót xa trước sự hữu hạn của đời người bên cạnh vòng tròn tuần hoàn bất diệt của tự nhiên nhưng tác giả vẫn bộc lộ niềm tin tưởng vào sự sống bất diệt của tự nhiên và con người, nhắc nhủ con người về ý nghĩa sự sống, thái độ sống tích cực.
Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm Hứng trở về
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Trung Ngạn?
Nhóm 2: Nêu những nét khái quát về tác phẩm “Hứng trở về” ? Nhóm 3: Phân tích nỗi nhớ quê hương của tác giả.
Nhóm 4: Lòng yêu nước được tác giả thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức                                                           
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Trung Ngạn
– Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) quê ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
– Làm quan đến chức thượng thư.
– Tác phẩm còn lại: Giới Hiên thi tập.
2. Bài thơ “Hứng trở về”
– Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đi sứ ở Giang Nam, Trung Quốc.
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Nỗi nhớ quê hương chân thực, bình dị qua lòng yêu nước sâu sắc
– Cách nói tự nhiên, chân thực: dâu, tằm, hương lúa, đồng nội, cua đồng béo ngậy
=> những hình ảnh dân dã, quen thuộc gợi lên nỗi nhớ da diết nhất
– Hình ảnh: cuộc sống phồn hoa nơi đất khách
+ Càng làm nhà thơ nhớ thương quê nhà nghèo khổ
+ Những hình ảnh dân dã, quen thuộc làm xúc động lòng người vì cảm xúc chân thực, tự nhiên.
2.Lòng yêu nước qua niềm tự hào về đất nước:
– Những hình ảnh bình dị, mộc mạc: dâu, tằm, hương lúa, đồng nội, cua đồng
– Lòng yêu nước kín đáo qua việc tự hào về cuộc sống thanh bình nơi thôn dã.
– Cách nói đối lập: “bần diệc hảo” (nghèo vẫn tốt),
– Tự hào về làng quê tuy nghèo vật chất nhưng giàu nghĩa tình
–  Kiểu câu khẳng định: “Giang Nam tuy lạc bất như quy” (Dầu vui đất khách chẳng bằng về)
=> Đất khách quê người tuy sung sướng nhưng chẳng bằng về ở tại quê nhà.  
Hoạt động 3: Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Qua việc tìm hiểu ba bài thơ, em hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của thơ văn thời Lý – Trần?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
Gợi ý:
– Văn học thời kỳ này viết bằng chữ Hán là chủ yếu.
– Mang nặng hệ ý thức Phật giáo, phản ánh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.  
– Thể hiện lòng yêu mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp.      
Hoạt động 4: Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Lấy dẫn chứng các câu thơ miêu tả tình yêu quê hương, đất nước của các nhà thơ thời Lý – Trần? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.        
Gợi ý:
– Vua Trần Nhân Tông, với những câu thơ hào sảng:  Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu  (Đất nước hai phen chồn ngựa đá / Non sông nghìn thuở / vững âu vàng),  – Vua Trần Nhân Tông, ngoài những bài thơ thể hiện tinh thần hào sảng như đã nói, ông còn có những bài thơ rất trữ tình, viết về cảnh thiên nhiên ở nông thôn, nhất là vùng Thiên Trường, trong đó, đặc sắc nhất là bài Thiên Trường vãn vọng (Ngắm cảnh trời chiều ở Thiên Trường):  Thôn trước thôn sau mờ khói nhạt
Nắng chiều dường có lại như không  
Tiếng tiêu thánh thót trâu về xóm
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
– Phạm Sư Mạnh cũng có những câu thơ vào loại đặc sắc mang âm hưởng tự hào về đất nước quê hương, ví như hai câu kết của bài thơ Đề tháp Báo Thiên:  
Ta tới đây muốn dầm ngọn bút đề thơ nơi danh thắng
Giữ cả dòng sông xuân làm nghiên mực!.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chia lớp thành 3 nhóm  
GV yêu cầu hs ngâm ba bài thơ vừa học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ trả lời
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo sản phẩm
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.  
 
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.      

Xem thêm: Giáo án Ôn tập văn học dân gian Việt Nam lớp 10 hay nhất (Giáo án Vận nước)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-12 22:42:04.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*