Giáo án bài Nhàn lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết nhất

Soạn văn lớp 10 Nhàn

Giáo án bài Nhàn lớp 10 giúp học sinh hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tham khảo: Giáo án Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Giáo án bài Nhàn lớp 10 )

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: NHÀN (Giáo án bài Nhàn lớp 10 )

Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồmcác bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong ; Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (diễn kịch, thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học (Giáo án bài Nhàn lớp 10 )

  • Quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

1. Về kiến thức (Soạn văn lớp 10 nhàn)

          – Hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

          – Biết cách đọc một bài thơ kết hợp giữa trữ tình và triết lí có cách nói ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc.

2. Về kĩ năng (Giáo án bài Nhàn lớp 10 )

a. Về kĩ năng chuyên môn

          – Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại.

b. Về kĩ năng sống

          – Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ, phẩm chất (Giáo án bài Nhàn lớp 10 )

          – Thái độ: Trân trọng nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm, lựa chọn một cách sống tích cực.

          – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực

          – Năng lực chung:

          + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

          – Năng lực riêng:

          + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

          + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

          + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Giáo án bài Nhàn lớp 10 )

Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem phim tài liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Em hãy cho biết nội dung đoạn phim ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Gv dẫn dắt vào bài:Sống gần trọn thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái của xã hội phong kiến. Chính vì vậy, ông chán nản và lui về sống tại quê nhà với triết lí : “Nhàn một ngày là tiên một ngày”. Để hiểu thêm về quan niệm sống của ông, bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ “ Nhàn “.
   
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm “Nhàn”.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhóm 2: Nêu những nét khái quát về tác phẩm “Nhàn” (Thể thơ, bố cục, nhan đề).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức,  
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.  
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ đó cho em hiểu cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?
Nhóm 2: Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5,6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho em hiểu gì về cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Nhóm 3: Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”? Quan điểm của tác giả về “Dại”, “khôn” biểu hiện như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3,4.
Nhóm 4: Phân tích quan niệm sống, vẻ đẹp nhân cách của tác giả thể hiện trong hai câu thơ cuối.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
Gv gợi ý: Vua Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình bay đến Đại Hòe An quốc, được quốc vương nước ấy cho làm quận thú Nam Kha, tỉnh dậy thấy mình nằm trơ khắc dưới cành hòe phía nam, bên cạnh là tổ kiến chỉ có một con kiến chúa
Thao tác 3: Tổng kết
– Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Nhàn”,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
– Quê: Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
– Đỗ trạng nguyên năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc.
– Được phong tước Trình quân công, Trình Tuyền Hầu nên thường được gọi là trạng Trình.
– Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám tên lộng thần, vua không nghe, ông bèn cáo quan về quê dạy học.
– Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng nên ông được người đời suy tôn là Tuyết giang phu tử (Người thầy sông Tuyết) .
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều đình.
– Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. – Sự nghiệp:
+ Bạch Vân am thi tập (700 bài).
+ Bạch Vân quốc ngữ thi (170 bài).
2. Tác phẩm
– “Nhàn” là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
– Thể loại: thất ngôn bát cú.
– Bố cục:
+ Đề, thực, luận, kết.
+ Vẻ đẹp cuộc sống (Câu 1, 2, 5, 6) và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ (câu 3,4,7,8).
– Nhan đề bài thơ là do người đời sau đặt.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp cuộc sống
* Hai câu đầu:
– Một mai, một cuốc, một cần câu:
+ Kiểu ngắt nhịp 2/2/3 cùng với việc lặp lại liên tiếp số đếm 1 ở câu thứ nhất kết hợp với các danh từ chỉ công cụ lao động đã đưa ta trở về với cuộc sống chất phác, nguyên sơ của cái thời “tạc tỉnh canh điền” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn). Đồng thời, bộc lộ tâm trạng hồ hởi, tâm thế sẵn sàng với công việc của một “lão nông tri điền” đích thực.
– “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” => câu hỏi tu từ => trạng thái thảnh thơi, lựa chọn cuộc sống theo ý nguyện của riêng mình, bất chấp người đời có những lựa chọn khác mà theo họ, lựa chọn đó mới là đích đáng.
* Câu 5, 6:
– Sản vật:  Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
– Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao => Cuộc sống bình dị, quê mùa, dân dã, đạm bạc, thanh cao, trở về với tự nhiên, với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm.
2. Vẻ đẹp nhân cách
* Câu 3,4
– “Nơi vắng vẻ” : nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn.
– “Chốn lao xao”: chốn cửa quyền, con đường hoạn lộ.
– “Ta”: nhà thơ, chủ thể trữ tình; “người”: những kẻ tất bật đua chen vào chốn lao xao.
– “Dại” => tìm đến nơi vắng vẻ, nơi có thể tìm được sự tĩnh tại, thảnh thơi trong tâm hồn.
– “Khôn” => tìm đến con đường hoạn lộ, đến chốn cửa quyền, đến lợi danh. => Cách nói đối lập, ngược nghĩa: dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại. Với ông, cái “khôn” của người thanh cao là quay lựng lại với danh lợi, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung, hòa hợp với thiên nhiên.
* Câu 7,8
– “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” => sử dụng điển tích=> cuộc đời chẳng khác gì giấc mộng. Công danh, tiền của, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.
=> Cuộc sống nhàn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kết quả của một trí tuệ sâu sắc, sớm nhận ra sự vô nghĩa của công danh, phú quý, dám từ bỏ nơi quyền quý để đến nơi đạm bạc mà thanh cao.
III.Tổng kết (Soạn văn lớp 10 nhàn)
1. Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc nho sĩ qua đó tỏ thái độ ung dung, bình thản với lối sống “an bần lạc đạo” theo quan niệm của đạo nho.
2. Nghệ thuật: Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cách nói ẩn ý, nghĩa ng­ược, vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên mà ý vị của ngôn từ.  
Hoạt động 3: Luyện tập (soạn văn lớp 10 nhàn)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu câu hỏi: Cả bài thơ là triết lí, suy nghĩ của Bạch Vân cư sĩ về chữ Nhàn. Căn cứ vào những hiểu biết về thời đại cũng như về Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hãy cho biết do đâu mà Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống Nhàn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức      
Gợi ý:
– Từ Nguyễn Trãi cho đến Nguyễn Bỉnh Khiêm đều tìm về cuộc sống thanh đạm, hoà hợp vói tự nhiên nhưng nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Tuy gắn bó, hoà mình với cuộc sống nơi thôn dã nhưng xét đến cùng ông vẫn đầy trăn trở trong lòng về thời cuộc rối ren, về việc con người dễ sa ngã vào vòng danh lợi. Nhàn là lối sống tích cực, là thái độ của giới trí thức thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với thời cuộc để cố gắng giữ mình trong sạch, không bị cuốn vào vòng đấu giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến.Triết lý “nhàn dật” của Nguyễn Bỉnh Khiêm với hạt nhân “vô sự” chưa phải là giải pháp tối ưu để định hướng cho xã hội phát triển và đó cũng không phải là lối thoát của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI. Tuy nhiên, triết lý ấy đã thể hiện được nỗ lực cứu vãn xã hội của tầng lớp trí thức đương thời. Đó là điều đáng trân trọng.
Hoạt động 4: Vận dụng (soạn văn lớp 10 nhàn)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tìm đọc một số bài thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi”của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức  
1. Dại khôn
Làm người có dại mới nên khôn, 
Chớ dại ngây si, chớ quá khôn. 
Khôn được ích mình, đừng rẽ dại, 
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn. 
Khôn mà hiểm độc là khôn dại, 
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn. 
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại, 
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.
 
2. Khuyên đời
Mảng chê người ngắn, cậy ta dài;  
Hơn kém dù ai cũng mặc ai.
Mùi nọ có bùi không có ngọt;
Màu kia chày thấm lại chày phai. Đã hay phận định đành an phận; Dẫu có tài hơn chớ cậy tài. Quân tử ngẫm xem cơ xuất xứ; Ắt là khôn hết cả hoà hai.  
3. Điền viên thú bài 2
Tóc đã thưa, răng đã mòn, Việc nhà đã phó mặc dâu con. Bàn cờ cuộc rượu vầy hoa trúc, Bó củi cần câu trốn nước non. Nhàn được thú vui hay nấn ná, Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon. Chín mươi thì kể xuân đã muộn, Xuân ấy qua thì xuân khác còn  
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:
1. Trình bày xuất xứ, từ đó xác định văn tự của bài thơ.
2. Quan niệm về dại – khôn của tác giả trong bài thơ có gì đặc biệt? Qua đó, anh (chị) hiểu gì về nhân cách nhà thơ .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức  
Gợi ý:
1. Bài thơ nằm trong tập thơ Bạch Vân Quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm (Quốc âm)
2. Quan niệm về dại – khôn của tác giả:
– Dại: “tìm nơi vắng vẻ” – nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.
– Khôn: “đến chốn lao xao” – chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt.
=> Thực chất đó là một cách nói ngược: khôn mà khôn dại/ dại mà dại khôn của tác giả. Qua đó cho thấy trí tuệ sắc sảo và nhân cách cao quý, không màng danh lợi của nhà thơ.  

Xem thêm: Giáo án Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ Văn 10 (Giáo án bài Nhàn lớp 10 )

5/5 - (2 bình chọn)

Originally posted 2020-03-12 22:32:52.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*