Bài giảng Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm ngắn gọn
ĐỀ BÀI: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện như thế nào qua đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm?
I. MỞ BÀI:
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất trí tuệ, sâu lăng suy tư, cảm xúc nồng nàn, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Trường ca: “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971. Viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường để đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Tư tưởng Đất nước của Nhân dân là tư tưởng chủ đạo, chi phối cả Nội dung và Hình thức của đoạn thơ.
II. THÂN BÀI: dựa vào Bài giảng Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm
1. NKĐ đã dùng một “Đất Nước của ca dao thần thoại” như chiếc cầu bối để đưa người đọc tới chân lí “Đất Nước của Nhân dân”. Đoạn thơ đầy ắp những hình ảnh, chi tiết đời thường, đặc biệt là chất liệu rút ra từ kho tàng văn học dân gian (ca dao, thành ngữ, tục ngữ, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, phong tục tập quán…), tạo cho đoạn thơ một không gian nghệ thuật vừa gần gũi, quen thuộc, vừa kì diệu, bay bổng, kết tinh từ tâm hồn, trí tuệ của nhân dân. Đó là biểu hiện cho chiều sâu tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong cảm hứng sáng tác của nhà thơ.
Liên quan: Giáo Án bài Đất Nước của Nguyễn Khóa Điềm ngữ văn 12
2. Trường ca “MĐKV” được NKĐ sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên nhằm thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, với đất nước của tuổi trẻ VN trong những ngày sục sôi đánh Mĩ. Nhà thơ đã chọn một hình thức dễ đi vào lòng người đọc: người con trai trò chuyện với người con gái, kết cấu của đoạn thơ có vẻ phóng túng, tự do nhưng ở mỗi phần, tác giả bám rất chắc vào tư tưởng cố lõi: “Đất Nước của Nhân dân”. Tư tưởng này được nhìn nhận trên nhiều chiều, nhiều bình diện: Chiều dài lịch sử, chiều rộng không gian địa lí, chiều sâu văn hóa, phong tục, đời sống tâm hồn của dân tộc. Bình diện ấy được thể hiện xoay quanh tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của nhân dân”.
a/ Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” giúp NKĐ có những cảm nhận độc đáo về đất nước ở chiều dài thời gian Lịch sử: “Thời gian đằng đẵng”.
– Nghĩ về sự hình thành của ĐN, NKĐ không nhắc đến các sử liệu mà nhắc đến một ĐN có từ lâu đời, gắn bó thật bình dị, tha thiết, gần gũi với cuộc sống của mỗi người Việt Nam. Đó là biểu hiện chiều sâu của một ĐN trường tồn trong đời sống của Nhân dân.
+ Đất nước có trong những câu chuyện huyền thoại mà me, mà bà thường kể cho ta nghe từ cái thuở nằm nôi. Những câu chuyện “ngày xưa” mà thuở ấy “mẹ thường hay kể”.
“Khi ta lớn lên….mẹ thường hay kể”
Đất Nước là một giá trị vĩnh hằng, bền vững được tạo nên, được bồi đắp nên qua nhiều thế hệ, được nối truyền từ đời này sang đời khác.
+ Đất nước gắn liền với những thuần phong mĩ tục, lối sông tình nghĩa, thủy chung của ông cha ta từ ngàn xưa.
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”; “Tóc mẹ…gừng cay muối mặn”
Khi nào tục ăn trầu, bới tóc của người Việt trở thành phong tục, tập quán của nhân sân, từ khi nào con người Việt Nam đề cao lối sống ân nghĩa, ân tình, thì “Đất Nước có từ ngày đó”.
+ Lịch sử ngàn đời của dân tộc còn gắn liền với truyền thống yêu nước, lao động cần cù của con người Việt Nam.
“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
“Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
Đất nước lớn lên trong quá trình chiến đấu, bảo vệ bờ cõi của dân tộc, trong lao động cần cùa qua bao thế hệ.
– Nghĩ về “bốn nghìn năm Đất Nước”, NKĐ không nhắc đến các triều đại, tên tuổi của các anh hùng mà nhấn mạnh vai trò vĩ đại của vô vàn những con người vô danh, bình dị:
“Có biết bao người con gái, con trai
…
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp lao động xây dựng đất nước, biết bao người đã hi sinh, đã sống hết mình, chết cũng hết mình vì non sông, đất nước, họ là những con người vô danh, bình dị “Không ái nhớ mặt đặt tên- Nhưng họ đã làm ra đất nước”
Liên quan: Mở bài kết bài bài thơ Đất Nước hay nhất
b/ Từ quan niệm Đất nước của Nhân dân, NKĐ có những phát hiện sâu và mới khi cảm nhận đất nước ở phương diện Không gian địa lí.
– Nhà thơ giúp người đọc nhận thấy đất nước vừa là một ý niệm thiêng liêng, vừa là một hiện hữu cụ thể, rõ ràng, thân thuộc, gắn bó với cuộc sống mỗi người.
“Đất là nơi anh đến trường- Nước là nơi em tắm;
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”
+ Con đường ta đến trường, bến nước nơi ta tắm, mảnh đất ta sinh ra và lớn lên, đó là đất nước.
+ Đất nước là không gian hò hẹn, nhớ nhung của tình yêu đôi lứa: “Đất Nước là nơi ta hò hẹn – Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
+ Đất nước còn là không gian bao la, rộng lớn của núi rừng, sông biển giàu đẹp mà thuở nào đã đi sâu vào lời ca thân thuộc của người dân xứ Huế, nói lên ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của con người: “Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”- Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””
+ Đất nước còn là không gian sinh tồn thiêng liêng của cộng đồng dân tộc, đoàn kết qua bao thế hệ: “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”
– Nhìn thắng cảnh từ Bắc vào Nam, tác giả không nhìn cái dáng bên mà mà đào xới vào lớp “trầm tích” bên trong để phát hiện ra sự “hóa thân” của nhân dân trong từng thắng cảnh: “những người vợ nhớ chồng” tạo thành “những núi Vọng Phu”; “cặp vợ chồng yêu nhau” làm thành “hòn Trống Mái”; “người học trò nghèo” góp nên “núi Bút, non Nghiên”; “những người dân” vô danh nào đó đã lặng lẽ góp nên những cái tên “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,..”
NKĐ không lặp lại thói quen cảm nhận đất nước như một “bức tranh họa đồ” mà chú ý thật nhiều đến tên gọi của chúng.
+ Trong con mắt của nhà thơ, mỗi danh thắng không chỉ là một nét vẽ điểm tô vào “bức tranh họa đồ” của đất nước mà còn ẩn chứa bao tâm hồn, khát vọng cao đẹp của nhân dân, kết tinh gương mặt tâm hồn của con người Việt Nam qua mấy ngàn năm lịch sử.
+ Mỗi ngọn núi, con sông, ao đầm đâu chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà nó còn gắn liền với tâm hồn, số phận của nhân dân.
Liên quan: Sơ đồ tư duy bài Đất Nước ngắn gọn
c/ Bằng lí lẽ thật đơn giản, NKĐ còn tuyết phục người đọc, nhân dân không chỉ làm nên lịch sử ngàn đời mà còn làm nên văn hóa, phong tục của dân tộc, từ bao thế hệ, nhân dân đã lặng thầm sáng tạo, gìn giữ, lưu truyền mọi giá trị vật chất, văn hóa tinh thần cho đời sau:
Đất Nước được hình thành từ góc nhìn văn hóa, bản sắc dân tộc : truyền thống lúa nước (“giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”); ngọn lửa (“chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi”); giọng nói, ngôn ngữ cha ông (“truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”); truyền thống biết ơn người khai hoang, mở đất (“gánh theo tên xa, tên làng trong mỗi chuyến di dân”); truyền thống anh hùng, giữ đất, giữ quê hương ( “đắp đập be bờ để người sau trồng cây hái trái”, “chống ngoại xâm”, “đánh nội thù”).
Từ những khái quát giản dị nhưng đầy tính nhân văn, tác giả đã khẳng định:
“Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.
Đoạn thơ còn lại góp phần sâu sắc vào tuyên ngôn được tác giả cất lên tràn đầy nhiệt hứng và lay động sâu xa.
3. Đánh giá chung:
Tư tưởng của tác giả không mới, nhưng cách thể hiện lại rất mới mẻ, độc đáo, không lặp lại từ những nhà thơ đi trước.
III. KẾT BÀI:
Đoạn thơ Đất Nước của NKĐ là một đóng góp xuất sắc về đề tài Đất Nước trong thơ ca VN hiện đại. Tư tưởng “ĐN của ND” được thể hiện trong bút pháp trữ tình, chính luận. Bằng những hình ảnh gợi cảm, giọng thơ sôi nổi, thiết tha, tác giả thuyết phục người đọc bằng lí lẽ đơn giản: chính nhân dân lao động đã tạo dựng, gìn giữ, làm nên truyền thống nghìn đời của dân tộc… Qua đó, tác giả muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với ND, với ĐN của thế hệ trẻ VN trong những ngày sục sôi đánh Mĩ.
Originally posted 2019-08-02 10:00:30.
Để lại một phản hồi