Tóm tắt một tác phẩm là điều bắt buộc trước khi học bất cứ tác phẩm nào. Thế nên Tóm tắt Tuyên Ngôn Độc Lập ngắn gọn nhất sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bước đầy tiên để có nhiều thời gian tập trung vào những mảng kiến thức trọng tâm của tác phẩm.
đọc thêm: Sơ đồ tư duy Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn dễ hiểu
Tóm tắt tuyên ngôn độc lập phần tác giả
Có phong cách độc đáo, đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi thể loại văn học, Người lại có phong cách độc đáo riêng biệt.
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia đình, môi trường văn hoá, hoàn cảnh sống, hoạt động cách mạng, cá tính và quan điểm sáng tác của Người. Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp, giọng văn hùng hồn dõng dạc .
Truyện và kí: giàu chất trí tuệ, tính hiện đại, tính chiến đấu, ngòi bút chủ động, sáng tạo, khi là lối kể chân thực, gần gũi, khi châm biếm sắc sảo, thâm thuý, tinh tế. Thơ ca: phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại, nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng. Thơ tuyên truyền thì mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc sống nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc và có khả năng đi sâu vào đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu của quần chúng. Thơ nghệ thuật thường cô đọng, hàm súc, vừa uyên bác vừa tinh tế và sâu sắc mang đậm phong cách cổ thi nhưng vẫn thể hiện chất hiện đại. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của dân tộc. Người đã để lại một di sản văn chương vô cùng quý giá với nhiều bài học và giá trị tinh thần cao quý mà nổi bật nhất là tấm lòng sâu sắc yêu thương, tâm hồn cao cả, tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền độc lập, tự do cho cả dân tộc
Đọc thêm: Giáo Án Tuyên Ngôn Độc Lập định hướng phát triển năng lực
Tóm tắt bài tuyên ngôn độc lập
Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ, ” Tuyên ngô nhân quyền và nhân quyền” của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngônlên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam troing đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế , chính trị , văn hóa, tội bán nưo81c hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.
Tóm tắt văn bản Tuyên ngôn độc lập
1/ Hoàn cảnh ra đời:
a. Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản“Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”.
b. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
Đọc thêm: Bộ đề thi thpt quốc gia môn ngữ văn theo hướng mới năm 2023
2/ Mục đích sáng tác:
a. Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
b. Ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân.
c. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
d. Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.
3/ Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn:
a. “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó.
b. Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.
4/ Giá trị văn học của bản tuyên ngôn:
a. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam.
b. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc
Originally posted 2019-10-24 17:12:50.
Để lại một phản hồi