Soạn Nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi hay nhất

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Soạn Nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi giúp học sinh vận dụng tốt các kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm ,một đoạn trích văn xuôi.

Tham khảo: Ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án lớp 11 đầy đủ nhất

A: Xác định vấn đề cần giải quyết

I. Tên bài học: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM,  MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp

III. Chuẩn bị của thầy và trò

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B: Xác định nội dung- chủ đề bài học

C: Mức độ cần đạt

1.Kiến thức

– Đối tượng của bài làm văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

– Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: giới thiệu khái quát về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận; bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi theo định hướng của đề bài đánh giá chung về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi đó.

2.Kĩ năng

– Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

– Huy động những kiến thức và cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

3. Thái độ:

 Vận dụng tốt các kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm ,một đoạn trích văn xuôi

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn xuôi hiện đại Việt Nam.

 – Năng lực đọc – hiểu  các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn xuôi hiện đại Việt Nam;

 – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm, phong cách nghệ thuật giữa các tác phẩm văn xuôi có cùng đề tài;

 – Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

D. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

        Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
– GV giao nhiệm vụ: GV TỔ CHỨC TRÒ CHƠI Ô CHỮ về chủ đề truyện Vợ  nhặt để tạo không khí sôi động đầu giờ học.
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong việc tìm hiểu truyện Vợ nhặt của Kim Lân. Bước tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện viết bài nghị luận về truyện ngắn này cũng như các tác phẩm văn xuôi đã học trong chương trình Ngữ văn 12. Vậy dạng bài Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi sẽ được thực hiện như thế nào?
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.   – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.     – Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 5 phút)

     Hoạt động của GV- HS   Nội dung cần đạt
Thao tác 1:
1. GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu (SGK)
Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.  
– GV nêu yêu cầu và gợi ý, hướng dẫn.  
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
-Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc (cảnh van xin, đút lót, thuê người đi thay, bị áp giải đi xem đá bóng), nhưng thật ra đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện một ý đồ bịp bợm đen tối.   
Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc (cảnh van xin, đút lót, thuê người đi thay, bị áp giải đi xem đá bóng), nhưng thật ra đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện một ý đồ bịp bợm đen tối.     
+ Việc xem đá bóng vốn mang tính chất giải trí bỗng thành một tai hoạ giáng xuống người dân.
+ Sự tận tụy, siêng năng thực thi lệnh trên của lí trưởng đã gặp phải mọi cách đối phó của người dân khốn khổ.  
+ Ngôn ngữ người kể chuyện: rất ít lời, mỗi cảnh có khoảng 2 dòng, như muốn để người đọc hiểu lấy ý nghĩa. 
+ Ngôn ngữ các nhân vật: lời đối thoại rất tự nhiên, sinh động,… thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ. Ngôn ngữ của lí trưởng không mang kiểu cách hành chính nào cả… Qua ngôn ngữ các nhân vật, người đọc có thể hình dung đó là một xã hội hỗn độn.  
Tác giả dùng bút pháp trào phúng để châm biếm trò lừa bịp của chính quyền. Nội dung truyện không phải hoàn toàn bịa đặt. Để tách người dân khỏi ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, thực dân Pháp đã bày ra các trò thể dục thể thao (đua xe đạp, thi bơi lội, đấu bóng đá) để đánh lạc hướng. Do đó truyện này có ý nghĩa hiện thực, có giá trị châm biếm sâu sắc.      
GV: Từ nội dung đã đọc hiểu ở trên, em hãy lậm dàn ý cho đề bài? HS thảo luận cặp đôi và trả lời.                      
Qua việc nhận thức đề và lập ý cho đề trên,
GV yêu cầu HS rút ra kết lận về cách làm nghị luận một tác phẩm văn học.        
2. GV tổ chức cho HS nhận xét về nghệ thuật  sử dụng ngôn từ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (có so sánh với chương Hạnh phúc một tang gia – Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
– GV nêu yêu cầu và gợi ý.                                
Qua việc nhận thức đề và lập ý cho đề trên, GV yêu cầu HS rút ra kết lận về cách làm nghị luận một tác phẩm văn học. HS đọc đề 1.
– HS thảo luận về nội dung vấn đề nghị luận, nêu được dàn ý đại cương.
– HS thảo luận và trình bày. HS thảo luận và phát biểu
Từ hai bài tập trên, GV tổ chức cho HS rút ra cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.  
– HS phát biểu. GV nhận xét, nhấn mạnh những ý cơ bản.
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
a- Đề 1:
a1- Gợi ý tìm hiểu đề            
Đặc sắc của kết cấu truyện:                              
Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện:      
Đặc điểm của ngôn ngữ truyện:                
– Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện:                
b) Gợi ý xây dựng dàn bài
– Mở bài : Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn Tinh thần thể dục của nhà văn Nguyễn Công Hoan. 
– Thân bài : Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn tinh thần thể dục: kết cấu truyện độc đáo, mâu thuẫn trong truyện nhiều dáng vẻ và ý nghĩa của cái cười trong truyện ngắn Tinh thần thể dục.
– Kết bài: Qua tác phẩm, cần thấy được mối quan hệ giữa văn học và thời sự ; văn học và sự thức tỉnh xã hội.
c) Cách làm nghị luận một tác phẩm văn học
+ Đọc, tìm hiểu, khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.    
+ Đánh giá được giá trị của tác phẩm.
a2- Đề 2 a) Gợi ý tìm hiểu đề
– Trong Chữ người tử tù, tác gia sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ, cách nói cổ để dựng nên những cảnh tượng, những con người thời phong kiến suy tàn. Với giọng văn cổ kính trang trọng, tác giả nói đến những con người tài hoa, trọng thiên lương nay chỉ còn là vang bóng của một thời.
– Trong Hạnh phúc của một tang gia tác giả dùng nhiều từ, nhiều cách chơi chữ để mỉa mai, giễu cợt tính chất giả dối, lố lăng, đồi bại của một số người tự nhận thuộc giới thượng lưu những năm trước Cách mạng tháng Tám.
– Việc dùng từ, chọn giọng văn phải hợp với chủ đề của truyện, và thể hiện đúng tư tưởng tình cảm của tác giả.
b) Gợi xây dựng dàn bài Có thể viết theo trình tự các câu hỏi khi tìm hiểu đề để lập dàn bài cho riêng mình.
c) Cách làm nghị luận một khía cạnh của tác phẩm văn học
+ Cần đọc kĩ và nhận thức được kía cạnh mà đề yêu cầu.
+ Tìm và phân tích những chi tiết phù hợp với khía cạnh mà đề yâu cầu.                    
3. Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
+ Có đề nêu yêu cầu cụ thể, bài làm cần tập trung đáp ứng các yêu cầu đó.     
+ Có đề để HS tự chọn nội dung viết. Cần phải khảo sát và nhận xét toàn truyện. Sau đó chọn ra 2, 3 điểm nổi bật nhất, sắp xếp theo thứ tự hợp lí để trình bày. Các phần khác nói lướt qua. Như thế bài làm sẽ nổi bật trọng tâm, không lan man, vụn vặt.
Đề: Đòn châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn ái Quốc.
1. Nhận thức đề
Yêu cầu nghị luận một khía cạnh của tác phẩm: đòn châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn ái Quốc.
2. Các ý cần có:
+ Sáng tạo tình huống: nhầm lẫn.    
+ Tác dụng của tình huống: miêu tả chân dung Khải Định không cần y xuất hiện, từ đó mà làm rõ thực chất những ngày trên đất Pháp của vị vua An Nam này đồng thời tố cáo cái gọi là “văn minh”, “khai hóa” của thực dân Pháp

3.LUYỆN TẬP ( 2 phút)

        Hoạt động của GV- HSNội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Cần đặc biệt chú ý điều gì khi lực chọn đề tài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:
a/ Lựa chọn vấn đề đã được bàn luận nhiều
b/ Lựa chọn vấn đề chưa được bàn luận nhiều
c/ Lựa chọn vấn đề thực sự có giá trị, có ý nghĩa, có vai trò quan trọng trong tác phẩm;
d/ Lựa chọn vấn đề mà mình cảm thấy hứng thú;  
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
  1c.

4.VẬN DỤNG ( 8 phút)

Hoạt động của GV- HS                  Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ: Phân tích giá trị hiện thực tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.  
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
Lập dàn ý :
I/ Mở bài :
– Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;
– Nêu vấn đề giá trị hiện thực của truyện
II. Thân bài:
1. Khái quát về tác phẩm: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt nội dung truyện.        
2. Phân tích giá trị hiện thực của truyện :    
a/.Biểu hiện trước hết về giá trị hiện thực của truyện ngắn “Vợ nhặt” là truyện đã phản ánh chân thực nạn đói năm 1945 và cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói ấy.    
Làm rõ đặc điểm: nạn đói năm 1945 tràn đến xóm ngụ cư thông qua thời gian, không gian, âm thanh tiếng quạ, …   
Làm rõ đặc điểm: cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói, nhất là cảnh người đói vật vờ như bóng ma và người chết như ngả rạ…  
b/.Hiện thực về nạn đói còn được thể hiện qua một tình huống cụ thể với những con người cụ thể, đó là anh Tràng có vợ.
Làm rõ đặc điểm: Hình ảnh người vợ nhặt bị cái đói tàn phá thông qua ngoại hình, cách ăn bánh đúc…
Làm rõ đặc điểm: Bà cụ Tứ nghèo khổ. Bữa cơm ngày đói đón dâu mới thật thảm hại.         
Làm rõ đặc điểm: Số phận của nhân vật Tràng…
3. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện giá trị hiện thực của truyện: nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật.
III./ Kết bài :         
Tóm lại, truyện ngắn “Vợ nhặt” có giá trị hiện thực sâu sắc với hai biểu hiện: phản ánh chân thực nạn đói năm 1945 và cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói ấy; biểu hiện trong tình huống độc đáo.        
-Ý nghĩa giá trị .  

5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Viết thành bài văn trên cơ sở dàn ý ở phần vận dụng
-HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
Nội dung cần đạt
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Viết bài văn hoàn chỉnh

Xem thêm: Giáo án Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11 ngắn gọn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-20 19:40:22.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*