giáo án diễn đạt trong văn nghị luận lớp 12 hay nhất

dien dat trong van nghi luan

giáo án diễn đạt trong văn nghị luận giúp HS hiểu cách lập luận trong văn nghị luận đề làm bài tập lĩnh hội và tạo lập văn bản;

Tham khảo: Soạn bài Một người Hà Nội ngữ văn lớp 12 hay nhất

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : Diễn đạt trong văn nghị luận

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH:  Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Diễn đạt trong văn nghị luận

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết được cách thức lập luận trong văn nghị luận;

b/ Thông hiểu: HS hiểu cách lập luận trong văn nghị luận đề làm bài tập lĩnh hội và tạo lập văn bản;

c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ( 200 từ) đảm bảo diễn đạt trôi chảy;

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về diễn đạt trong văn nghị luận để hoàn thành bài làm văn trọn vẹn

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về xã hội, văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận

3.Thái độ : (giáo án diễn đạt trong văn nghị luận)

a/ Hình thành thói quen: diễn đạt trôi chảy;

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi hành văn

c/Hình thành nhân cách:

-Có ý thức tìm tòi cách diễn đạt hay

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến diễn đạt trong văn nghị luận ( dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, phong cách ngôn ngữ)

  – Năng lực đọc – hiểu  các văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học;

  – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về phương pháp diễn đạt trong văn nghị luận;

 – Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) (giáo án diễn đạt trong văn nghị luận)

Hoạt động của Thầy và tròChuẩn kiến thức kĩ năng  cần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi. Gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội. (Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao, nguồn chungta.com)
Trong đoạn trích trên, có một số lỗi sai về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu. Hãy chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng .
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
– Chỉ ra lỗi sai:
+ Lỗi sai về chính tả: chông, rễ, gia
+ Lỗi sai về ngữ pháp: Gọi là lý thuyết bên bờ vực.
– Sửa lại cho đúng:
+ Chính tả: trông, dễ, ra
+ Ngữ pháp: thêm dấu phẩy đằng trước, coi câu này chỉ là một bộ phận của câu. Câu hoàn chỉnh sẽ là: Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên bờ vực. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong quá trình làm văn nghị luận, các em thường hay mắc lỗi về diễn đạt.Những lỗi đó là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ chỉ ra lỗi và cách sửa sai.
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.   – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú.

 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 70 phút) (giáo án diễn đạt trong văn nghị luận)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV cho HS tìm hiểu ví dụ (1) (2) trong SGK và làm rõ các nội dung:
– Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm trong cách dùng từ của mỗi đoạn.
– Cho HS chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp. Yêu cầu HS sửa lại những từ ngữ này.
Bước 2: GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS trả lời:
– Nhược điểm lớn nhất của đoạn văn (1) là dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp vói đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh.   
– ở đoạn văn (2) cũng còn mắc một số lỗi về dùng từ. Tuy nhiên, ở đoạn văn này đã biết cách trích lại các từ ngữ được dùng để nó chính xác cái thần trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục.  
Bước 3: GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.                            
Bước 4: GV hướng dẫn HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.  
– HS tổng hợp lại vấn đề theo yêu cầu của giáo viên.
I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận   
– Đây là hai đoạn văn nghị luận cùng viết về một chủ đề, cùng viết về một nội dung. Tuy nhiên mỗi đoạn lại có cách dùng từ ngữ khác nhau.                                  
– Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận; nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thương; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ái tình; lời li tao…được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩ chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng.   
– Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận.   
– Bài tập yêu cầu sửa chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn:   
+ Các từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,…   
+ Dùng từ không phù hợp với phong cách văn bản chính luận: viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh.
II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận:
Kết cấu phần này cũng tương tự như phần một: ba bài tập tự luận và một câu hỏi tổng hợp. Do đó cách tiến hành cũng tương tự như ở phần trên.
– Thao tác 1:  Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (1) trong SGK .
+ GV: Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau như thế nào?
+ GV: Hãy chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm trong cách dùng từ của mỗi đoạn?
– Cho HS chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp. Yêu cầu HS sửa lại những từ ngữ này.
– Thao tác 2:  Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (2) trong SGK .
+ GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi.  
– Thao tác 3:  Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ (3) trong SGK .
+ GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Đoạn văn của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự như nhau.   
+ Đoạn văn của Nguyễn Minh Vĩ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi đồng thời cũng khẳng định sự trả lời dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh).   
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:   
– Đoạn trích (1) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn, câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.   
– Đoạn trích (2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập, tạo giọng văn giàu cảm xúc.   
GV hỏi: Như vậy, yêu cầu giọng điệu trong bài văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu gì?
III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận.
1. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận                                
– Đối tượng bình luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau.          
– Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng bình luận, quan hệ giữa người viết với nội dung bình luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu… cũng tạo nên sự khác nhau đó.         
Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở các phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.

3.LUYỆN TẬP ( 5 phút) (giáo án diễn đạt trong văn nghị luận)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Câu 1/ Dòng nào dưới đây nêu không đúng yêu cầu của việc sử dụng từ ngữ trong khi viết bài nghị luận văn học?
a/ Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận;
b/Tránh dùng những từ lạc phong cách hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì; c/Có thể sáng tạo thêm một số cách diễn đạt các từ ngữ để làm cho bài văn thêm hấp dẫn;
d/Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 2/ Để tạo giọng điệu cho bài văn nghị luận, người viết cần linh hoạt sử dụng yếu tố hình thức nào?
a/Ngôn ngữ có tính biểu cảm
b/Ngôn ngữ phải chính xác
c/Đa dạng về ngôn ngữ
d/Đa dạng về kiểu câu
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
1c,2d

 4.VẬN DỤNG (giáo án diễn đạt trong văn nghị luận)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: Nhận xét về cách diễn đạt trong văn bản sau:         
Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “ Ca dao là máu của Tổ quốc”, trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ… ( Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao – Nguyễn Đức Quyền)
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
– Đây là đoạn văn nghị luận văn học, bàn về vẻ đẹp của ca dao;
– Người viết có cách diễn đạt chuẩn xác và truyền cảm trong cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, đa dạng về giọng điệu ( từ ngữ gợi hình ảnh, cảm xúc qua biện pháp tu từ so sánh, liệt kê…)

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG( 5 phút) (giáo án diễn đạt trong văn nghị luận)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
+ Sưu tầm những đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học có cách diễn đạt hay để tham khảo, học tập
+ Viết đoạn văn 200 từ về cảm nhận một vài nhân vật đã học phần truyện ở HK2. Vận dụng cách diễn đạt cho phù hợp.
-HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
+ Sưu tầm qua sách tham khảo
+ Tự chọn nhân vật để viết đoạn văn cảm nhận. Chú ý cách diễn đạt cho phù hợp.

Xem thêm: Soạn thực hành về hàm ý tiếp theo lớp 12 chi tiết nhất(giáo án diễn đạt trong văn nghị luận)

4.7/5 - (3 bình chọn)

Originally posted 2020-03-22 23:43:45.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*