Soạn bài Bài ca ngất ngưởng
Tìm hiểu chung
Tác giả:
– Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), biệt hiệu Hi Văn.
– Người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Năm 1819, đỗ giải Nguyên, ra làm quan.
– Là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực: văn hoá, kinh tế, quân sự.
– Con đường làm quan không bằng phẳng.
– Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích là hát nói.
Tác phẩm:
– Bài thơ được sáng tác năm 1848, sau khi ông cáo quan về hưu.
– Thể loại: hát nói: vận luật tương đối tự do; kết hợp song thất lục bát, lục bát, nói lối.
Đọc thêm: Sơ Đồ Tư Duy: Bài ca ngất ngưởng: Ngắn gọn, súc tích
Kiến thức quan trọng bài ca ngất ngưởng
Tìm hiểu từ “ngất ngưởng”
– Được sử dụng 5 lần, kể cả nhan đề.
– Ngất ngưởng:
+ Thể hiện một tài năng hơn người
+ Phong cách sống khác người
+ Thái độ sống vượt lên trên dư luận
==> Nhà thơ dùng từ “ngất ngưởng” để chỉ mình, ẩn chứa trong đó sự tự hào, khôi hài, khinh bạc.
Nguyễn Công Trứ con người đặc biệt
– Là con người phóng khoáng, luôn vượt ra ngoài những khuôn phép gò bó. Làm quan chính là gò bó, ràng buộc mình nhưng ông vẫn hăm hở nhập cuộc vì với ông, công danh là lẽ sống; công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm.
Đọc thêm: Sơ Đồ Tư Duy: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn gọn lại đầy đủ
– Ông tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc.
3. Những biểu hiện của sự ngất ngưởng:
* Tại triều, ông là tay ngất “ngưởng” với tài năng trên nhiều mặt: thủ khoa, Tham tán, tổng đốc, đại tướng.
* Ngất ngưởng khi “đô môn giải tổ”:
– Thích chơi ngông, làm những việc trái khoáy không giống ai.
– Không quan tâm đến chuyện được mất trong cuộc đời; sống cuộc sông của người phàm trần nhưng không vướng tục.
* Đánh giá về “sự ngất ngưởng” ông khẳng định mình là duy nhất –> sự khẳng định một cá tính độc đáo không ai sánh kịp.
Originally posted 2019-03-30 16:52:38.
Để lại một phản hồi