hệ thống kiến thức Hai Đứa Trẻ chi tiết

Kiến thức trọng tâm truyện ngắn hai đứa trẻ

hệ thống kiến thức Hai Đứa Trẻ

Tìm hiểu chung

1 Tác giả: Thạch Lam (1910-1942)

+ Là một trong những cây bút chủ chốt của nhóm “Tự lực văn đoàn”

+ Có quan niệm văn chương lành mạnh tiến bộ, sở trường viết truyện ngắn.

+ Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ, Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình.

+ Văn trong sáng, giản dị sâu sắc và thâm trầm.

2. Tác phẩm:

a.Xuất xứ:

+ Trích trong tập “ Nắng trong vườn” sáng tác 1938.

+ Truyện ngắn tiêu biểu cho khuynh hướng tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.

đọc thêm: Sơ đồ tư duy Hai Đứa Trẻ

Kiến thức quan trọng

1.Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:

a. Cảnh chiều tàn:

+Âm thanh: Tiếng trống thu không báo hiệu kết thúc một ngày.

Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng. Tiếng muỗi vo ve.

+ Hình ảnh, màu sắc: Phương tây đỏ rực như lửa cháy, đám mây ánh hồng Đó là ánh sáng của hòn than sắp tàn.

+ Đường nét: Dãy tre làng đen lại, cắt hình rõ rệt. –> Cái rực rỡ huy hoàng của một ngày đã qua.Buổi hoàng hôn đang tới. Một bức hoạ đồng quê quen thuộc, gần gũi và gợi cảm.

b/  Cảnh chợ tàn:

+ Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu: Người về hết, tiếng ồn ào không còn. Sự náo nhiệt đông vui mất dần

==> Cảnh trống vắng.

+Trên mặt đất chỉ còn lại rác rưởi, cát bụi

 ==> Cái chợ nghèo.

==>  Khung cảnh buồn tẻ, nghèo nàn của phố huyện.

c/ Những kiếp người tàn:

 + Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng gánh. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại.

+ Cửa hàng tạp hóa của chị em Liên vắng khách .Chợ phiên bán cũng chẳng ăn thua gì.

+ Hàng nước chị Tí:Chiều nào cũng dọn từ sớm đến đêm chẳng kiếm được là bao. “Ôi chao sớm muộn có ăn thua gì”

==> Chị Tí bán ế ẩm.

+ Cụ Thi: Bà già hơi điên vào quán Liên mua rượu với tiếng cười khanh khách nhỏ dần và chìm vào bóng tối.

đọc thêm: Phân tích nhân vật liên trong tác phẩm hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

==>  Cảnh chợ tàn, những kiếp người khổ cực, tàn tạ. Gợi lên sự tàn lụi  Cảnh và người chìm dần vào bóng tối.Không gian ấy, thời gian ấy, con người ấy tạo nên bối cảnh tràn đầy không khí và tâm trạng.

d. Tâm trạng của Liên:

+ Cảnh chiều tàn và cuộc sống người dân nghèo gợi lên nỗi buồn thấm thía trong lòng Liên.

– Không hiểu sao, Liên thấy buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn.

– Cảm nhận “ mùi riêng của đất” của quê hương.

+ lòng thương bọn trẻ con nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền cho chúng.

+ Hai chị em Liên nhìn theo cụ Thi lẫn vào trong bóng tối. Xót thương cho mẹ con chị Tí.

==> Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn yêu thương con người.

==> Thái độ của nhà văn: Tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương, thiên nhiên. Niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ.

2.Bức tranh phố huyện vào đêm:

a.Cảnh phố huyện vào đêm:

– Bóng tối:
+ đường phố và ngõ con
+ con đường thăm thẳm qua sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng.
–>bóng tối bao trùm dày đặc      
– Anh sáng:
+ quầng sáng từ ngọn đèn chị Tí
+ chấm lửa của bác Siêu mất đi rồi lại hiện ra.
+ một khe sáng
+ vệt sáng của đom đóm
+ từng hột sáng lọt qua phên nứa. Anh sáng nhỏ nhoi, leo loét

(Thủ pháp đối lập)

đọc thêm:Phân tích nhân vật chí phèo ngắn gọn hay nhất

–> Đêm vắng lặng và tràn đầy bóng tối.

 b.Những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:

+ Chị Tí đêm nào cũng ngồi bên ngọn đèn con hàng nước.

+ Bác Siêu ngồi bên bếp lửa của gánh phở.

+ Vợ chồng bác Xẩm với cái thau trắng để trước mặt và gẩy chiếc đàn suông.

–> Cuộc sống đơn điệu buồn tẻ, hiu hắt với những cuộc đời lam lũ bế tắc, quẩn quanh.

–> Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống hàng ngày.Ước mơ rất mơ hồ

–> Tình cảnh tội nghiệp sống không biết số phận sẽ ra sao.

* Hình ảnh ngọn đèn chị Tí:

+ Phố huyện thu nhỏ lại ở ngọn đèn hàng nước chị Tí.

+ Ngọn đèn nhắc đến 7 lần và kết thúc ngọn đền nhỏ nhoi ấy đi vào giấc ngủ của Liên.

*Ý nghĩa: Biểu tượng về những kiếâp người nhỏ bé vô danh, sống leo loét trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, tương lai, kiếp người như cát bụi.

==> Không gian vắng lặng.

b. Hình ảnh chuyến tàu đêm:

* Hình ảnh đoàn tàu:

+ Tàu xuất hiện đúng 9 giờ.

Hoạt động cuối cùng của đêm khuya, phá tan bầu không gian tĩnh mịch, đêm lại phố huyện một chút sự sống.

+ Dấu hiệu của đoàn tàu đến và đi:

– Sự xuất hiện của người gác ghi; ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi xe lửa vang lại. Liên đánh thức em. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ; tàu rầm rộ đi tới; các toa tàu sáng trưng.

– Chuyến tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ; chấm lửa nhỏ …

==> Hình ảnh có thực, cụ thể nhưng mang ý nghĩa tượng trưng về một cuộc sống khác có ánh sáng, niềm vui, sung sướng.

*Tâm trạng đợi tàu:

+ Đêm nào hai đứa trẻ cũng chờ chuyến tàu

–> Niềm vui duy nhất.

+ Tâm trạng đợi tàu : Khách mua hàng, trông thấy ánh giàu sang, nhộn nhịp.

Cố thức để chờ, chờ đợi khoắc khoải, để hi vọng, buồn mênh mang…

+ Chuyến tàu đi qua trong sự nối tiếc của hai đứa trẻ và hồi ức của Liên về Hà Nội.

–> Gợi lại trong lòng Liên những hoài niệm mơ hồ về Hà Nội.

 Con tàu đến chỉ chốc lát nhưng đem lại thế giới khác đi qua khác với ánh đèn của chị Tí.

+ Tạo âm vang trong lòng mọi người

–>  Chờ đợi hi vọng, khao khát thoát khỏi vùng tối tăm, bế tắc,  nghèo đói này.

==> Thể hiện trân trọng nhẹ nhàng khát vọng hướng tới cuộc sống sáng tươi của những người bình thường bé nhỏ.

–> Giá trị nhân bản sâu sắc.

hệ thống kiến thức Hai Đứa Trẻ

4.7/5 - (3 bình chọn)

Originally posted 2019-04-01 15:32:18.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*