Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự Ngữ Văn 10

Giáo án Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự Ngữ Văn 10

Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự giúp học sinh biết kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự .

Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Giáo án Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự Ngữ Văn 10

Tham khảo: Giáo án Biên bản Ngữ văn 9 chi tiết nhất

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự)

 I. Tên bài học : miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH:  Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC (Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự)

Miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

I.Về kiến thức:

  • Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự
  • Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự .

II. Về kĩ năng: Biết kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự .

III. Về thái độ, phẩm chất: (Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự)

– Thái độ: Nghiêm túc trong hoc tập.

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

IV. Phát triển năng lực

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,

+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,

+ Năng lực sáng tạo, Năng lực tạo lập văn bản,

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
–   GV giao nhiệm vụ: Đoạn trích dưới đây có phải là đoạn văn tự sự không? Tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn bản ?
“ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường…” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
+ Phần văn bản trên là một đoạn văn tự sự vì nó có nhân vật và sự việc
+ Các yếu tố miêu tả: đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu
+ Các yếu tố biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường. – GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Như vậy, trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được làm quen với phương thức miêu tả và phương thức biểu cảm. Để củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kĩ năng đã học, đồng thời, giúp các em vận dụng phương thức biểu cảm và miêu tả để viết bài văn tự sự, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.  
           
+ Phần văn bản trên là một đoạn văn tự sự vì nó có nhân vật và sự việc
+ Các yếu tố miêu tả: đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu
+ Các yếu tố biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường.  
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
– Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. ­
Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
– Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc nhóm
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
GV nêu vấn đề:
Nhóm 1: Dựa vào kiến thức đã học,em hãy cho biết thế nào là miêu tả?Thế nào là biểu cảm?
Nhóm 2: So sánh miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm?
Nhóm 3: Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi. HS  khác: nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sgk/ tr 74
B2: H/s suy nghĩ để trả lời câu hỏi
B3: Hs trả lời câu hỏi
B4: gv nhận xét, bổ sung                        
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
– Kĩ thuật dạy học: động não, phòng tranh, mảnh ghép.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1 – 2: Làm bài tập số 1, rút ra kết luận.
Nhóm 3 – 4: Làm bài tập số 2, rút ra kết luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức,  
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:                      
1. Miêu tả, biểu cảm:
– Miêu tả là dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc người nghe hình dung ra được các đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…
– Biểu cảm : Là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ… của mình trước 1 sự vật, sự việc, hiện tượng, con  người trong  đời sống 2. Miêu tả và tự sự trong văn bản tự sự và trong văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm:
.  Nếu như miêu tả cho hay, cho rõ là mục đích của bài văn miêu tả. Trong văn tự sự miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện thêm cụ thể, sinh động, lí thú hơn.
– Biểu cảm trong văn biểu cảm làm cho bài văn dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là phương tiện để biểu hiện, dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự.
3. Căn cứ đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
– Căn cứ vào sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả để liên tưởng đến những yếu tố bất ngờ.
– Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách bày tỏ tư tưởng của tác giả.
4. Miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích Những vì sao của A. Đô-đê:
– Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm:
– Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:
+ Yếu tố miêu tả mang lại không gian yên tĩnh ủa một đêm đầy sao với hai người đang thức.
+ Yếu tố biểu cảm làm nổi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhỏ.
-> Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người.
II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối vớiviệc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:
1. Bài tập: (1) Chọn và điền từ:  
a. Điền từ “liên tưởng”         
b. Điền từ “quan sát”
c. Điền từ “tưởng tượng”  
(2) Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không chỉ quan sát đối tượng mà còn phải biết liên tưởng, tưởng tượng mới gây được những cảm xúc.
– Ví dụ: Trong đoạn trích ở tác phẩm Những vì sao, tác giả đã liên tưởng chú mục đồng nhà trời khi nhìn cô gái, tới đàn cừu lớn khi ngắm cuộc hành trình của ngàn sao…
(3) Trong quá trình tự sự, những cảm xúc rung động được nảy sinh từ sự quan sát tinh tế, sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng và từ những sự vật sự việc khách quan lay động trái tim người kể chứ không phải chỉ từ bên trong trái tim người kể chuyện.
2. Kết luận:
– Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn tự sự. Nó giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn và có sức truyền cảm.
– Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời phải chú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng.  
Hoạt động 3: Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hs đọc và làm bài tập 1 sgk/ tr 76
Nhóm 1: Câu a
Nhóm 2: Câu b
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.    
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Đoạn văn kể lại cuộc chiến đấu giữa Đam Săn với Mtao Mxây trong sử thi Đam Săn là một đoạn văn có sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể nói nhờ các yếu tố này mà khung cảnh cũng như diễn biến của cuộc chiến hiện ra cụ thể sinh động tới từng chi tiết trong sự hình dung của người đọc. Các yếu tố miêu tả (những hình ảnh so sánh ví von) và biểu cảm (cảm xúc của các nhân vật cũng như của cộng đồng) đã làm cho cuộc chiến đấu trở nên hoành tráng và dữ dội. Cũng từ đó mà hình ảnh người anh hùng cũng được nâng bổng hơn lên.
b. Trong đoạn văn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki, người kể đã “kể chuyện” bằng quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm. Để giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởng tượng “nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”; và suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch…”. Những câu văn ấy cũng là nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu nhưng yếu tố miêu tả và biểu cảm đã mang đến cho chúng ta một cách cảm nhận khác lạ lẫm và lí thú hơn.  
Hoạt động 4 : Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 4 nhóm thực hiện
Em rất xúc động khi được gặp lại một người thân sau nhiều ngày xa cách (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…).
Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về cuộc gặp gỡ ấy trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm ?  
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận,trả lời câu hỏi.
Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.
Gợi ý:
– Kể:
+ Cuộc gặp gỡ mở đầu, diễn ra, kết thúc ra sao? (thời gian, địa điểm,…)
+ Nhân vật: gồm những ai?
+ Lời kể: theo ngôi thứ nhất – “tôi” hoặc “em”.
– Tả: khung cảnh gặp gỡ; hình dáng, cử chỉ của người thân,…
– Biểu cảm: cảm xúc của em, cảm xúc của người thân,… Phải biết kết hợp khéo léo giữa ba yếu tố trên.  
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố biểu cảm và miêu tả kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch…).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (Hs làm ỏ nhà)
Bước 3: Báo cáo kết quả (Tiết học sau)  
Tham khảo bài viết dưới đây (kể về một lần về quê nội). Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội. Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3, 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành. Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.   
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.
– Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  

Xem thêm: Giáo án Chương trình địa phương Viết bài về tình hình địa phương (Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-09 23:18:16.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*