Sơ đồ tư duy Ngữ Văn Lớp 12 dễ ôn dễ học dễ nhớ

Sơ đồ tư duy Ngữ Văn Lớp 12 dễ ôn dễ học dễ nhớ
Sơ đồ tư duy Ngữ Văn Lớp 12 dễ ôn dễ học dễ nhớ

Sơ đồ tư duy Ngữ Văn Lớp 12 dễ ôn dễ học dễ nhớ

Thông tin tài liệu: Sơ đồ tư duy Ngữ Văn Lớp 12 dễ ôn dễ học dễ nhớ

Mục đích sáng tác

Tuyên ngôn độc lập viết để hướng tới đồng bào cả nước những người hơn 80 năm qua rên xiết dưới ách xâm lược của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Đối tượng hướng tới của bản Tuyên ngôn còn là nhân dân trên toàn thế giới. Phần cuối của tác phẩm, Bác đã viết: “vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:”

Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn còn giúp chúng ta nhận thấy đối tượng hướng tới của tác phẩm còn là các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế đang nuôi dã tâm tái nô dịch đất nước ta đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ

Liên quan: Sơ đồ tư duy Vợ chồng a phủ ngắn gọn dễ…

Giá trị tác phẩm

Giá trị lịch sử: là một văn kiện lịch sử trọng đại, tác phẩm đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân (tồn tại hàng trăm năm) và chế độ phong kiến (tồn tại hàng nghìn năm). Tuyên bố với đồng bào cả nước và thế giới về quyền tự chủ, khẳng định vị thế bình đẳng của dân tộc ta mở ra kì nguyên hòa bình, độc lập

Giá trị tư tưởng: là bài ca yêu nước, tự hào dân tốc ở thế kì XX. Tác phẩm còn thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân ta và nhân dân các dân tộc bị áp bức về 1 nền độc lập dân tộc.

Giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận hùng hồn, mẫu mực của văn học Việt Nam hiện đại lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, tác phẩm là sự kết tinh của 1 trái tim yêu nước nồng nàn và 1 trí tuệ mẫn tiết của Hồ Chí Minh.

Liên quan: Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà ngắn gọn

4.1 Cơ sở pháp lý

-Nội dung: Hồ Chí Minh trích dẫn “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ (1776) và bản “Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền” của cách mạng Pháp (1971). “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”

  • Mục đích: Trước khi tuyên bố nền độc lập, tác giả muốn tạo cơ sở pháp lí vững chắc về quyền được hưởng tự do độc lập của dân tộc Việt Nam mà không ai có thể bác bỏ được.
  • Liên hệ: Trong “Bình Ngô đại cáo”, trước khi tuyên bố nền độc lập sau cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh, Nguyễn Trãi cũng từng khẳng định quyền được hưởng tự do độc lập của dân tộc ta vì nước ta là một nước có chủ quyền, vì cuộc khởi nghĩa của ta là chính nghĩa.
  • Tác dụng: Đây là cách viết vừa khéo léo, kiên quyết vừa sáng taọ, trí tuệ của Bác Khéo léo vì: – Đó là những chân lí của nhân loại về quyền con người. Từ quan điểm nền tảng này tác giả tạo được sự thuyết phục với nhân dân thế giới: Người Việt Nam cũng có quyền sống và quyền tự do.
  • Thể hiện thái độ trân trọng đối với danh ngôn bất hủ của Mỹ, Pháp để buộc chúng phải tôn trọng tuyên ngôn của nước ta
  • Đặt 3 bản Tuyên ngôn, 3 nền độc lập, 3 cuộc cách mạng ngang bằng nhau nhằm nâng cao tầm vóc lịch sử, văn hóa của Việt Nam và khơi gợi niềm tự hào dân tộc.

Kiên quyết vì: Hồ Chí Minh đã dùng ngay lí lẽ của người Pháp để vạch trần bản chất xâm lược của chúng bằng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” nhằm nhắc nhở chúng đừng đi ngược lại với những gì tổ tiên chúng đã tuyên bố.

Liên quan: Sơ đồ tư duy vội vàng đầy đủ mọi chi tiết

Sáng tạo, trí tuệ: Từ quyền tự do của con người, Bác nâng lên thành quyền tự do của dân tộc, nâng quyền lợi con người thành quyền lợi dân tộc. Đây là phát súng lệnh mở đầu cho phong trào giải phóng thuộc địa.

5/5 - (2 bình chọn)

Originally posted 2019-09-11 08:25:24.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*