Phân tích nhân vật Viên Quản Ngục ngắn gọn

phân tích nhân vật viên quản ngục

Phân tích nhân vật Viên Quản Ngục ngắn gọn

Đề bài: Phân tích nhân vật Viên Quản Ngục ngắn gọn

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn của nước ta. Ông có một vị trí quan trọng và những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những sáng tác tiêu biểu để lại tiếng vang trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân đó là truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Trong truyện ngắn “Những người tử tù”, ngoài nhân vật Huấn Cao – con người nghệ sĩ tài hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất và thiên lương trong sáng thì còn một nhân vật đặc biệt khác không thể không nhắc đến, đó là nhân vật viên quản ngục.

Liên quan: Sơ đồ tư duy chữ người tử tù dài ngắn không quan trọng

Nhân vật viên quản ngục là một người trông coi nhà tù, sống giữa chốn lao tù, một nơi luôn hiện diện những cái xấu, cái ác, ông sống giữa những thứ có thể gọi là “cặn bã” trong xã hội. Theo lời kể của Nguyễn Tuân, viên quản ngục là một người đàn ông đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả vàng và bộ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc, cả nghĩ.

Có thể nói, viên quản ngục là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cáu đẹp, say mê cái đẹp, cái tài, biết quý trọng cái đẹp và người tài. Điều đó được thể hiện khi ông nhân được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường về chuyện nhận sáu tên tử tù, trong đó có Huấn Cao “người đứng đầu bọn phản nghịch” lại “có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”.

Với viên quản ngục mà nói, việc nhận tù sắp tới đã gây ra nhiêu xao động trong tâm tư của ông. Ông là một người từng trải, có tính cách dịu dàng khác hẳn với những kẻ sống trong chốn lao tù này. Và sự yêu mến, say mê cái đẹp, cái tài còn được thể hiện qua thú chơi chữ của ông. Thú chơi chữ là thú vui của những tao nhân mặc khách, cao sang, dành cho những người có học thức, có khiếu thẩm mĩ.

Nhưng ở đây một người quản ngục, quanh năm ở trong chốn ngục tù tăm tối cũng có thú vui tao nhã đấy ư ? Nó thể hiện được ông là một con người dù thực tại, hoàn cảnh sống, làm việc có thể làm nhưng tâm hồn ông vẫn hướng về cái đẹp, người tài.  Ông có một sở nguyện cao quý, đó là xin bằng được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà.

Đọc thêm: Phân tích bài thơ Từ ấy chi tiết và ngắn gọn

Đối với viên quản ngục, “có được chữ ông treo thì quả là một báu vật trên đời” và để có được chữ của Huấn Cao, viên quản ngục sẵn sàng đánh đổi, sự nghiệp và cả tính mạng của mình. Vì thế, khi chưa xin được chữ Huấn Cao thì ngục quan sống trong tâm trạng đầy bi kịch.

Nỗi khổ tâm của hắn là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không dám giáp lại mặt vì quản ngục cảm thấy nhân cách tử tù xa cách ông nhiều quá!. Hơn thế nữa, hắn càng khổ tâm lo lắng, mai mốt đây, Huấn Cao bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ông ân hận suốt đời.

phân tích nhân vật viên quản ngục

Không chỉ là một người có tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp, trọng người tài mà ông còn là một người có tâm hồn bao dung, tấm lòng nhân hậu, biết trọng người ngay. Đối với Huấn Cao, viên quản ngục đặc biệt tỏ ra tôn trọng, kính cẩn. Ngày nhận tù nhân , viên quản ngục đã làm trái với phong tục nhận tù mọi ngày, ông “ nhìn sáu tên tù mới vào bằng cặp mắt hiền lành”.

Ngay từ ánh nhìn đầu tiên, ông đã bày tỏ kín đáo tấm chân tình của mình đối với người tài mặc kệ cho những tên tay sai bên dưới nhắc khéo. Suốt nửa tháng ở trong tù, ngày nào Huấn Cao cũng nhận được rượu thịt trước bữa cơm tù thành ra là chuyện lạ nhưng người vẫn cứ điềm nhiên nhận lấy hưởng thụ như thú vui lúc bình sinh chưa bị giam cầm.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Chí Phèo độc lạ nhưng hiệu quả

Và người đứng đằng sau những bữa rượu thịt ngon ấy, không ai khác chính là viên quản ngục. Rồi đến một hôm quản ngục đích thân xuống hỏi thăm Huấn Cao, một viên quản ngục lại đến hỏi thăm một tên phạm nhân của triều đình, điều ấy lại càng thể hiện rõ tấm chân tình của hắn dành cho Huấn Cao. Thế nhưng trước những lời lẽ kính cẩn , tôn trọng của hắn.

Huấn Cao lại một mực phũ phàng , coi thường: “ Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây”. Trước tình huống ấy, viên quản ngục, người nắm quyền uy trong tay rất bình tĩnh, không hề tức giận, không giở trò tiểu nhân Thị oai, ông chỉ lui ra lễ phép với một câu: “Xin lĩnh ý”. Huấn Cao và năm đồng chí của người vẫn được “biệt đãi, cơm rượu lại có phần “hậu hơn trước“.

Viên quản ngục tự coi mình là “là kẻ tiểu lại giữ tù”, còn Huấn Cao là một anh hùng tài tử “chọc trời quấy nước”, nổi danh trong thiên hạ về cái tài “viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Hơn nữa, điều quản ngục còn hi vọng hơn nhất là có thể xin được chữ của Huấn Cao, như vậy là ông đã mãn nguyện lắm rồi. Qua đó những hình ảnh đó, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên tâm hồn bao dung, tấm lòng nhân hậu, biết trọng người ngay của viên quản ngục.

Điều gì đến rồi cũng phải đến, ngày Huấn Cao bị hành hình đang kề cận. Trong tình huống gấp gáp như vậy, viên quản ngục gọi thầy thơ lại đến tâm sự, tỏ rõ sự tình của mình như một tiếng thở dài than vãn. Thầy thơ lại nghe xong thì vô cùng cảm động nên đã tìm đến Huấn Cao kể lại sự tình.

Đọc thêm: Vội vàng (phần 1): Sơ đồ tư duy chi tiết

Huấn Cao như thấu hiểu nỗi lòng của quản ngục mà rằng: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Nhân cách cao quý của viên quản đã làm Huấn Cao xúc động và quý trọng. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có giữa khách anh hùng tài tử với kẻ biệt nhỡn liên tài.

Kẻ có quyền lại khúm núm trước một kẻ tử tù, còn kẻ tử tù áy lại thong dong, viết nên bức thư pháp ngàn người nể phục, yêu quý, săn tìm , cầu mong có được như bảo vật quý trên đời. Viên quản ngục nghe lời khuyên của Huấn Cao, bỏ nghề cai ngục, lui về quê nhà mà sống để giữ trọn thiên lương. 

Viên quản ngục vái Huấn một vái và nói qua dòng nước mắt: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh“. Tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương. Viên quan ngục là một “ thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hộn loạn, xô bồ, là một tấm lòng trong thiên hạ mà cả huấn Cao và nguyễn Tuân đều trân trọng.

Nhân vật viên quản ngục là một nhân vật đặc biệt không thể thiếu trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Từ ngoại hình, ngôn ngữ, tâm tư tình cảm đến cử chỉ, hành động của viên quản ngục đã được Nguyễn Tuân miêu tả với tất cả chi tiết chọn lọc, đã làm hiện lên một con người có cốt cách rất đẹp, một con người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp, trọng người tài.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-02-18 23:57:29.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*