Phân tích nhân vật Chiến trong những đứa con trong gia đình

Phân tích nhân vật Chiến

Phân tích nhân vật Chiến

Đề bài: Phân tích nhân vật Chiến trong những đứa con trong gia đình

Nhà văn nguyễn Thi được mệnh danh là nhà văn của những người dân Nam Bộ. Có lẽ chính vì vậy mà những tác của ông luôn mang đậm chất Nam bộ. Những tác phẩm của ông gắn bó với nhân dân Nam Bộ, nhân vật trong những sáng tác của ông có rác tính riêng nhưng ở họ lại đều là những con người yêu nước, thuỷ chung đến cùng với Tổ Quốc, là những con người sinh ra để đánh giặc. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của ông là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Và trong tác phẩm ấy, nổi bật lên hình ảnh chị Chiến, một người chị trong gia đình và là hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến.

Liên quan: Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình dễ học dễ hiểu

Nhân vật Chiến được hiện lên qua những hồi tưởng của em trai chị – Việt, khi Việt một lần làm nhiệm vụ và không may bị thương nặng đến bất tỉnh. Trong cơn mê man ấy, những hồi ức của anh về gia đình ùa về rõ rệt. Cũng như em trai mình, chị Chiến cũng mang trong mình mối thù nước, nợ nhà. Ông nội của chị bị lính tổng Phòng bắn vào giữa bụng, bà nội thì bị lính quận Sơn hành hạ, đánh đập.

Ba hai chị em thì bị giặc chặt đầu, má bị trái ca nông của Mỹ giết chết khi đi đấu tranh ở Mỏ Cày, thím Năm cũng bị giặc hắn bể xuồng chết khi đi rọc lá chuối… Những người thân trong gia đình của Chiến đều lần lượt hi sinh trước mũi súng của giặc. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh, Chiến phải thay ba má trông nom các em. Và chính trong cái hoàn cảnh ấy đã nhem nhóm lên trong lòng chị tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc. Có lẽ vậy mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chị.

Chiến có vẻ đẹp của một người con gái đời thường, giản dị. Ở tuổi 19 nhưng chị vẫn còn trẻ con lắm. Tính cách trẻ con của Chiến được bộc lộ khi chị tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em. Tuy vậy nhưng ở chị đã có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn, chị bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò và bắt đầu thích soi gương. Khi đi bộ đội chị cũng đem theo một chiếc gương nhỏ. Chị Chiến vừa làm ba , vừa làm má để chăm lo cho các em.

Liên quan: Những đứa con trong gia đình kiến thức cần phải nhớ

Chị là hiện thân cho hình ảnh người má đã mất của mình từ vóc dáng, tính cách, suy nghĩ đến nỗi mà Việt phải thốt lên :” nói nghe in như má vậy”. Trước khi tòng quân, chị Chiến còn lo lắng, thu xếp việc gia đình. Từ việc gửi thằng Út sang nhà chú Năm, cho các anh ở xã mượn nhà làm trường học, giao lại năm công ruộng cho chi bộ cho đến việc gửi bàn thờ má sang nhà chú Năm. Chị lo liệu mọi viêc ở nhà chu tất, ổn thoả đến mức mà chú Năm cũng phải thốt lên: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề ra thế, đặng về nước non”. Chiến là hình tượng tiêu biểu của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ…

Phân tích nhân vật Chiến

Không chỉ là một người con gái đời thường giản dị mà ở chị còn có vẻ đẹp phẩm chất anh hùng.  Chiến là một người con gái gan góc, chị đọc chưa thạo nhưng lại rất giỏi đánh vần, chị có thể ngồi lì cả buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. Chị cũng hết sức dũng cảm khi cùng em trai bắn cháy tàu giặc. Khí chất anh hùng ấy còn được thể hiện khi chị quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình: “ Tao đã thưa với chú Năm rồi.

Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến được Nguyễn Thi miêu tả lồng trong hình tượng người mẹ đã mất. Chiến rất giống mẹ chị nhưng chị lại khác mẹ mình ở việc chị đã quyết định vào bộ đội, quyết tâm cầm súng đi trả thù cho gia đình trả thù thù cho quê hương, đát nước. Nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là đại diện khúc sông của gia đình và khúc sông sau này còn dạt dào hơn, mãnh liệt hơn nữa.

Đọc thêm:

Có thể nói, tác giả Nguyễn Thi đã xây dựng lên hình ảnh nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những  đứa con trong một gia đình” mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm. Chị đã nối tiếp và làm rạng rỡ, vẻ vang hơn truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-02-26 22:25:46.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*