Phân tích nhân vật Chí Phèo của nhà văn nam cao hay nhất

phân tích nhân vật chí phèo

Phân tích nhân vật Chí Phèo

Đề bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo

Nam Cao là một nhà văn chuyên viết về người nông dân. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông viết về hình ảnh người nông dân bị “lưu manh hoá” trước xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân, đó là tác phẩm “Chí Phèo”  Đây là tác phẩm được đánh giá như một kiệt tác của nền văn học Việt Nam hiện đại với nhân vật điển hình là Chí Phèo.

Liên quan: Sơ đồ tư duy Chí Phèo độc lạ nhưng hiệu quả

“Chí Phèo” được sáng tác năm 1941 với nhan đề đầu tiên là “Cài lò gạch cũ”. Sau đó, nhà xuất bản Đời mới đã đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”, Và khi in lại trong tập “Luống cày”, nhà văn  Nam Cao đã đặt lại tên tác phẩm là “Chí Phèo”, tên gọi nhân vật chính của câu chuyên.

Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều hiện hữu một cách sâu sắc bởi tựa đề đã đề cập đến mọt số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo. Truyện ngắn này đã khắc họa số phận của một con người từ anh canh điền hiền lành, lương thiện đã bị “lưu manh hoá” trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Không ai khác, đó là Chí Phèo.

Có thể nói, Chí Phèo mang bản chất của con người hiền lành, lương thiện. Hắn là một đứa trẻ mồ côi không cha, không mẹ được những người nông dân lương thiện truyền tay nhau nuôi lớn. Khi lớn lên, hắn sống bằng chính sức lao động của mình. Hắn hiền lạnh và cũng có những ước mơ hết sức nhỏ nhoi, giản dị “từng ao ước có một gia đình “. Chí Phèo khi đó là một con người nghèo khổ, hiền lành, đáng thương, là một người nông dân lương thiện.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Hai Đứa Trẻ

Năm 20 tuổi, Chí đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. Lúc ấy được bà ba gọi lên bóp chân, hẳn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. “Hai mươi tuổi, người ta không hoàn toàn là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt” và “người ta không thích những gì người ta khinh”. Hắn biết phân biệt được tình yêu chân chính và những ham muốn đê hèn. Hắn là một người có đủ ý thức về phẩm chất của một con người, là một người lương thiện, có nhân cách và lòng tự trọng.

Hắn có thể sống một cuộc sống bình yên như bao người khác nhưng không, do Bá Kiến ghen tuông và hơn nữa, trong xã hội ấy “người ta có thể bị đẩy vào tù bằng bất cứ lí do gì”. Và chính nhà tù đã tiếp tay cho Bá Kiến giết đi một phần người trong con người Chí, đánh dầu bước khởi đầu trong quá trình”lưu manh hoá” của Chí Phèo.

Sau một quãng thời gian ở tù, Chí Phèo như đã biến thành một con người khác, một kẻ lưu manh, côn đồ. Nam Cao đã miêu tả: “Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”.

Chỉ riêng ngoại hình ấy thôi cũng đủ khiến mọi người thấy hắn trông khắc hẳn. Không chỉ biến dạng về nhân hình, Chí Phèo còn tha hoá về cả nhân cách. Hình ảnh Chỉ Phèo được tác giả tái hiện lại qua những cơn say triền miền, những hành động chửi bới vô thức, rồi cả rạch mặt ăn vạ nữa. Tiếng chửi của một kẻ say rượi có vẻ vu vơ, mơ hồ nhưng thật ra lại rất tỉnh táo, có văn vẻ, có thứ tự.

Đọc thêm: Vội vàng (phần 1): Sơ đồ tư duy chi tiết

Hắn muốn được giao tiếp với mọi người nhưng dù là bằng hình thức tồi tệ nhất cũng không được. Rồi sau đó, khi mà hắn bị Bá Kiến lợi dụng trở thành tay sai đắc lực. Hắn đã “phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”. Hắn làm tất cả những việc ấy trong khi say, “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm”.

Tưởng chừng con quỷ dữ ấy đã mất hết đi nhân tính nhưng “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, bản chất lương thiện chỉ bị che khuất  đi và nó chưa hoàn toàn biến mất. Sự xuất hiện của Thị Nở trong cuộc đời Chí Phèo như làn gió thổi vào đống tro tàn đã tắt từ lâu. Thị đã khơi dậy bản chất vốn có của hắn. Cuộc gặp gỡ ấy tuy tình cờ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc đời Chí Phèo.

Trong một đêm uống rượu say, hắn gặp Thị ngủ quên khi ra sông kín nước rồi họ “ăn nằm” với nhau. Những ngày sống với Thị Nở là những ngày Chí trở về làm một người lương thiện đúng nghĩa. Bằng tình yêu và sự quan tâm của Thị Nở khiến Chí cảm động, làm hồi sinh, thức tỉnh phần người trong Chí, Chí Phèo đã thức tỉnh lương tâm, muốn làm hòa với tất cả mọi người và muốn làm một người hiền lành, lương thiện.

phân tích nhân vật chí phèo
Phân tích nhân vật Chí Phèo

Bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí ăn giải cảm khiến Chí “thấy mắt mình hình như ươn ướt” bởi đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho, là lần đầu tiên hắn “được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà”. Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo rất tỉnh táo và sợ rượu. Trong trạng thái ấy, Chí nghe thấy những thanh âm của cuộc sống ngày nào cũng có nhưng giờ hắn mới nghe thấy như tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Rồi hắn “nao nao buồn”.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy chữ người tử tù dài ngắn không quan trọng

Hắn nhớ đến ước mơ “có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, “nuôi một con lợn làm vốn liếng”, “khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” thời còn trẻ của hắn. Chí thấy mình già, cô độc, thấy mình đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời. Lần đầu tiên sau bảy, tám năm ở tù về, Chí được sống với cảm giác của con người. Hắn đã ý thức được thực tại của mình: tuổi già, đói rét, ốm đau và hắn sợ sự cô đơn. Lúc tỉnh táo, trông Chí rất hiền.

Chí khao khát có một mái ấm với Thị Nở. Chí đã bộc lộ niềm ước mong ấy qua câu nói: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ”? và câu nói được coi như một lời cầu hôn, tỏ tình: “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Trong văn chương hiện đại có câu tỏ tình nào chân thật và hay đến thế? Nhưng ước mơ ấy không thể thực hiện bởi định kiến xã hội đã không chấp nhận và ủng hộ đôi lứa xứng đôi này.

Bà cô của Thị Nở không cho Thị Nở lấy Chỉ bởi những định kiến của bà hay cũng chính là những định kiến mà xã hội này dành cho Chí: “”Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ”. Đây cũng là lúc Chí không còn nơi bám víu bởi Thị Nở đã từ chối hắn, chiếc phao cứu sinh duy nhất của cuộc đời Chí đã không còn nữa.

Chí rơi vào bi kịch bị cự tuyệt tình yêu, cự tuyệt quyền làm người. Còn gì đau đớn hơn khi bị chặn đứng con đường hoàn lương? Định kiến xã hội đã đè bẹp, bóp nát khát vọng chân chính trong con người của Chí. Hắn đến nhà bà cô thị Nở để rạch mặt ăn vạ nhưng rồi trong vô thức, hắn đã đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện vì hắn biết không ai khác ngoài bá Kiến đã đẩy mình rơi vào bi kịch này.

Tiếng nói đòi lương thiện của Chí đã để lại bao day dứt: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”. Hắn rút dao, xông vào và giết bá Kiến rồi tự sát. Cái chết của Chí là cái chết đầy tức tưởi: hắn “giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi”, mắt trợn ngược, mồm “ngáp ngáp”, “ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra”, hắn muốn nói nhưng không ra tiếng.

Con đường trở về làm người lương thiện phải trả giá bằng cái chết đau đớn. Chí Phèo chết để giải thoát cho sự bế tắc của chính mình, Chí Phèo chết để đòi quyền được sống. Chi tiết kết thúc tác phẩm là chi tiết Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “thoáng thấy hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua”. Nam Cao thật tài tình khi xây dựng chi tiết này. Phải chăng, ông muốn khái quát rằng nếu xã hội vẫn còn những kẻ thống trị như bá Kiến thì cũng sẽ còn những số phận bi kịch như Chí Phèo.

Chí Phèo là nhân vật điển hình cho những người nông dân bị tha hóa, biến dạng cả về nhân hình và nhân tính ở làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nhà văn đã xây dựng nhân vật Chí Phèo bằng nghệ thuật trần thuật tự nhiên, linh hoạt và hệ thống ngôn từ đặc sắc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả đã đạt đến đỉnh cao. Giọng điệu Nam Cao lạnh lùng nhưng luôn chan chứa tinh thần nhân đạo. “Chí Phèo” là một sáng tạo độc đáo của Nam Cao, được ông xây dựng là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ngoài ra, thông qua nhân vật này, nhà văn còn lên tiếng tố cáo hiện thực xã hội vô nhân đạo, cướp đi sự lương thiện của con người và chặn hết mọi con đường hoàn lương của họ. Đồng thời, ông cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc khi lên tiếng đòi quyền sống, quyền lương thiện cho con người.

Phân tích nhân vật Chí Phèo

3/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-02-19 00:07:28.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*