Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích

Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích
Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích

Đề bài: Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích

Bàn luận về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, có ý kiến cho rằng: “Khi Mị nghĩ đến cái chết là lúc khát vọng sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt nhất”. Hãy phân tích các đoạn văn dưới đây để làm rõ ý kiến trên.

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.

….Từ nay Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mặt ứa ra. 

…Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

– A Phủ cho…

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại vừa thở vừa nói:

– Ở đây chết mất,

(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Hướng Dẫn Làm Bài

Đọc thêm: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong Vợ Chồng A Phủ

Khái quát khát vọng sống của Mị của các đoạn trích

Truyện Vợ chồng A Phủ, một tác phẩm để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với những kiếp đời trâu ngựa mà còn có một đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo, chi tiết nghệ thuật làm xúc động tâm hồn người đọc một cách sâu sắc.

Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa xuân và đêm mùa đông cứu A Phủ. Điều đặc biệt là nhà văn đã nhấn mạnh sức sống của Mị qua những lần Mị nghĩ đến cái chết. Phải chăng chính cái chết đã giúp Mị ý thức đầy đủ nhất của sự sống trọn vẹn trong thân phận một con người.

Phân tích Khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích

Khái quát chung về Mị

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị – người nô lệ đã đứng lên gỡ bỏ gông cùm, xiềng xích để đến với ánh sáng của tự do. Viết về nhân vật của mình, Tô Hoài tâm sự: ““Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.

Giải thích ý kiến

Sống không chỉ là sự tồn tại về thể xác mà còn là trọn vẹn về cả thể xác lẫn tâm hồn. Mị đã sống kiếp con dâu gạt nợ bị bóc lột sức lao động, tra tấn về thể xác, khô kiệt cả sức sống trong tâm hồn. Khi ý thức được tình cảnh đau khổ của bản thân cũng là lúc Mị muốn kết liễu cuộc đời của mình. Mâu thuẫn giữa khát vọng sống và thực tại hoàn cảnh đã dẫn đến ý nghĩ về cái chết của sự giải thoát. Điều đó chúng ta cũng có thể bắt gặp trong bi kịch của Chí Phèo, bi kịch của Hồn Trương Ba…

Ba lần nói đến cái chết là ba lần Mị khát khao sự sống mãnh liệt. Điều đó chứng tỏ khát vọng sống dù trải qua rất nhiều đau khổ, cay đắng vẫn âm thầm tiềm tàng và mãnh liệt. Nó không bị vùi lấp đi nhường chỗ cho một tâm hồn khô cằn, vô cảm.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy: Vợ chồng a phủ đúng chuẩn

Mỗi khi nhân vật được đặt trong hoàn cảnh đặc biệt với những tác nhân bên ngoài thì khát vọng sống lại trỗi dậy mãnh liệt nhất. Đó có thể là sức sống của mùa xuân với sự hồi tưởng, liên hệ qua tiếng sáo của hiện tại với quá khứ. Đó có thể là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ với A Phủ.

Qua ba lần sức sống trỗi dậy người đọc thấy được sự chuyển biến tâm lí của nhân vật. Khát vọng sống bị kìm nén để trỗi dậy thành hành động quyết liệt tự giải thoát bản thân.

Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích

A/ Đoạn văn 1

Mị là cô gái xinh đẹp tài năng. Cô đáng được hưởng một cuộc đời hạnh phúc êm ấm. Nhưng trớ trêu thay gia đình Mị phải đeo đẳng món nợ truyền kiếp từ thời cha Mị cưới mẹ Mị không đủ tiền phải vay nhà thống lý Pá Tra. Món nợ ấy trút xuống đôi vai Mị và cũng từ đây cuộc đời Mị lật sang một trang mới – trang đời vô cùng đắng cay nghiệt ngã đó là sự “lay lắt đói khổ, nhục nhã”.

Mị muốn tự kết  liễu cuộc đời mình trong lần trốn về nhà. Vì ham sống nên Mị không  chấp nhận kiếp sống tủi nhục, chết ngay trong cõi sống. Nhưng với Mị, thời  điểm ấy, cái chết là phương tiện để giải thoát chứ không phải là mục đích của Mị.

Qua đó thấy được một tâm hồn cao đẹp của Mị, một trái tim dũng cảm, không muốn mình phải sống như con trâu con ngựa, sống mà như chết. Mị muốn sống một cuộc sống cho ra sống. Mị khao khát sống cuộc đời tự do, bay bổng như tiếng sáo, được sống với tình yêu của tuổi trẻ. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt hơn cả sự sống.

Rồi Mị chỉ bưng mặt khóc “Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng. Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết” vậy đấy, số kiếp con người đã định đoạt, Mị chấp nhận về làm con dâu gạt nợ, chấp nhận cuộc sống – sống không bằng chết của mình.

Đọc thêm: Phân tích vẻ đẹp chiếc lưới vó ở đầu truyện và cuối truyện

Một cô gái đã rất can đảm tìm đến nắm lá ngón, nhưng lại can đảm hơn để sống với sự khổ cực của mình, rốt cuộc vẫn là một trái tim nhân hậu, hiếu thảo, và bản lĩnh. Khi Mị không còn nghĩ đến cái chết nữa là khi Mị chấp nhận cuộc sống lùi lũi như con rùa nuôi nơi xó cửa.

B/ Đoạn văn 2

Mị là một cô gái có sức sống tiềm tàng, một khao khát tự do,  hạnh phúc mãnh liệt. không có sự bạo tàn nào vùi dập, trói buộc nổi, nhất là khi  được ngoại cảnh tác động. khi mùa xuân tràn về các làng Mèo, trai gái tụ tập  bên nhau nô đùa, nhảy múa, thổi sáo gọi bạn tình, Mị đã sống lại những chuỗi ngày tự do.

Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích
Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích

Mị không cam chịu bóng tối ngột ngạt, u ám của kiếp nô lệ phong kiến. Thực tại A Sử không cho cô đi chơi tết, nhưng cô rất khao khác được đi như bao cô gái khác cùng trang lứa. Mị và A Sử không có lòng với nhau nhưng vẫn ở với nhau.

Trong khi đó, tiếng sáo đã khiến Mị đã quên đi cảnh ngộ thực tại để hành động theo tiếng gọi  giục giã, tha thiết, rạo rực, cháy bỏng từ trái tim khát khao hạnh phúc, tình yêu của bản thân mình. Tiếng sáo của thực tại thôi thúc Mị nhớ đến tiếng sáo của quá khứ. Mị nhớ về tuổi trẻ tự do, hạnh phúc với tình yêu.

Quá khứ êm đềm trỗi dậy như dòng suối miên man chảy vào miền ký ức ngọt ngào của thời thanh xuân” Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Tín hiệu cuộc sống, niềm yêu đời, say đời trở lại đã đưa Mị tìm lại được ý niệm về thời gian, Mị sống với thời gian quá khứ và từ đó nàng nhận ra thời gian, không gian thực tại.

Đối lập giữa quá khứ với thực tại, giữa khát vọng tự do bay bổng và sợi dây cường quyền thần quyền, đang trói buộc thân phận của người con gái đã làm Mị lại nghĩ đến nắm lá ngón, lại nghĩ đến cái chết. Mị thương chính số phận của mình bây giờ, Mị đau trong cảnh “sống không ra người” này của mình.

Đọc thêm: Phân tích hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ Phùng

Mị chọn khoảnh khắc hạnh phúc nhất để chết, vì chết lúc ấy người ta dễ mang theo hạnh phúc và dễ bỏ khổ đau lại phía sau. Mị tìm đến cái chết vì muốn quên đi thực tại đau khổ với thân phận không bằng con trâu con ngựa. Mị tìm đến cái chết vì muốn quên đi quá khứ tươi đẹp nơi mình được là chính mình.

Mà “nghĩ đến cái chết” là biểu hiện cao độ nhất của lòng ham sống. Đó chính là sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Ngọn lửa của lòng ham sống ấy đã bị dập tắt một cách phũ phàng nhưng dư vang của nó vẫn ngưng đọng trong tâm hồn. Cái đêm mùa xuân ấy càng nhấn sâu vào vết thương lòng trong cuộc đời Mị. Dẫu biết rằng đốm lửa vẫn âm ỉ trong lòng Mị. Khát vọng ấy trong Mị là những đợt sóng ngầm nhưng nó sẽ trỗi dậy ngày mai để trở thành sóng thần để cuốn đi bao tủi nhục của hôm nay.

C/ Đoạn văn 3

Mị sau khi cởi trói cho A Phủ cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy (…) và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

Mị đã nghĩ đến A Phủ rồi và lúc này Mị mới lo sợ cho chính mình có thể phải chết. Từ sự thôi thúc cấp bách của cảnh ngộ hiện tại, từ tiếng gọi thiêng liêng, bất tử của cuộc sống độc lập, tự do.

Lúc này, giữa ranh giới cái chết và sự sống, tự do và nô lệ, Mị cũng vụt chạy hổn hển gọi: “A Phủ cho tôi đi! Một tình yêu nảy nở từ sự hy sinh và một tình yêu đáp lại từ sự đồng điệu của tâm hồn, của khát vọng sống. Một cuộc giải phóng đời mình tuy là tự phát nhưng thật sự đã diễn ra. Nếu như Hồng Ngài như địa ngục trần gian giam hãm thể xác và tâm hồn Mị thì đó là sự vượt ngục tất yếu để tìm đến tự do, cũng chính là nét độc đáo của ngòi bút Tô Hoài: ngòi bút của chủ nghĩa nhân đạo.

Đọc thêm: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả

Ở lần này khác với những lần muốn tìm đến cái chết trước đó thì Mị lại nghĩ về cái chết và sợ cái chết đang chờ mình. Chính suy nghĩ này đã khiến Mị không còn cam chịu nhẫn nhục chịu đựng mà vùng dậy tự giải thoát, chạy theo tiếng gọi của ánh sáng tự do.

Bình luận

Mị có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sức sống đó được bộc lộ ngày một mãnh mẽ và có ý nghĩa tích cực hơn. Ban đầu Mị định dùng lá ngón tự tử- sức phản kháng dù tiêu cực nhưng mạnh mẽ, lần thứ hai khi xuân về, nghe tiếng sáo vọng, Mị muốn đi chơi xuân- hành động phản kháng theo tiếng gọi của hạnh phúc. Và lần cắt dây trói, đi theo A Phủ là đỉnh điểm của sức phản kháng trong Mị, cô vượt qua cả nỗi sợ hãi vốn tồn tại trong mình từ rất lâu để tìm đến tự do.

Khẳng định lại khát vọng sống của Mị

Qua hình tượng nhân vật Mị ở 3 chặng khác nhau của cuộc đời Mị, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả thực trạng cuộc  sống bị áp bức, đè nén, chà đạp đến cùng cực, của số phận những con  người nhỏ bé nơi miền núi cao Tây Bắc, tố cáo, vạch trần tội ác của bọn phong kiến nơi ấy đồng thời phát hiện nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người tập trung ngòi bút ngợi ca sức sống tiềm tàng của họ. Đó cũng chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo toát lên từ nhân vật trung tâm của thiên truyện hấp dẫn này.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-04-30 14:20:26.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*