Phân biệt giữa dạng bài liên hệ và so sánh

Phân biệt giữa dạng bài liên hệ và so sánh: Hôm nay Hocvan12 sẽ gửi đến cho mọi người một bài viết ngắn nhưng nó là một bước đệm cực kì quan trọng để các bạn có thể hiểu rõ và phân biệt Phân biệt giữa dạng bài liên hệ và so sánh.

Kể từ năm 2023, tức là từ kì của các anh chị 2000 thì đề thi văn sẽ vào 2 dạng bài đó là so sánh tác phẩm và liên hệ giữa các tác phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc làm bài và ôn tập của các bạn sẽ thay đổi rất nhiều so với trước đây.

Vậy làm sao để nắm bắt được hai dạng bài này và cách nào để phân biệt như thế nào là liên hệ và so sánh để có thể làm bài tốt hơn tránh lạc đề thì bài viết này sẽ giải quyết những vấn đề đó cho bạn.

Ngoài ra hãy ghé thăm kho tài liệu văn học của Hocvan12 để tải về nhiều tài liệu bổ ích nha.

Đừng quên: 

Soạn Bài: Việt Bắc Chưa Bao Giờ Đơn Giản Như Vậy Với Sơ Đồ Tư Duy

Sơ đồ tư duy: dạng bài so sánh hai tác phẩm 12

I: Điểm giống nhau giữa liên hệ và so sánh

Điều đầu tiên chúng ta nhận thấy đó là hai dạng bài này rất giống nhau và thực chất chúng để là cách để đối chiếu hai hoặc nhiều văn bản với nhau. Bản chất của chúng là như vậy.

Ơ! tại sao không dựa vào sự giống nhau ấy để đưa ra một phần mở bài và kết bài chung giữa hai dạng đề này nhỉ? Và mình sẽ cung cấp cho các bạn công thức chung cho phần mở bài và kết bài của hai dạng bài này.

a/ Mở bài:

Công thức: “Nhà văn A có phong cách sáng tác là A1, nhà văn B có phong cách sáng tác là B1. Thế nhưng họ lại đồng điệu khi viết về đề tài C “

Và mình sẽ sử dụng công thức trên để làm thử một mở bài cho các bạn thấy:

sự giống nhau và khác nhau
Điểm giống nhau giữa liên hệ và so sánh

“Nói đến Tô Hoài ta hiểu ông là nhà văn am hiểu tập quán các vùng miền, là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo, với những thể loại phong phú và đa dạng khác nhau. Còn nói đến nhà văn Kim Lân, ông là bậc thầy trong việc xây dựng tình huống truyện, có ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc. Hai nhà văn trên, họ có trong mình những phong cách sáng tác khác nhau. Nhưng họ lại đồng điệu khi viết về đề tài người phụ nữ là nạn nhân của hoàn cảnh. Điều này được thể hiện rõ nhất trong nhân vật Mị trong Vợ Chồng A Phủ và người vợ không tên trong Vợ Nhặt “

Đó là một phần mở bài hoàn chỉnh cho hai tác phẩm Vợ Chồng A Phủ và Vợ nhặt. Một phần mở bài tốt thì cũng đồng nghĩa với một phần kết bài hay. Và đây cũng là điều mà mọi người hay bỏ qua nhất trong khi nó không hề khó.

Xem thêmSoạn bài Tây Tiến: Tất cả thu gọn lại bằng sơ đồ tư duy

b/ Kết bài:

  • Thứ nhất trong phần kết bài bạn phải tổng kết được nội dung và nghệ thuật chung của hai hay nhiều tác phẩm mà đề yêu cầu.
  • Thứ hai: Đây là điều mà các bạn chưa hề có. Đó là vai trò của các tác phẩm đó đối với nền văn học Việt Nam. Nó ảnh hưởng ra sao, tác động như thế nào tới xã hội. Đó là những điều mà chúng ta cần nói trong một phần kết bài.

II: Sự khác nhau giữa liên hệ và so sánh

Sự khác nhau này thể hiện rõ nhất trong phần thân bài. Và chúng ta phải luôn nhớ với nhau một điều đó là: So sánh đó chính là đối chiếu một cách cân bằng các tác phẩm với nhau còn liên hệ đó là nhờ vào đối chiếu để làm rõ hơn về tác phẩm này. Điều này thể hiện rõ ở cách làm của từng dạng bài.

dạng bài so sánh
Sự khác nhau giữa liên hệ và so sánh

a/ Dạng bài so sánh

Ở phần thân bài chính ta sẽ có 3 luận điểm chính cần phải nhớ tới:

  • Thứ nhất: Phân tích tác phẩm A
  • Thứ hai: Phân tích tác phẩm B
  • Thứ ba: Chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau giữa hai tác phẩm rồi chốt lại vấn đề.

Thế nhưng như mình đã nói từ đầu ở dạng bài so sánh thì không có tác phẩm nào hơn hay cả tất cả đều chia ra tỉ lệ 50-50. Và một điều nữa các bạn cần phải nghĩ tới đó là năm nay chúng các bạn phải thi kiến thức của 3 năm học tức là đề bài ra có thể là so sánh giữa 3 tác phẩm tương ứng với 10, 11, 12. Thì cách làm vẫn như vậy có điều bài làm sẽ dài hơn và nhiều thức cần phải làm hơn.

b/ dạng bài liên hệ

Khác với so sánh thì liên hệ không đề cao tính cân bằng và điều đặc biệt ở đây đó là kiến thức của lớp 12 luôn chiếm số lượng lớn hơn. Nói như vậy tức là sao. Đề bài có thể là liên hệ giữa 2 tác phẩm cũng có thể là 3 tác phẩm.

  • Với hai tác phẩm việc phân tích tác phẩm A chiếm 70% và đây phải là tác phẩm 12 , tác phẩm B sẽ là 30%
  • Với ba tác phẩm thì tác phẩm A sẽ là 60% còn tác phẩm B và C chỉ là 20%.
  • Tìm ra điểm giống và khác sau đó chốt lại vấn đề.
dạng bài liên hệ
dạng bài liên hệ

Đó là sự khác nhau và giống nhau giữa hai dạng bài so sánh và liên hệ. Qua bài viết này mình không hướng dẫn quá nhiều về cách làm của hai dạng bài này mà mình chỉ muốn mọi người hiểu và phân biệt rõ điểm khác nhau giữa so sánh và liên hệ để từ đó có cách tư duy nhanh khi gặp một trong hai dạng bài.

Và tất nhiên đây là bước khởi đầu thứ 2 sau bước 1 ở bài so sánh hai tác phẩm lớp 12. Sau này Hocvan12 sẽ có những bài hướng dẫn kĩ hơn về cách làm hai dạng bài này và các bạn cũng sẽ được luyện tập nhiều hơn nữa. Nắm chắc được cái cơ bản nhất thì mọi người mới có chạy thật nhanh về đích.

Đừng bỏ lỡ:

 Thương Vợ: Soạn Bài Dễ Dàng Ghi Nhớ Thật “Dai”

Soạn bài: Câu cá mùa thu bằng sơ đồ tư duy

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2018-11-08 07:16:18.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*