Học văn đúng cách! Mình chắc hẳn đây là câu hỏi không phải cũng có thể trả lời được. Vì thực tế nó là như vậy, không ai có thể định nghĩa được một khái niệm trìu tượng cả. Nhưng bạn đã bao giờ thực sự học văn một cách nghiêm túc chưa thì mình nghĩ đây là câu hỏi mà mọi người có thể thẳng thắn trả lời.
Chúng ta không thể nào biết được học văn ra sao mới là đúng khi mà chính chúng ta không thực sự nghiêm túc với nó, không dành cho môn văn một khoảng thời gian riêng. Và rồi dần dần bạn đã bỏ lỡ qua nhiều kiến thức, điều đó đồng nghĩa với môn văn dần trở nên đáng sợ và cũng đáng ghét trong mắt mọi người.
Và Hocvan12 mong rằng qua bài viết này có thể khơi gợi nên hứng thú đối với bộ môn này, dù biết rằng để học tốt văn là vô cùng khó nhưng việc đạt điểm trung bình đến khá sẽ dễ dàng hơn đối với tất cả các bạn.
Đừng bỏ lỡ: Tổng quan giữa Liên Hệ & So Sánh: Nhận biết và phân biệt
Đừng bỏ lỡ: Soạn bài Tây Tiến: Tất cả thu gọn lại bằng sơ đồ tư duy
Cách để học văn đúng cách
1/ Thực sự nghiêm túc với văn học
Điều đầu tiên mà mọi người cần phải làm đó là có một thái độ nghiêm túc với bộ môn văn, mình xin được gọi là tôn trọng. Hãy xóa bỏ những ý nghĩ kiểu như sao nó khó vậy, học thuộc hết chỗ này làm sao được… thật là đáng sợ. Nếu bạn thực sự muốn thi văn hoặc là chỉ muốn làm tốt bài tốt nghiệp của mình thì ngay từ bây giờ hãy bỏ những suy nghĩ đó đi.
Trong giờ văn thì đừng lấy toán, lấy anh ra làm nữa, cô giáo giảng bài thì hãy tập chung nghe một xíu, học văn bằng thái độ chăm chú khi bạn học toán, học anh hay môn nào đó mà bạn thích. Văn học là tấm gương phản ánh bản thân con người. Vậy nên tôn trọng nó đồng nghĩa bạn đang tôn trọng mọi người.
2/ Thái độ đối học văn
Mọi người đã bao giờ đặt ra cho mình một câu hỏi rằng bản thân mình đã bao giờ tập trung trong giờ văn chưa. Hay là hết quay xuôi rồi quay ngược, hết gục rồi nằm ra bàn. Học văn không khó vậy nên mọi người hãy cố gắng một chút. Và mình có một cách để bạn thấy được niềm vui trong văn học và không cần học quá nhiều vẫn nhớ được kiến thức.
Ngắn gọn bằng hai từ “tưởng tượng “. Nghe có lạ không! Mình tin là nó không lạ một chút nào và nhiều bạn đã biết cách mình đang nói là gì rồi. Ví dụ khi các bạn đọc bài thơ Tây Tiến bạn có thấy hình ảnh của vùng núi Tây Bắc hiện ra trong đầu mình không?
Mọi người có thấy những dốc núi cao ngút ngàn, dựng đứng khi đọc đến câu thơ “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, hay vẻ đẹp của những người thiếu nữ vùng Tây Bắc khi tiếng khèn cất nên, hoặc là hình ảnh của những người chiến sĩ đầu không mọc tóc.
Còn mình thì những hình ảnh đấy đều được mình tưởng tượng ra theo dòng suy nghĩ và trong kiến thức xã hội của mình. Những hình ảnh đấy có thể đầy oai hùng với người này nhưng có thể đầy vui vẻ với người kia. Đó là cách tốt nhất để bạn không mất quá nhiều thời gian trong việc học thuộc và ghi nhớ những ý chính.
XEM THÊM: Soạn Bài Tây Tiến: Tất Cả Thu Gọn Lại Bằng Sơ Đồ Tư Duy
3/ Có cần chăm chỉ luyện viết không?
Học bất kì môn gì thì đều cần luyện tập cả nhưng đối với môn văn thì sao. Bạn có cần ngồi hàng giờ để làm hàng chục bài tập như toán, như hóa không?
Mình xin thưa là không, học văn cần luyện tập nhưng không cần phải quá nhiều mà hãy làm sao để bạn cảm thấy thoải mái nhất khi học văn vì văn học là tấm gương phản chiếu chính bản thân bạn. Bạn vui thì học văn sẽ thấy nhiều điều hay còn khi bạn buồn thì văn học trở nên thật tẻ nhạt.
Và các bạn cũng không nên đi học thêm quá nhiều văn để làm gì. Học nhiều chưa chắc đã tốt bằng học ít mà hiểu. Hãy thay thế 2 giờ bạn ở lớp học thêm để ở nhà làm một số bài tập mà thầy cô giáo giao ở trên lớp vì mình biết các bạn không chỉ học mỗi buổi sáng mà còn cả buổi chiều.
Cố gắng ghi nhớ những thứ quan trọng ngay khi học buổi sáng và ôn luyện nó khi học biểu chiều và về nhà làm bài tập. Có thể ban đầu bạn sẽ gặp khó khăn khi viết nhưng cứ thử đi viết những gì mình thích vì nó sẽ giúp bạn hình thành văn phong của bản thân.
Điều quan trọng nhất đối với môn văn là gì?
Mọi người nghĩ điều quan trọng nhất đối với môn văn là gì? Nội dung văn bản, phong cách nghệ thuật…. Còn mình thì thấy điều quan trọng nhất với văn học là kiến thức xã hội và công thức.
Bạn không cần phải viết qua nhiều nhưng bạn phải có nhiều hiểu biết về xã hội. Vì sao thì câu trả lời phản ánh quá rõ trong đề thi. Khuynh hướng ra đề hiện nay họ không còn tập chung quá nhiều vào các văn bản mà họ sẽ hướng tới những kiến thức ngoài xã hội.
Điển hình như câu nghị luận xã hội, tại sao người ta lại gọi là nghị luận xã hội vì kiến thức để bạn dạng bài này đều lấy từ xã hội đều từ cái nhìn của bạn với cuộc sống. Cái nhìn có sâu sắc, hiểu biết có rộng thì bài văn mới hay.
Và càng hiểu biết thì ngôn ngữ của bạn càng chịu ảnh hướng từ bên ngoài, bạn sẽ có một cách viết trưởng thành hơn, sâu sắc hơn trong ngôn từ và trong mọi dạng bài: “đọc một bài văn của một em nhỏ người ta thấy hay vì sự hồn nhiên trong câu từ còn đọc một bài văn của một học sinh lớp 12 người ta cảm thấy phải suy nghĩ vì những cảm xúc, những ý kiến rất riêng của các bạn về cuộc sống mà người lớn đôi khi không hiểu được”.
Đừng bỏ lỡ: Soạn bài Tây Tiến: Tất cả thu gọn lại bằng sơ đồ tư duy
Và điều thứ hai, cho dù bạn có nắm chắc kiến thức tới đâu mà không nhớ cách làm của mỗi dạng bài thì có lẽ bài làm của bạn sẽ rất lộn xộn. Vậy nên, hãy khắc ghi thật kĩ từng bước làm của mỗi dạng bài vì giám khảo sẽ dựa vào từng bước của bạn làm vào tìm ra các ý để cho điểm.
Mong rằng những ý kiến của mình sẽ không làm cho mọi người cảm thấy khó chịu mà thay vào đó là một thái độ khác về môn văn để mọi người có thể tiến bộ hơn. Học văn để làm được 9 điểm là rất khó nhưng 8 điểm thì bạn hoàn toàn có thể làm được. Đó là tất cả ý kiến để học văn đúng cách của riêng mình.
Xem thêm:Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn Văn Ngắn Gọn Bằng Sơ Đồ Tư Duy, Khắc Ghi Kiến Thức
Originally posted 2018-10-04 08:29:52.
Để lại một phản hồi