Người Lái Đò Sông Đà ôn thi đại học theo hướng mới 2023

học văn 12

Người Lái Đò Sông Đà ôn thi đại học theo hướng mới 2023 cung cấp một số đề thi người lái đò sông đà theo hướng mới năm 2023 các bạn chú ý dạng đề và bài làm mẫu để có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

Liên quan: Đề thi Vợ Chồng A Phủ theo hướng mới 2023

Đề Bài: Người lái đò sông đà theo hướng mới

      Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Đà trong nhiều cảnh sắc, khi là thác nước và những cửa ải đá:

Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này…”

      Khi là vẻ đẹp của dòng chảy trữ tình được nhìn từ trên cao:

“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruợu bữa, lù lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”

      (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016)

     Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của sông Đà trong hai đoạn văn trên, từ đó làm rõ cảm hứng ng

Bài Làm Người Lái Đò Sông Đà ôn thi đại học

     Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là mỗi bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương. Bằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa, cùng lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và những khám phá mới mẻ trong chuyến đi trải nghiệm thực tế ngược dòng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang bút ký đặc sắc, tái hiện một cách độc đáo vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của sông Đà cũng như thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Bắc qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. Dưới ngòi bút tài hoa đầy nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ mà thơ mộng, trữ tình. Đó chính là vẻ đẹp của con sông Đà hay cũng chính là vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc.

Đọc thêm: Việt Bắc ôn thi đại học năm theo hướng mới 2023

     Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà được trích từ tập “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, là thành nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ Quốc không chỉ để thoả mãn tìm những miền đất mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên. Và có thể nói, hình tượng con sông Đà là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”.

Là một con sông độc đáo, đầy cá tính khi là dòng sông duy nhất chảy ngược về phương Bắc, ở sông Đà có một vẻ đẹp đa chiều rất riêng biệt. Viết về sự hung bạo, dữ dội của thác nước và những cửa ải đá, nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.

      Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.

       Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này…”. Với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá tài tình, Nguyễn Tuân đã làm sông Đà hoá thân thành một sinh thể dữ dằn, hung bạo với những âm thanh gầm réo ghê sợ của thác nước. Bên cạnh đấy, tác giả còn liệt kê hành loạt những từ ngữ giàu hình ảnh dùng để miêu tả âm thanh của tiếng nước lúc “nghe như là oán trách”, lúc lại như là “van xin”, khi thì “khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc nó “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”.

      Với tài hoa nghệ thuật của mình, nhà văn Nguyễn Tuân làm sông Đà hiện lên trước mắt người đọc với toàn cảnh cả một “chân trời đá” đã bày thạch trận trên sông với tất cả sự “ngỗ ngược”, hung hãn, mỗi hòn đá có gương mặt riêng, nhiệm vụ riêng trong thạch trận bày sẵn dụ con thuyền, mỗi hòn đá là một tên lính thủy hung tợn.

Đọc thêm: Đề thi Tây Tiến theo hướng mới năm 2023

Bằng việc sử dụng ngôn ngữ giàu sức tạo hình với các động từ, tính từ có khả năng miêu tả, thủ pháp so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị, kiến thức phong phú từ các lĩnh vực địa lý, lịch sử, điện ảnh, quân sự, …các câu văn mang âm hưởng mạnh mẽ, ào ạt như thác ghềnh sông, Nguyễn Tuân như đem ta đến với thiên nhiên Tây Bắc, cảm nhận rõ được sự hung bạo, dữ dội của con sông đầy cá tính này.

     Hung bạo, dữ dội là thế, nhưng khi nhìn từ trên cao xuống, sông Đà vẫn mang một vẻ đẹp dịu dàng, trữ tình: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruợu bữa, lù lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

      Đoạn trích là sự quan sát tỉ mỉ, đầy công phu ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ. Với biện pháp so sánh đầy sức gợi tả, sông Đà lúc này “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”. Ở đây ta còn thấy được một nét đẹp đặc biệt khác của sông Đà, sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn trong so sánh của Nguyễn Tuân “mùa xuân dòng xanh ngọc bích”, “mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruợu bữa, lù lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.

     Với những biện pháp nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo; ngôn ngữ phong phú, sống động, gợi hình, gợi cảm, câu văn mang âm điệu trữ tình, lắng sâu, êm ái. Đoạn trích đã cho ta thấy một nét đẹp dịu dàng, nên thơ của sông Đà. Không còn là một dòng sông dữ dằn hay hung bạo nữa, sông Đà giờ đây dịu dàng, thơ mộng, trữ tình như tao nên sự yên ả, bình lặng cho cả khoảng trời núi rừng Tây Bắc.    

       Không chỉ là sự mạnh mẽ, hung bạo hay trữ tình thơ mộng của dòng sông đà, hai đoạn trích còn là cảm hứng nghệ thuật sâu sắc của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong cái nhìn Nguyễn Tuân, Sông Đà hiện lên với những tính cách đối lập, vừa dữ dội, vừa duyên dáng, như công trình nghệ thuật tuyệt mĩ của thiên nhiên.

Đọc thêm: Tây Tiến ôn thi đại học theo hướng mới

Đó là vẻ đẹp đầy cá tính của dòng sông, là “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc tác giả muốn khám phá, kiếm tìm.  Thông qua những lời văn ca ngợi núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng thì là tình yêu tha thiết, say mê với thiên nhiên, đất nước; sự tài hoa, uyên bác thể hiện qua cái nhìn tinh tế và sự cảm nhận độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.

      “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên. Dưới ngòi bút đầy tài hoa và nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã làm vẻ đẹp hùng vĩ mà trữ tình của con sông Đà nổi bật lên trên nền thiên nhiên Tây Bắc, và qua đó cũng cho ta thấy được những cảm hứng nghệ thuật sâu sắc của ông.

Đọc thêm: Người Lái Đò Sông Đà ôn thi đại học (đề thi người lái đò sông đà theo hướng mới)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-02-15 14:36:32.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*