Kiến thức trọng tâm Câu Cá Mùa Thu ngắn gọn dễ nhớ
Tìm hiểu chung
– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn.
– Quê quán: Xã Yên Đổ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
– Đỗ đầu 3 kì thi –> Tam nguyên Yên Đổ.
– Là người tài năng, cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân.
– Về sáng tác: Cả chữ Hán, Nôm hiện còn khoảng hơn 800 bài, nhiều thể loại. Có 2 mảng thơ: trữ tình, trào phúng.
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy: Câu cá mùa thu
Kiến thức quan trọng
Cảnh thu
– Điểm nhìn: Trên một chiếc thuyền câu, trong một cái ao nhỏ.
– Hướng quan sát: Từ gần đến cao xa và trở về gần –> Cảnh thu mở ra nhiều hướng.
– Bức tranh thu:
+ Ao thu, nước trong, thuyền câu, ngư ông, sóng biếc, lá vàng, trời xanh, gió, mây, trời, ngõ trúc…
–> Mỗi hình ảnh có một đặc điểm riêng, hài hoà với nhau.
+ Màu sắc: tràn ngập màu xanh: xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo…; điểm xuyết nét vàng (lá vàng).
–> Sắc màu dịu nhẹ, đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ.
+ Đường nét, chuyển động:
Sóng hơi gợn tí | Lá khẽ đưa vèo |
Tầng mây lơ lửng | Ngõ trúc quanh co |
==> Cảnh thu tĩnh lặng và thanh thoát
==> Cảnh thu đẹp mộc mạc, bình dị, gần gũi và thân thiết.
Tình thu
– Cảnh thu tĩnh lặng tưởng như tâm hồn nhà thơ cũng đang tĩnh lặng và thư thái.
– Nhà thơ là một ẩn sĩ, đang vui hưởng thú nhàn: Câu cá, ngắm cảnh.
– “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”: Mặt ao khuấy động, xôn xao, tâm hồn Nguyễn Khuyến cũng không thể nào yên, còn trăn trở, băn khoăn vì thời thế, vì đất nước.
Nghệ thuật
Cảm nhận, miêu tả tinh tế (lạnh lẽo, gợn tí, vèo, bé tẻo teo).
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng kì lạ.
Vần “eo” (tử vận): độc đáo, diễn tả được một không gian thu nhỏ dần.
==> Bài thơ hài hoà cả về hình ảnh, màu sắc, đường nét, chuyển động.
Originally posted 2019-03-30 16:28:15.
Để lại một phản hồi