Hệ thống kiến thức Chiếc thuyền ngoài xa

soạn bài chiếc thuyền ngoài xa

Hệ thống kiến thức Chiếc thuyền ngoài xa

Tìm hiểu chung

Tác giả

Nguyễn Minh Châu (1930- 19890) quê làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Tham gia quân đội từ năm 1950. 1962, ông về công tác tại phòng văn nghệ quân đội→ tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

“Ông thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).

Liên quan: Sơ Đồ Tư Duy Chiếc Thuyền Ngoại Xa Ngắn Gọn Dễ Hiểu

Hệ thống kiến thức Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu

Hoàn cảnh sáng tác

Sáng tác tháng 8 năm 1983; In trong tập truyện ngắn cùng tên.Tác phẩm thể hiện phong cách của tác giả: Tự sự- triết lí, ngôn ngữ dung dị đời thường.

Tác phẩm là một trong những sáng tác tiêu biểu của VHVN giai đoạn 1975- cuối thế kỉ XX

Bố cục

Phần 1: Từ đầu… đã biến mất: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Phần  2: Tiếp theo…chống chọi với sóng giữa phá: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện.

Phần 3: Còn lại: Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”.

Liên quan: Phân Tích Nhân Vật Tràng Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt

Tóm tắt ngắn gọn chiếc thuyền ngoài xa

Nghệ sĩ Phùng đến vùng ven biển chụp ảnh lịch và ông chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong buổi sớm có sương mù. Chiếc thuyền vào bờ, cảnh tượng kinh ngạc đã diễn ra: người chồng đánh vợ dã man, đứa con vì bảo vệ mẹ đã đánh lại bố…Phùng xông vào can thiệp…Người đàn bà được mời đến toà án huyện, chánh án Đẩu khuyên bà ta bỏ chồng, chị ta xin không bỏ người chồng đó, chị kể về đời mình… Trong rất nhiều tấm ảnh về cảnh biển, tấm ảnh về chiếc thuyền ngoài xa được trưởng phòng chọn làm bộ lịch cho tháng 7 năm sau.

Ý nghĩa nhan đề

Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, của cuộc sống. Cuộc sống bấp bênh, dập dềnh, trôi nổi của người dân chài. Hình ảnh ẩn dụ, hình tượng nghệ thuật: đó là nghệ thuật, nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn cuộc đời thì ở rất gần, rất thực.

Đọc thêm: Sơ Đồ Tư Duy Những Đứa Con Trong Gia Đình Dễ Học Dễ Hiểu

Kiến thức trọng tâm

Tình huống truyện

Nghệ sĩ Phùng choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.

Người nghệ sĩ kinh ngạc khi chứng kiến người đàn ông đánh vợ dã man trên bãi biển.

→ Tình huống nhận thức, khám phá trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc sống.

Đọc thêm: Sơ Đồ Tư Duy Hình Tượng Cây Xà Nu Và Nhân Vật Tnú

Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh

Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh

Cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong biển sớm mờ sương.

Một bức tranh nghệ thuật  đẹp, thơ mộng, một vẻ đẹp toàn bích từ đường nét đến màu sắc đều hài hoà. Nó vừa cổ kính vừa mơ màng như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.

Người nghệ sĩ bối rối ,xúc động, trái tim như có cái gì bóp thắt vào, tâm hồn mình trở nên trong trẻo, tinh khôi, hạnh phúc

→ Cái đẹp là đạo đức.

Hệ thống kiến thức Chiếc thuyền ngoài xa

Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí

Bạo lực trong gia đình hàng chài: người chồng đánh đập vợ, đứa con bênh vực mẹ đã đánh lại bố.

Ngạc nhiên, sững sờ , không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hoá lại là bi kịch của cuộc đời, là biểu hiện của cái xấu, cái ác.

→ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp- xấu, thiện- ác.

Đừng lầm lẫn hiện tượng với bản chất. Đừng vội đánh giá con người ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ.

Đọc thêm: Mở Bài Kết Bài Vợ Nhặt Đặc Biệt

Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

Người đàn bà hàng chài

Theo lời mời của chánh án Đẩu.

Thái độ sợ sệt, khúm núm, lúng túng.

Từ chối lời đề nghị và sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng vì:

+ Chồng là chỗ dựa qtrọng trong cuộc đời người đàn bà hàng chài nhất là khi biển động, phong ba.

+ Chị cần hắn để nuôi con, chị đâu chỉ sống cho riêng mình, còn phải sống vì chúng nữa.

+ Có lúc cả gia đình sống hoà thuận, vui vẻ.

Cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả cơ cực. Thầm lặng cam chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh.

Thương con sâu sắc, hiểu sâu sắc lẽ đời, kín đáo, cảm thông với chồng, không oán trách chồng, coi chồng cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh mà thôi. Giàu lòng vị tha, bóng dáng người phụ nữ Việt Nam bao dung độ lượng.

Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.

Đọc thêm: Sơ Đồ Tư Duy: Vợ Nhặt Của Nhà Văn Kim Lân

Người đàn ông độc ác

Trước kia là anh con trai hiền lành, cục tính→ người chồng vũ phu, mái tóc tổ quạ, chân chữ bát, hai con mắt đầy vẻ độc dữ vừa là nạn nhân của cuộc sống khắc nghiệt vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình.

Lên án gay gắt không đồng tình với hành động thô bạo với vợ.

Không thể nhìn đời, nhìn người 1 phía, phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ. Phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.

Đọc thêm: Phân Tích Rừng Xà Nu Truyện Ngắn Xuất Xắc Của Nguyễn Trung Thành

Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và chánh án Đẩu

Người nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng giao cho chụp một bức ảnh… chứng kiến cảnh người đàn ông đánh đập người đàn bà.

Là người lính căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, vì lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh; bất bình và can thiệp trước cảnh hành hạ của người chồng. Anh hiểu rõ trước khi là nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp hãy làm một người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời, biết hành động để có cuộc sống xứng đáng với con người.

Đọc thêm: Vợ Chồng A Phủ Full: Những Vấn Đề Quan Trọng

Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy “

Mỗi lần… “đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” nếu nhìn lâu hơn “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm tranh”. Cái màu hồng hồng của ánh sương mai là chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật. Còn hình ảnh “người đàn bà” bước ra từ bức tranh là hiện thân của những lam lũ, khốn khó  của đời thường. Nó là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.

Hệ thống kiến thức Chiếc thuyền ngoài xa
Hệ thống kiến thức Chiếc thuyền ngoài xa

Nghệ thuật chân chính không bao giờ dời xa cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc đời và phải luôn luôn vì cuộc đời.

Kết luận

Nghệ thuật

Ngôn ngữ người kể chuyện: thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hoá thân của tác giả→ lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục, tạo ra điểm nhìn sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống.

Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Phùng đến vùng biển để chụp một tấm ảnh về cảnh biển buổi sớm có sương: chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong làn sương sớm. Qua tình huống này, người nghệ sĩ không chỉ phát hiện ra những chân lí mà anh còn khám phá ra nhiều điều bí ẩn của cuộc sống và con người. Anh đã hiểu hơn cuộc sống của người dân lao động vùng biển và về bạn mình.

Xây dựng cốt truyện. Khắc hoạ nhân vật.

Nội dung

Câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thực cuộc đời đằng sau bức ảnh. Bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sau vẻ đẹp bên ngoài của đối tượng.

Hệ thống kiến thức Chiếc thuyền ngoài xa

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-01-28 15:06:26.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*