Giáo án bài Viếng Lăng Bác Viễn Phương ngắn gọn nhất

Giáo án bài Viếng Lăng Bác Viễn giúp học sinh cảm nhận được cảm xúc chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.                               

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

– Biết một tác phẩm thơ hiện đại.

– Cảm nhận đư­ợc cảm xúc chân thành, tha thiết của ngư­ời con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu

– Thấy đ­ược sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ

2. Kỹ năng :

– Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

3. Thái độ:       

– Hình thành thói quen yêu kính, tự hào về Bác

Tham khảo: Giáo án Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn ngắn gọn nhất (Giáo án bài Viếng Lăng Bác Viễn)

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,  KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một ngư­ời con ra viếng lăng Bác

– Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.

2. Kĩ năng

– Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình

– Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

– Giáo dục kĩ năng sống:

+ Tự nhận thức đư­ợc vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá, bình luận về ­ước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp, hình ảnh thơ trong bài thơ.

3. Thái độ: yêu quý, kính trọng Bác Hồ

4; Tích hợp giáo dục ANQP:

– Tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ (Giáo án bài Viếng Lăng Bác Viễn)

1. Thầy:

–  Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo , SGV.

– Tranh ảnh nhà văn và t­ư liệu về tác phẩm

2. Trò:

– Đọc kĩ văn bản

– Soạn bài theo các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn-  tập 2.

– S­ưu tầm thêm t­ư liệu về tác giả và tác phẩm

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC (Giáo án bài Viếng Lăng Bác Viễn)

* B­ước 1: ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số  và nội vụ)

* B­ước 2: Kiểm tra bài cũ: (5′)        

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học và làm bài ở nhà qua việc soạn bài.

– Phư­ơng án: Kiểm tra đầu giờ

Đọc thuộc lũng và diễn cảm khổ thơ em thích nhất trong bài thơ “ mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và nêu cảm nhận của em về khổ thơ em thích.

* B­ước3 : Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan               

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– GV cho hs quan sát một số bức tranh về chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu cầu hs nhận xét  
– Từ câu trả lời của hs , gv giới thiệu vào bài mới  
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
– HS trả lời
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 33’)

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian:  Dự kiến 6 – 7p

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

I. Hướng dẫn hs đọc – chú thích.
1. Bước 1. GV HD HS đọc.
Kĩ năng đọc – trình bày 1 phút
I. HS đọc, tìm hiểu chú thích.
1. HS đọc
* GV h­ướng dẫn học sinh đọc: giọng trang nghiêm, thành kính, tha thiết, xúc động
– Gv đọc mẫu
– Gọi hs đọc bài thơ, gọi nhận xét, GV sửa.
– Hs nghe hướng dẫn
– Hs nghe đọc mẫu, đọc, nhận xét cách đọc.  
* Bước 2. HD HS tìm hiểu chú thích
H. Nêu một vài nét chính về tác giả Viễn Phương?
* GV nhận xét và bổ sung thêm một số tư­ liệu về nhà thơ Viễn Phương, kể tên một số bài thơ của ông, đặc biệt là bài thơ đề từ tại đền thờ Bến Dược – Củ Chi
– Cho hs quan sát chân dung nhà thơ Viễn Phương  
2. HS tìm hiểu chú thích.
+ Hs nêu một vài nét về tác giả
– Hs khác nhận xét, bổ sung dựa vào tư­ liệu. Quan sát chân dung nhà thơ, ghi nhanh vào vở.
– Tên thật là Phan Thanh Viễn sinh 1928 quê ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang
– Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lư­ợng văn nghệ giải phóng Miền Nam từ những ngày đầu.
– Các tác phẩm chính của ông: Mắt sáng học trò; Đám cư­ới giữa mùa xuân; Như­ mây mùa xuân.
H.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
* GV bổ sung dựa theo lời tâm sự của nhà thơ Viễn Phương : Ra khỏi lăng trời bắt đầu mư­a. Tôi đi trong mư­a mà không biết đến gió mư­a. Những ý thơ hình thành trong đầu…”
* GV hư­ớng dẫn hs tìm hiểu từ khó( kiểm tra xác xuất)
+ Hs nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ – Hs nghe phần bổ sung
– Sáng tác 1976 khi tác giả lần đầu tiên  ra thăm Hà Nội. Khi ấy lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa mới khánh thành. Bài thơ đ­ược in trong tập “ Nh­ư mây mùa xuân” – 1978
+ Hs giải thích một số chú thích
II. GV hướng dẫ tìm hiểu văn bản  
1. Bước 1. Hs tìm hiểu khái quát
Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm
II .Hs tìm hiểu văn bản.
1. HS tìm hiểu khái quát
* Nêu yêu cầu:
– Hãy xác định thể loại, PTBĐ của bài thơ?
-Theo em mạch cảm xúc bao trùm toàn bài thơ và trình tự biểu hiện biểu hiện mạch cảm xúc trong bài thơ được thể hiện như thế nào? Cảm xúc ấy chi phối giọng điệu bài thơ như thế nào?
– Từ đó, hãy xác định bố cục của bài thơ?
* GV: gọi 2 HS TB đại diện trình bày. Nhiều HS nhận xét, bổ sung
* GV chốt :    
+ Hs hoạt động nhóm( 3 phút )
– Thống nhất ý kiến, cử thư kí ghi phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Nhận xét, bổ sung
– Hs lắng nghe gv chốt
-Mạch cảm xúc bao trùm: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi t/g từ miền Nam ra viếng lăng Bác
– Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1:Tâm trạng của tác giả khi đứng trước lăng
+ Khổ 2, 3: Tâm trạng của tác giả khi ở trong lăng
+ Còn lại: Nguyện ước của tác giả.
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết 2. HS tìm hiểu chi tiết
* Gọi HS đọc khổ 1. Nêu yêu cầu:
-Em có nhận xét gì về câu thơ mở đầu và cách xưng hô của tác giả với Bác?
– Cách dùng từ ”thăm” ở câu thơ đầu tiên thể hiện điều gì? Qua đó câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
*Khi còn sống, Bác luôn dành cho đồng bào MN 1 t/cảm đặc biệt “MN luôn ở trong trái tim tôi”. Đồng bào MN cũng luôn luôn mong được gặp Bác “Bác nhớ MN …… MN mong Bác nỗi mong cha”.
+ Hs đọc, trả lời cá nhân
– Hs khác nhận xét, bổ sung
– Nghe, ghi nhớ
+ Cách xưng hô “con” vừa biểu hiện sự ngưỡng mộ, thành kính vừa gần gũi thân thương gợi ra một không khí ấm áp, thân thương, sự mong mỏi, niềm vui sướng của một người con đi xa lâu ngày nay được trở về gặp lại người Cha già kính yêu.
+ Cách dùng từ ”thăm” đã tránh cảm giác đau buồn khi lần đầu tiên  gặp Bác nhưng Bác đã không còn, đồng thời còn gợi cảm giác thân mật gần gũi cho thấy trong tâm tưởng của nhà thơ Bác vẫn còn sống.
GV bình: Cây tre tượng trưng cho xứ sở Việt Nam, cho tinh thần bất khuất của con người Việt Nam. Đến thăm lăng Bác, Viễn Phương thấy cả dân tộc vẫn đứng quanh Người, vẫn tươi nguyên một sắc xanh Việt Nam và trong ”bão táp mưa sa” vẫn giữ một tấm lòng sắt son với Bác. Hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác đã được nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc, khiến câu thơ trở nên có chiều sâu suy nghĩ, cảm xúc, tạo không khí trang nghiêm thành kính khi vào lăng viếng Bác.
* Gọi HS đọc khổ 2.
Nêu yêu cầu:
H. Khổ thơ thứ hai được tạo nên bởi hai cặp câu với những nét nghệ thuật đặc sắc. Hãy chỉ ra và phân tích nét đặc sắc của nghệ thuật đó?
*Gv chốt lại:
Với nghệ thuật ẩn dụ, tác giả đã đưa Bác lên ngang tầm vĩ đại của vũ trụ và nhân loại. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng viết “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng,…. chân Người”. Song nhận ra lúc Người nằm trong lăng vẫn là vầng ”mặt trời rất đỏ” để sóng đôi và trường tồn với mặt trời của thiên nhiên thì đó là sáng tạo của riêng Viễn Phương. Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác tạo sự liên tưởng, tưởng tượng như vòng hoa lớn dâng lên Bác hàng ngày. Cách so sánh vừa thích hợp vừa mới là diễn tả sự tôn kính của nhân dân đối với Bác.
– Gv tổ chức hs hoạt động nhóm ( 3 phút )
* GV: gọi 2 HS TB đại diện trình bày. Nhiều HS nhận xét, bổ sung    
* GV: nhận xét, chốt
+ Hs đọc hai khổ thơ
– Tổ chức hs hoạt động nhóm( 3 phút)
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
– Hs lắng nghe
– Cặp câu 1.
+ Mặt trời trên lăng: hình ảnh mặt trời thực
+Mặt trời trong lăng: H/ảnh ẩn dụ thể hiện sự vĩ đại, cao cả của Bác. Người như vầng mặt trời đỏ chói ánh hào quang CM, mang lại sự sống cho đất nước, con người.  
– Cặp câu 2:
+Câu trên: hình ảnh thực về dòng người vào lăng viếng Bác
+Câu dưới: H/ảnh ẩn dụ kép. Dòng người vào lăng viếng Bác được ví như “tràng hoa” dâng lên Người. 79 mùa xuân: c/đời Bác tươi đẹp như mùa xuân, 79 tuổi của Bác là 79 mùa xuân Bác mang lại hạnh phúc, tự do, mùa xuân vĩnh viễn cho dân tộc.
+ Từ hình ảnh tả thực: từng đoàn người vào lăng viếng Bác đi chầm chậm thành vòng như đi trong triền miên của niềm thương nhớ  khiến tác giả liên tưởng đến tràng hoa. Hình ảnh tràng hoa vì thế mang ý nghĩa sâu sắc: cả cuộc đời của nhân dân ta như nở hoa dưới ánh sáng của Bác.. Và hàng ngày hàng giờ những tràng hoa từ mọi nẻo đường quê hương đất nước về đây dâng lên Người tấm lòng biết ơn thành kính
+ Hình ảnh 79 mùa xuân tượng trưng cho cuộc đời của Bác. Cuộc đời 79 tuổi của Bác đẹp như những mùa xuân. Mùa xuân của độc lập tự do, mùa xuân của niềm tin, tình yêu.
* Gọi HS đọc khổ 3. Nêu yêu cầu:
H. Hai câu thơ “Bác nằm … dịu hiền” gợi không khí trong lăng như thế nào? Nhận xét sự diễn tả của nhà thơ trong 2 câu thơ đó?
H. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho ta liên tưởng đến những gì?
-Em hiểu như thế nào về hình ảnh ”trời xanh” trong hai câu thơ cuối của khổ này?
– Tạisao tác giả bỗng nhiên lại ”nghe nhói trong tim”?
 
H. Với cảm xúc trào dâng “thương trào nước mắt” tác giả ước nguyện điều gì? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của khổ thơ? Qua đó em cảm nhận được điều gì về ước nguyện đó?
H. Ước muốn đó thể hiện tâm trạng gì của tác giả?  
* Tích hợp giáo dục ANQP: Em có cảm nhận gì về tình cảm mà nhà thơ cũng như nhân dân dành cho Bác? Bài thơ tưởng như kết thúc trong sự xa cách về không gian đâu ngờ lại tạo nên sự gần gũi trong tình cảm và ý chí. Người bước chân ra đi nhưng lòng còn ở lại. Viễn Phương thay mặt cho đồng bào Nam Bộ nói lên tình thương yêu, kính nhớ của mình khi được gặp Bác muộn màng. Không chỉ nhân dân Việt Nam mà thiếu nhi cũng như bạn bè khắp năm châu cũng dành cho Bác một tình cảm chân thành? GV kể lại một số câu chuyện thể hiện nội dung.
– Kĩ năng sống
H. Vậy là một người học sinh, em cần làm gì để đền đáp công ơn của Bác
Ước muốn chân thành của tác giả.
-Muốn làm…
Þ Ước muốn bình thường, giản dị mà có ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc: được ở gần Bác, vui quây quần bên Bác, làm vui cho một Người
->Tình cảm lưu luyến không muốn rời xa, khát khao được mãi mãi bên Bác
Þ Tấm lòng trung hiếu của người con với cha, nhân dân với Đảng, với Bác và cách mạng.  
* Gv phát phiếu học tập
– Hs làm bài vào phiếu
– Hs đổi bài, chấm chéo
Câu 1: ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ?
A: Thể thơ 5 chữ, giọng điệu tha thiết, rạo rực.
B: Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại.
C: Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, thiết tha, thành kính, lời thơ bình dị , gợi cảm.
D: Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca.
Câu 2: Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơNgày ngày mặt trời đi qua trên lăng /Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
A: So sánh     
B: ẩn dụ
C: Điệp ngữ   
D: Hoán dụ
Câu 3: Hiệu quả của phép tu từ tìm được trong hai câu trên là gì? A: Ca ngợi sự trư­ờng tồn, viĩnh hằng của hình ảnh Bác
B: Ca ngợi sự cao quí của hình ảnh Bác
C: Ca ngợi vẻ đẹp diệu kì của hình ảnh Bác
D: Ca ngợi công lao to lớn của Bác
Câu 4: Nội dung chính của văn bản là?
A: Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung của nhà thơ đối với Bác
B: Thể hiện tình cảm xót th­ương tự hào của tác giả
C: Thể hiện tấm lòng thành kính biết ơn ng­ười
D: Thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi ng­ười đối với Bác khi vào lăng viếng Bác
– Đáp án: 1- C; 2- B ; 3 – A ; 4- D
H. Đọc ghi nhớ SGK?
– GV chốt rồi chuyển
– Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp
III. Ghi nhớ (SGK)
1. Nghệ thuật:
– Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.
– Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu linh hoạt.
– Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
– Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.
2. Nội dung:
–  Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác.
– Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của người; nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, tác giả nói riêng khi Bác không còn. – Tâm trạng của nhà thơ lưu luyến và mong muốn được ở mãi bên Bác.
3. Ý nghĩa:
– Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
* Ghi nhớ/SGK

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Giáo án bài Viếng Lăng Bác Viễn)

+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm

+ Thời gian:  Dự kiến 4-5 p

+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo

– Kĩ thuật dạy học: động não

IV.Hư­ớng dẫn hs luyện tập
* Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ
– Nhận xét và cho điểm
* GV gọi HS điền nối, nhận xét.
* Gv đ­ưa bài tập 2 lên bảng phụ
– Gọi hs đọc yêu cầu
– Tổ chức hs hoạt động cá nhân  
– Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa
Kĩ năng Tư duy, sáng tạo
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1: Đọc thuộc lòng bài thơ
2. Bài 2. Điền nối
3.Bài tập 3: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ sau:         
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày dòng ng­ười đi trong thư­ơng nhớ
Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân

H: Hãy nối hình ảnh thơ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp”

A B
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam / Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Vẻ đẹp cao cả, trường tồn, vĩnh hằng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Vẻ đẹp sáng trong, thanh bình, gợi cảm
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên / Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẻ đẹp của niềm khát vọng hoà nhập, hoá thân.
  Vẻ đẹp kiên trung, bất khuất.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Giáo án bài Viếng Lăng Bác Viễn)

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Hs: Em đã được đến thăm lăng Bác chưa ? Em làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

  HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập  
Tìm đọc thêm một tác phẩm khác của tác giả
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* B­ước 4. Giao bài, hư­ớng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: 2 phút

a. Học bài:

– Học thuộc bài thơ , bài giảng và phần ghi nhớ

– Làm hoàn thiện bài tập 2

– Tập bình, cảm nhận một số đoạn thơ khác

b. Chuẩn bị bài

+ Soạn : Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

+ Yêu cầu:

– Trả lời các câu hỏi

– Phiếu bài tập, bảng phụ nhóm

– Sư­u tầm một số bài văn mẫu nghị luận về tác phẩm truyện

4.5/5 - (2 bình chọn)

Originally posted 2020-03-02 16:49:01.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*