Giáo án Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn đầy đủ nhất

Giáo án Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn giúp giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố và nhận biết những lỗi sai về liên kết trong đoạn văn.

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức :

– Củng cố và luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn.

– Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học

– Biết nhận ra những lỗi sai về liên kết trong một số đoạn văn

2. Kỹ năng :

– Nhận ra và sửa chữa một số lỗi về liên kết.

– Rèn luyện kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết đoạn văn, văn bản

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen dùng liên kết trong viết văn

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức.

– Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.

– Một số lỗi thường gặp trong tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng.

– Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản.

– Nhận và sửa được một số lỗi về liên kết.

3. Thái độ: cẩn thận, nghiêm túc trong  đặt câu, viết đoạn

4. Kiến thức liên môn : Tích hợp phần văn bản

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1.Thầy:

– Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng.

– Một số đoạn văn, bài văn mắc lỗi liên kết cần sửa chữa.

– Bảng phụ, phiếu học tập.

2.Trò:

– Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK, vở bài tập.

Tham khảo: 5 đoạn nghị luận xã hội 200 chữ hay nhất

IV.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.

 *Bước 1: Ổn định tổ chức lớp.

               – Kiểm tra sĩ số:

 *Bước 2: Kiểm tra bài cũ (5phút)

        – Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về các vấn đề liên quan với tiết học

       – Phương án: Kiểm tra trước khi học bài mới.

H. Thế nào là liên kết? Các câu ,các đoạn trong văn bản được liên kết với nhau bằng cách nào?

Bài tập: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 Chà chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý buột mồm nói ra một câu  rằng: “ Nhờ bóng quan lớn” là từng ngày nó nói xỏ ông. … , mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp….. thằng khốn nạn ấy , ông truy cho cùng, không cũn cú thể làm ăn mở mày mở mặt ra được nữa. … ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật thời ông ngoại gỡ khụng khộp thằng quan buộc vào tội “làm rối loạn trị an”..       .., việc công việc tư ông đều được trọn vẹn…., không những ông được hả giận lại cũng được tiếng mẫn cán là khác.                      

                                                    ( Nguyễn Công Hoan- Đồng hào có ma.) 

a. Chọn trong các từ: vỡ, mà rồi,thế là, bởi vỡ, tức thỡ điền vào chỗ trống trong đoạn trích trên để liên kết câu.

b. Cụm từ “ thằng khốn nạn ấy” thay thế cho cụm từ nào ở câu trờn?

*Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Em cần làm gì để sử dụng tốt liên kết câu và liên kết đoạn văn
– Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới
Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
– HS nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 5p

+ Hình thành năng lực:Giao tiếp:  nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác  

I. GV hướng dẫn H/s ôn lại lí thuyết
H. Em hãy cho biết liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì? Các phép liên kết? Vị trí các từ  liên kết trong đoạn, trong văn bản? Tác dụng của phép liên kết?
* GV gọi trả lời, gọi nhận xét, GV nhấn mạnh.
Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc, phân tích hợp tác
I. H/s ôn lại lí thuyết
+ H/s trả lời lí thuyết( 3 H/s), cả lớp nghe, nhận xét, nghe GV nhấn mạnh

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, .

+ Thời gian:  Dự kiến 38p

  + Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo

II.  Hướng dẫn thực hành luyện tập liên kết câu – Kĩ năng tư duy, sáng tạo
II. Luyện tập liên kết câu
* Gọi hs đọc các đoạn văn của bài tập 1
– Gọi hs nêu yêu cầu bài tập
– Gv tổ chức hs thảo luận nhóm ( 4 phút )
– Gọi đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
– Gv chốt    
1, Bài 1. Xác định phép liên kết câu và liên kết đoạn.
a. Liên kết câu: sử dụng phép lặp từ ngữ:“ trường học” – Liên kết đoạn: sử dụng phép thế : tổ hợp đại từ “ như thế” thay thế cho câu “ Về mọi mặt…phong kiến”
b. Liên kết câu: lặp từ vựng “văn nghệ” – Liên kết đoạn: lặp từ vựng “sự sống, văn nghệ”
c. Liên kết câu: lặp từ vựng: thời gian , con người – Phép nối: “bởi vì” nối câu đó với câu trước
d. Liên kết câu: dùng các cặp từ trái nghĩa: yếu đuối – mạnh, hiền  lành – ác.
* Gọi hs đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
– Gọi hs làm bài
– Nhận xét, bổ sung  
2. Bài 2. Tìm các cặp từ trái nghĩa có tác dụng liên kết câu.
– Các cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm thời gian vật lý với thời gian tâm lý giúp hai câu văn liên kết chặt chẽ với nhau: thời gian vật lý – thời gian tâm lý, vô hình – hữu hình, giá lạnh – nóng bỏng, thẳng tắp – hình tròn, đều đặn như một cái máy – lúc nhanh lúc chậm.
*  Gọi hs nêu yêu cầu bài tập 3
– Tổ chức hs thảo luận nhóm bàn ( 5 phút )
– Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung, nêu cách sửa chữa các lỗi ấy
– GV kết luận
* Sửa chữa đoạn 1: Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên kia một dòng sông. Anh chỉ nhớ hồi đầu mùa  lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.  
3. Bài 3. Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung,  cách sửa chữa các lỗi ấy.
a. Ý nghĩa của các câu tản mạn, mỗi người nói đến một đối tượng khác nhau, không tập trung làm rõ chủ đề của cả đoạn
b. Trình tự các sự việc được nêu trong các câu không hợp lý.
– Cần phải thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nỗi ý hồi tưởng để tạo sự liên kết với câu 1. “Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Suốt hai năm ấy (chồng ốm nặng), chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.
* Gọi hs nêu yêu cầu bài tập – Tổ chức hs hoạt động cá nhân – Gv nhận xét,chốt  4, Bài 4. Tìm lỗi liên kết hình thức và nêu cách sửa
a. Lỗi : dùng đại từ thay thế không phù hợp. Câu 2 dùng đại từ số ít  “ nó”, câu 3 dùng đại từ số nhiều
– Nên dùng thống nhất một đại từ: chúng
b. Lỗi: dùng hai từ “văn phòng”“hội trường” không đồng nhất với nhau trong trường hợp này
– Nên thay từ “hội trường” ở câu hai bằng từ “văn phòng”
* Gọi hs đọc yêu cầu bài tập – Tổ chức hs hoạt động cá nhân – Gv nhận xét, sửa chữa. 5, Bài 5. Viết đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống trong đó có sử dụng các phép liên kết
– Hoặc: có chủ đề: Em yêu lời ru của mẹ.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng luyện tập liên kết câu và liên hệ thực tiễn.

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Hs : Đặt 2 câu văn có phép liên kết?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Phân tích phép liên kết trong một số văn bản em đã học
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4. Hướng dẫn về nhà: 2 phút

a. Học bài:   Làm hoàn thiện bài tập 5

                     Làm bài tập trong sách bài tập

b. Chuẩn bị bài:                                    

– Yêu cầu: Trả lời các câu hỏi trong sgk

– Một số bài văn, đoạn văn mẫu về vấn đề tư tưởng đạo lí.

Xem thêm: Giáo án chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ngắn gọn

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-02 15:38:58.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*