Giáo án Ôn tập văn học Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Giáo án Ôn tập văn học

Giáo án Ôn tập văn học giúp HS nêu được chủ đề, những thành tựu của các thể loại qua các chặng đường phát triển của chương trình Ngữ văn 11.

Tham khảo: Giáo án Tiếng mẹ đẻ Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học :

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

 -Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về lịch sử VN, nước ngoài giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến hết XX;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Ôn tập văn học

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa của giai đoạn VH thuộc chương trình Ngữ Văn 11-Nêu được  chủ đề, những thành tựu  của các thể loại qua các chặng đường phát triển.

b/ Thông hiểu:Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến  sự phát triển của văn học.Những đóng góp nổi bật của giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX và đầu XX đến 8-1945. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế

c/Vận dụng thấp: Lấy được những dẫn chứng để chứng minh.

d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về  hoàn cảnh lịch sử xã hội ra  để lí giải nội dung,nghệ thuật của tác phẩm văn học.

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn học sử

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử

c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX và từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945; Văn học nước ngoài.

– Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn học giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX và từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 ;Văn học nước ngoài.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giai đoạn văn học.

 – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này    

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các bộ phận văn học, xu hướng văn học giai đoạn này;

  – Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (Giáo án Ôn tập văn học)

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh các tác giả tiêu biểu Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đến cách mạng tháng tám năm 1945, tác giả VHNN, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán các tác giả, tác phẩm;
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:          
– GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Như vậy là chúng ta đã thực hiện nội dung đọc hiểu Văn bản Ngữ văn 11 Hôm nay, chúng ta ôn lại văn học giai đoạn này để khắc sâu kiến thức.
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.  
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.    
– Có thái độ tích cực, hứng thú.

 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 70 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1 :
-GV: yêu cầu HS ôn tập và hệ thống kiến thức theo câu hỏi trong sgk HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
– Điểm khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại trên các bình diện: nội dung cảm hứng; cách cảm nhận thiên nhiên, con người; cảm hứng chủ đạo; hình thức nghệ thuật…  
@ Hs trả lời câu 1 theo cá nhân , cho ví dụ; GV nhận xét , giảng bổ sung và chốt ý chính cần ghi nhớ.  
GV hỏi nâng cao: Các bài Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ đều theo thể thất ngôn trường thiên (3 hoặc 4 khổ); nhưng tại sao không phải là thơ cũ?
– Đó chỉ là sự giống nhau về phần xác (hình thức); còn phần hồn (tinh thần của cái “tôi” cá nhân, nỗi buồn cô đơn trước mênh mông trời rộng sông dài, nỗi sầu vũ trụ (Tràng giang); nỗi buồn, cô đơn vì xa cách, vì mong mỏi, hi vọng và thất vọng vói một mối tình đơn phương trong bênh tật (Đây thôn Vĩ Dạ), thì chỉ có trong thơ mới.
* CÂU 1:  
+Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh XH thực dân nửa PK.
+Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại: Nho sĩ và quan lại)
+Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt đối (thơ trung đại cái ta – tính phi ngã)
+Thơ mới ảnh hưởng thi pháp VH Phương Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp VH trung đại Trung Hoa)
Định hướng: học sinh bám vào nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm, để lập bảng so sánh. Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh hai tác phẩm
* GV cho HS thảo luận Câu 2 đến câu 8 và gọi HS phát biểu.
@ Hs phát biểu Vì sao phải đến Xuân Diệu quá trình hiện đại hóa văn học mới vươn tới đỉnh cao của sự hoàn tất?
*GV hướng dẫn HS kẻ  bảng hệ thống
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Câu 2+3 SGK
Nhóm 2: Câu 4+5 SGK
Nhóm 3: Câu 6 SGK
Nhóm 4: Câu 7+8 SGK
Lưu biệt khi xuất dươngHầu Trời là hai bài thơ ra đời vào đầu thế kỉ XX. Cụ thể là Phan Bội Châu viết Lưu biệt khi xuất dương  năm 1905 và Tản Đà viết Hầu Trời năm 1921. Đây là thời kì mở đầu cho quá trình hiện đại hoá. Thành tựu chưa có gì nổi bật. Cả hai bài thơ mới chỉ đề cập được phần nào cái tôi- ý thức cá nhân à khẳng định mạnh mẽ để tạo nên vẻ đẹp lãng mạn hào hùng ở Phan Bội Châu, tài hoa, phóng túng, ngông nghênh hơn người ở Tản Đà. Hai bài thơ này chỉ là điểm giao thời, một gạch nối của hai thời đại thi ca.
– Phải đến Vội vàng của Xuân Diệu thì ý thức cá nhân của con người mới thực sự trỗi dậy mạnh mẽ. Đó là sự cuồng nhiệt đến hết mình khi giao cảm với thiên nhiên và con người. Nhà thơ bộc lộ khát vọng: “tôi muốn tắt nắng đi… bay đi”. Giao cảm hết mình với đời, Xuân Diệu đã xây dựng một thiên đường mặt đất và có quan niệm mới mẻ về nhân sinh, về thời gian và đời người. Một chút buồn thi sĩ gửi cùng thiên nhiên, chia sẻ với con người. Để từ đó bộc lộ cách sống vội vàng.
– Phải đến Xuân Diệu quá trình hiện đại hoá văn học mới vươn tới đỉnh cao của sự hoàn tất.  

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: Câu 2+3 SGK

Lập bảng thống kê về 2 tác phẩm

  Lưu biệt khi xuất dương Hầu Trời
Nội dung – Lí tưởng của trang nam nhi là chủ động xoay trời chuyển đất, làm việc kì lạ, không để cuộc sống chỉ đạo mình. – Khẳng định sự đóng góp của cá nhân với cuộc đời và tin tưởng vào thế hệ mai sau theo dòng lịch sử. – Xót xa trứơc tình cảm đất nước, phê phán học vấn nền thi cử đạo Nho. – Khát vọng mạnh mẽ lên đường -Một cái tôi tài hoa, phóng túng, khẳng định tài năng văn chương hơn người và khao khát được thể hiện giữa cuộc đời. – Phần nào nêu được cuộc sống của người cầm bút.
Nghệ thuật – Xây dựng được hình tượng mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng – Thể hiện thơ tuyên truyền của Phan Bội Châu à hướng ngoại xây dựng hình ảnh kì vĩ, mạnh mẽ. – Có nhiều sáng tạo. giọng điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh.

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: Câu 4+5 SGK

  Nội dung Nghệ thuật
Vội vàng của Xuân Diệu– Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, với con người, với cái đẹp của thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con người. Từ đó có quan niệm mới mẻ về nhân sinh. Nỗi buồn về thời gian một đi không bao giờ trở lại, đời người hữu hạn. Để từ đó có cách sống vội vàng.– Giọng điệu say mê sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh.
– Kết hợp giữa cảm xúc và mạch luận lí.
Tràng giang của Huy Cận– Huy Cận gửi nỗi buồn của mình, cái tôi cô đơn trước thiên nhiên sông dài trời rộng và cả những vật hữu hình nhỏ bé, trôi nổi. Đồng thời đọng lại trong tình yêu quê hương đất nước.– Bài thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn có giọng điệu gần gũi thân thuộc ở hình ảnh trong thơ.
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử – Bức tranh đẹp trong sự giao cảm với thiên nhiên và con người, để từ đó nhà thơ bộc lộ nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng. Một nỗi buồn với bao uẩn khúc trong lòng. Một tình cảm tha thiết với đời, với người.– Giàu hình ảnh biểu hiện nội tâm. Ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng.
Tương tư của Nguyễn Bính – Diễn tả tâm trạng của chàng trai lúc tương tư. Để từ đó thấy được hồn quê hoà lẫn với cảnh quê. Từ thương nhớ đến hờn giận, trách móc, chàng trai bộc lộ khát vọng hạnh phúc lứa đôi.– Miêu tả diễn biến tâm trạng. Kết hợp giữa hồn quê và cảnh quê.Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị, giọng thơ ngọt ngào, tha thiết làm sống dậy hồn xưa đất nước.
Chiều xuân của Anh Thơ– Bức tranh chiều xuân tiêu biểu ở đồng bằng Bắc bộ hiện lên với không khí và nhịp sống ở nông thôn.
– Với cảnh vật của mùa xuân êm ả.
– Thủ pháp gợi tả làm nổi bật không khí, nhịp sống ở nông thôn.
– Dùng cái động để tả cái tĩnh.

Câu 5:

  Nội dung Nghệ thuật
Chiều tối Hồ Chí Minh Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt của người tù cộng sản. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của Bác.Bài thơ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại. Mạch thơ có sự vận động mạnh mẽ.
Lai Tân Hồ Chí Minh – Bài thơ như một tứ cười hóm hỉnh đầy tính chất trào lộng thâm thuý vào xã hội Trung Hoa dân quốc thời Tưởng Tạo nên kết cấu đặc biệt ở câu cuối để giọng điệu châm biếm nhẹ mà đau.
Từ ấy Hồ Chí Minh Lời tâm nguyện của người thanh niên trong bước đường giác ngộ lý tưởng Đảng. Đồng thời bộc lộ niềm vui, say, tràn trề sức sống khi đón nhận lý tưởng Đảng.Vận động về tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu.
Nhớ đồng Tố HữuNỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, con người, Qua đó bộc lộ niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do.Sử dụng thơ có kết câu điệp thể hiện diễn biến tâm trạng
Tôi yêu em Pu- skin Lời giãi bày tình yêu, thẫm nỗi buồn của tâm hồn yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Ngôn ngữ giản dị kết hợp giữa cảm xúc và lý trí
Nhân vật Bê-li-cốp Sê- khốpQua nhân vật này, Sê- khốp phê phán lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ, ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn thức tỉnh mọi người: không thể sống như thế mãi được. Xây dựng nhân vật điển hình. Giọng kể chậm dãi, giễu cợt châm biếm, mỉa mai mà pha chút buồn đời. Chi tiết ấy ấn tượng: cái vỏ bao
Giăng Van- giăng Huy- gôNgười ban phát tình thương cho những kẻ khốn khổ Chịu nhiều hy sinh, thiệt thòi vì người khác. Trong hoàn cảnh bất công, tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền. Nhóm ngọn lửa niềm tin vào tương lai. Xây dựng cử chỉ, lối nói nhân vât. Tạo nên sự đối lập giữa nhân vật Giăng Van- giăng và Gia- ve. Nụ cười trên môi của Phăng – tin là hình ảnh lãng mạn tăng thêm vẻ đẹp của Giăng Van – giăng.

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận: Bài thơ Tôi yêu em của Puskin hay và sâu sắc như thế nào?

-Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn chân thành, mãnh liêt, nhân hậu, vị tha.

-Ngôn từ giản dị, tinh tế.

-Điệp ngữ tôi yêu em.

* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

  Nội dung Nghệ thuật
Nhân vật Bê-li-cốp Sê- khốp Qua nhân vật này, Sê- khốp phê phán lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ, ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn thức tỉnh mọi người: không thể sống như thế mãi được.Xây dựng nhân vật điển hình. Giọng kể chậm dãi, giễu cợt châm biếm, mỉa mai mà pha chút buồn đời. Chi tiết ấy ấn tượng: cái vỏ bao
Giăng Van- giăng Huy- gôNgười ban phát tình thương cho những kẻ khốn khổ Chịu nhiều hy sinh, thiệt thòi vì người khác. Trong hoàn cảnh bất công, tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền. Nhóm ngọn lửa niềm tin vào tương lai. Xây dựng cử chỉ, lối nói nhân vât. Tạo nên sự đối lập giữa nhân vật Giăng Van- giăng và Gia- ve. Nụ cười trên môi của Phăng – tin là hình ảnh lãng mạn tăng thêm vẻ đẹp của Giăng Van- giăng.

3.LUYỆN TẬP (Giáo án Ôn tập văn học ) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tràng giang ( Huy Cận)
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
Hình tượng nhân vật trữ tình: con người trước bao la trời rộng, sông dài, con người khao khát tình đời, tình người, cảm nhận thấm thía mối sầu cô đơn “Mênh mông không một chuyến đò ngang
– Không cầu gợi chút niềm thân mật – Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Nỗi buồn nhân thế vốn có cơ sở thực tại, khi nó tìm thấy những đồng điệu ấy là khi nó thể hiện được tiếng nói cúa một thế hệ, thế hệ “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền. Nỗi “nhớ nhà” như thế không cần một hình ảnh tương đồng, nó sẵn chất chứa trong lòng người, phản chiếu tình cảm lớn: tình cảm với Tổ quốc, đất nước.

 4.VẬN DỤNG (Giáo án Ôn tập văn học ) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: Theo nhà văn Hoài Thanh, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Đặc điểm đó của thơ Xuân Diệu được thể hiện như thế nào ở bài thơ Vội vàng?  
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
1.Giảỉ thích : “mới”: là mới mẻ, hiện đại. Ở đây bao hàm sự so sánh giữa thơ Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX với thơ Việt Nam thời kì trung đại ; “mới nhất” : là từ chỉ tính chất hiện đại được thể hiện ở mức độ cao nhất, nhiều nhất ; “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” là ý kiến khẳng định Xuân Diệu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào Thơ mới với các đặc điểm nội dung (quan niệm, đề tài, chủ đề tư tưởng,…) và nghệ thuật (thể loại, ngôn ngữ thơ, cách thể hiện ý, tình trong thơ,…).
2.Phân tích :
– Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc và khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ (ngợi ca mùa xuân, ngợi ca cuộc đời, ngợi ca tuổi trẻ, sự tiếc nuối thời gian, tiếc nuối tuổi xuân đi qua không trở lại, lởi kêu gọi sống hết mình, sống cuồng nhiệt, ống đến kiệt cùng của cảm giác, cám xúc,…) so với xúc cảm và quan niệm của một số tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới mà các em đã biết (Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,…).
– Những cách tân về thể loại, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và quan niệm mang tính triết lí; giọng điệu trữ tình sôi nổi, mê say (vui vẻ, ngập tràn hạnh phúc trước vẻ đẹp của mùa xuân, cuộc đời, nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian, giục giã, hối hả tận hưởng cuộc sống tuổi trẻ,…), ngôn ngữ nghẹ thuật giàu tính hình tượng, giàu cảm xúc,… so với những cách tân nghệ thuật ở một số tác phẩm của tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới mà các em đã biết (Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,…). 3. Khẳng định giá trị của tác phẩm và những đóng góp to lớn của Xuân Diệu cho công cuộc cách mạng thơ ca Việt Nam hiện đại. Vội vàng là tuyên ngôn về lẽ sống và thể hiện đặc điểm phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu, là một minh chứng cho vị trí của nhà thơ trong thơ hiện đại “mới nhất trong các nhà thơ mới

5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Chọn một bài thơ cách mạng của Bác Hồ, Tố Hữu (ngoài SGK) hoặc của tác giả khác; học thuộc và viết lời bình khoảng l – 2 trang.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Sưu tầm và viết lời bình khoảng l – 2 trang về những bài thơ đã được chọn.

Xem thêm: giáo án về luân lí xã hội ở nước ta ngữ văn 11 hay nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-18 23:20:49.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*