Giáo án Nói Với Con lớp 9 hay nhất được chia làm 2 cột. Cột thứ 1 sẽ là phần kiến thức trọng tâm của tác phẩm, cột thứ 2 lần phần câu hỏi giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc giảng dạy.
liên quan: Sơ đồ tư duy bài Nói với con ngắn gọn
I. Tìm hiểu chung – Phát hiện trả lời. – Phát hiện trả lời. – Giải nghĩa từ. – Nghe. – Nghe. – Đọc – Tự bộc lộ. – So sánh. – Xác định bố cục. – Phát hiện trả lời. | I. Tìm hiểu chung 1.Chú thích: a. Tác giả Y Phương, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh 1948. – Quê Trùng Khánh – Cao Bằng – dân tộc Tày – 1993 Chủ tịch hội Văn nghệ Cao Bằng – Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi. b. Tác phẩm: – Trích trong cuốn “Thơ Việt Nam” (1945-1985) c. Từ khó: Sgk. 3. Đọc 4.Phương thức biểu đạt – Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự 5. Thể thơ – Thể thơ tự do 6. Bố cục: 2 phần + Đoạn1: (Từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Nói với con về tình cảm cội nguồn (tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con) + Đoạn 2: còn lại: Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương |
II. Phân tích + Thực hiện nhiệm vụ. + Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. – Nghe, lưu sản phẩm. – Suy nghĩ trả lời. – Phân tích, bình. – Suy nghĩ trả lời – Khái quát trả lời. – Trình bày cảm nhận. – Suy nghĩ trả lời. – Khái quát trả lời. – Phân tích, bình. + Thực hiện nhiệm vụ. + Đại diện các cặp đôi chia sẻ trước lớp; nhận xét, phản biện. – Nghe, lưu sản phẩm. | II. Phân tích 1. Nói với con về tình cảm cội nguồn. + Lời đầu tiên của người cha nói với con lại là nhắc nhở con về tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người: Với nghệ thuật điệp ngữ, cách nói giàu hình ảnh mà cân thực, tác gải muốn khẳng định: Con được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương, che chở, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. – Tiếp theo người cha nhắc nhở con về tình làng xóm: Bằng những hình ảnh cụ thể, nghệ thuật điệp ngữ, những động từ có sức gợi tả, tác giả khẳng định con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. 2. Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. – Cuộc sống cằn cỗi, hiểm trở, gian khổ. – Với cách diễn đạt mộc mạc của người miền núi, nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, dùng thành ngữ, tác giả ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình: – Can trường, dũng cảm, vượt lên gian khổ, yêu quý, gắn bó với mảnh đất quê hương bằng ý chí bằng niềm tin của mình – Chân chất, mộc mạc nhưng khoẻ mạnh giàu ý chí, tự tin trong cuộc sống, không nhỏ bé, tầm thường. – Lao động sáng tạo để tồn tại, giữ vững truyền thống dân tộc, không chịu chùn bước trước khó khăn gian khổ. – Người cha muốn con nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo, văn hóa của người đồng mình để nhắc nhở con không được quên cội nguồn, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. |
III. Tổng kết – Thảo luận. – Báo cáo kết quả, nhận xét, phản biện. | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật – Giọng điệu thiết tha, trìu mến. Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc và vẫn giàu chất thơ.Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. 2.Nội dung: – Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. – Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. =>Những năng lực HS cần phát triển: giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ; sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. |
Đọc thêm: Giáo án Nói Với Con lớp 9 hay nhất
Sơ đồ tư duy Sang Thu ngữ văn 9 ngắn gọn
Mở bài kết bài Chữ Người Tử Tù hay nhất
Originally posted 2020-01-07 15:19:32.
Để lại một phản hồi