Giáo án Ngữ Văn 10 Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Giáo án Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết giúp học sinh nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.

Tham khảo: Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự Ngữ Văn 10

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (diễn kịch, thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học (Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết)

 – Những đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học (Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết)

1. Về kiến thức(Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết)

          – Nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.

          – Có kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

2. Về kĩ năng

a. Về kĩ năng chuyên môn

          – Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.

b. Về kĩ năng sống

          – Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ, phẩm chất

          – Thái độ: Biết sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết một cách hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.

          – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực

   – Năng lực chung:

  + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thô

– Năng lực riêng:

 + Năng lực tự học

 + Năng lực giao tiếp

 + Năng lực hợp tác…

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học

Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Gv chiếu hai ví dụ: 1 ví dụ về một cuộc trò chuyện thông thường hàng ngày, 1 ví dụ về một đoạn văn.
– GV yêu cầu HS nhận xét về ngôn ngữ của 2 ví dụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS báo cáo kết quả thảo luận.
HS  khác: nhận xét, bổ sung.
GV: quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
GV dẫn dắt:Từ xa xưa, loài người trao đổi ‎ý nghĩ, tình cảm với nhau bằng ngôn ngữ nói. Sau này, khi sáng tạo ra chữ viết, người ta dùng chữ viết cùng với tiếng nói để thông tin với nhau. Chữ viết ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử văn minh nhân loại, và từ đó chúng ta có hai loại phương tiện để trao đổi thông tin, đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Đoạn văn 1:  
– Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre…
Đoạn văn 2:
A: Bác đan những cái đĩa, những cái đèn chụp, giỏ đựng đồ bằng tre ạ?
B: Ừ! Đây là những vật dụng đan bằng tre để xuất khẩu cháu ạ! Người nước ngoài họ thích lắm, họ đặt hàng liên tục.
A: Thế ạ! Tre nước mình trở thành sản phẩm tiêu dùng tốt quá bác nhỉ?
B: Ừ! Đây là hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt và an toàn đấy cháu.
Nhận xét:
– Ở đoạn văn 1:Người nói và người nghe tiếp xúc gián tiếp với nhau và sử dụng chữ viết làm phương tiện để trao đổi thông tin. – Ở đoạn văn 2: Người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau và sử dụng ngôn ngữ âm thanh làm phương tiện để trao đổi thông tin.  
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
– Mục tiêu: Giúp học sinh nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi và hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
– Phương tiện: bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, máy chiếu.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc nhóm
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhóm 1: Em hiểu thế nào là ngôn ngữ nói ? Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói ? Nhóm 1: Em hiểu thế nào là ngôn ngữ viết? Nêu đặc điểm của ngôn ngữ viết ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách  trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói
a. Khái niệm:
b. Đặc điểm:
– Phương tiện ngôn ngữ: Âm thanh
– Tình huống giao tiếp: Các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, những người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích
– Phương tiện phụ trợ: Ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…
– Từ, câu, văn bản: Từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc
2. Đặc điểm của ngôn ngữ viết
a. Khái niệm: Được ghi lại bằng chữ viết, lưu giữ dưới dạng văn bản
b. Đặc điểm:
– Phương tiện ngôn ngữ: Chữ viết.
– Tình huống giao tiếp: Các nhân vật giao tiếp không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích.
– Phương tiện phụ trợ: Dấu câu, kí hiệu văn tự, sơ đồ, bảng biểu.
– Từ, câu, văn bản: Từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao  
Hoạt động 3: Luyện tập
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
Mục tiêu: Giúp học sinh vận kiến thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để làm những bài tập cụ thể.
Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu.
Phương pháp: công não, thông tin phản hồi, phòng tranh, mảnh ghép..
Hình thức tổ chức: học sinh làm việc nhóm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho học sinh đọc ngữ liệu, chia lớp thành 3 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Làm bài tập số 1.
Nhóm 2: Làm bài tập số nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Nhóm 3: Làm bài tập số 3.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
– Đặc điểm 1: Đây là bài viết trên báo người tiếp nhận bằng cách đọc .
Không có ngữ điệu nhưng có các dấu câu – Đặc điểm 2. Dùng 1 số thuật ngữ khoa học, văn chương: ( Vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học)
– Đặc điểm 3: Từ ngữ gọt giũa, mang tính chính xác cao, câu văn có thể dài hoặc ngắn nhưng mạch lạc, không có từ ngữ dư thừa, sử dụng triệt để các dấu ngoặc đơn, kép, ba chấm)
2. Bài tập 2.
– Đặc điểm 1: Ngôn ngữ bằng âm thanh
+ Ngữ điệu đa dạng( căn cứ dấu câu).
+ Có các yếu tố phi ngôn ngữ( Cười như nắc nẻ, cong cớn, ngoái cổ, vuốt mồ hôi, cười, liếc mắt, cười tít)
– Đặc điểm 2:Có sự luân phiên đổi vai.
– Đặc điểm 3: Từ ngữ đưa đẩy, các thán từ, hô ngữ, ( kìa, đấy, thật đấy, này, nhỉ…). Nhiều từ ngữ địa phương, khẩu ngữ(: kìa, này, ơi, nhỉ, có khối, nói khoác, đằng ấy, nắc nẻ, cong cớn, cười tít,…). Có nhiều câu tỉnh lược( Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên)
3. Bài tập 3
a. Bỏ từ thì, hết ý. => Trong thơ ca Việt Nam, đã xuất hiện nhiều bức tranh mùa thu đẹp, thơ mộng.
b. Bỏ từ như, vống lên, vô tội vạ => Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát. Họ sẵn sàng khai quá mức thực tế đến mức tùy tiện. 
c. Câu văn tối nghĩa, bỏ từ sất và viết lại câu => Từ cá, rùa, ba ba, ếch nhái hay những loài chim ở gần nước như cò vạc, vịt, ngỗng, thậm chí cả một số loài như ốc, tôm, cua, chúng đều vơ vét về làm thức ăn, không chừa bất cứ loài nào.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để làm những bài tập cụ thể.
Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu.
Phương pháp: công não, thông tin phản hồi, phòng tranh, mảnh ghép.. Hình thức tổ chức: học sinh làm việc nhóm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Cho HS đọc lại đoạn thơ sau: “Người đi? Ừ nhỉ? Người đi thực Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say” (Trích: Tống Biệt Hành )
Yêu cầu:
HS đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét như thế nào về cách đọc của bạn? Hãy phân biệt giữa đọc và nói ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
Phân biệt nói và đọc:
Giống: Cùng dùng âm thanh
Khác:
+ Nói: Phải có ngữ điệu, cử chỉ
+ Đọc: Phải lệ thuộc tuyệt đối vào văn bản.
+ Phải tận dụng ưu thế của ngữ điệu để làm toát lên nội dung.    
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để làm những bài tập cụ thể.
Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu. Phương pháp: công não, thông tin phản hồi, phòng tranh, mảnh ghép..
Hình thức tổ chức: học sinh làm việc nhóm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Cho học sinh so sánh một đoạn hội thoại sử dụng ngôn ngữ nói và một bài báo sử dụng ngôn ngữ viết cùng nói về chủ đề tai nạn giao thông.
a. Ví dụ 1: Đoạn hội thoại sử dụng ngôn ngữ nói
A: Hôm nay đi chơi về, tôi gặp vụ tai nạn kinh quá bà ạ!
B: (ánh mắt ngạc nhiên, lo lắng): Vậy á! Ở đâu?
A: Ở chỗ đầu cầu Gián ấy. Hai ô tô đâm vào nhau, xe bẹp dí.
B. Sợ nhỉ! Giờ đi ra ngoài đường sợ lắm, nhất là gặp mấy cái xe tử thần ấy!
A. Xe tử thần là xe gì bà?
B. À, xe phóng nhanh, vượt ẩu ấy! A. Ừ! Sợ thật! Giờ tôi vẫn còn nổi da gà mỗi khi nghĩ đến.
b. Ví dụ 2: Đoạn văn trên báo chí viết về tai nạn giao thông
– Hôm qua, ngày 11/10/2016, trên đoạn đường quốc lộ 1 qua huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa ô tô mang biển kiểm soát 36A 1234 do ông Nguyễn Văn A điều khiển và xe máy mang biển kiếm soát 10B 5678 do ông Trần Văn B điều khiển. Vụ tai nạn đã khiến 2 người bị thương nặn. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được công an huyện Gia Viễn điều tra, làm rõ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức.  
Nhận xét:
– Ở ví dụ 1, người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau và sử dụng ngôn ngữ âm thanh làm phương tiện để trao đổi thông tin.
– Trong ví dụ này, các từ ngữ, câu văn được sử dụng một cách tự nhiên, linh hoạt, đa dạng. Đặc biệt, người nói thường xuyên sử dụng lớp từ khẩu ngữ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen, các trợ từ, thán từ, các từ lóng. Về câu văn, sử dụng nhiều câu đặc biệt, câu tỉnh lược. Ngoài từ ngữ và câu văn, người tham gia giao tiếp còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ như cử chỉ, điệu bộ. – Ở ví dụ 2, người nói và người nghe tiếp xúc gián tiếp với nhau và sử dụng chữ viết làm phương tiện để trao đổi thông tin.
– Trong ví dụ này, người viết sử dụng các kí hiệu chữ viết, các phương tiện hỗ trợ như dấu câu để bổ sung, làm rõ thông tin. Từ ngữ trong văn bản này được chọn lọc một cách chính xác, hiệu quả. Các câu văn cũng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ, đầy đủ các thành phần.            

Xem thêm: Giáo án bài văn bản lớp 10 ngắn gọn chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-10 22:40:45.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*