Giáo án Nghĩa tường minh và hàm ý giúp học sinh rèn được kĩ năng phân tích câu và nắm được 2 điều kiện sử dụng hàm ý của câu.
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
– Biết phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý trong câu liên quan đến người nói và người nghe.
2. Kỹ năng :
Rèn kĩ năng phân tích nghĩa tường minh và hàm ý trong ví dụ và khái quát vấn đề.
3. Thái độ:
– Hình thành thói quen nghiêm túc và quan tâm tới đối tượng giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
– Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
2. Kĩ năng:
– Giải đoán và sử dụng hàm ý.
3. Thái độ: nghiêm túc và quan tâm tới đối tượng giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp
4. Kiến thức tích hợp liên môn
– Tích hợp thực tế xã hội: Vận dụng những kiến thức về nghĩa tường minh và hàm ý đã học để tạo lập văn bản
– Môn Văn: các văn bản
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
Tham khảo: Giáo án Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay nhất
Tham Khảo: Giáo án Nghĩa tường minh và hàm ý
III .CHUẨN BỊ .
1.Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, phiếu bài tập, bảng phụ.
2.Trò: Học bài cũ, soạn bài mới theo hướng dẫn của GV
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
* Bước 1: Ổn định tổ chức: 1phút
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học và làm bài ở nhà qua việc soạn bài.
– Phương án: Kiểm tra đầu giờ.
H1. Chọn đáp án đúng!
Câu1: Nghĩa tường minh là gì?
A.Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.
B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
C.Là nghĩ được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
D. Là nghĩ được tạo thành bằng cách nói so sánh.
Câu2: Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm trong câu: “... là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra bằng từ ngữ ấy.”
A.Nghĩa tường minh. C.Hàm ý. B.Nghĩa cụ thể. D.Nghĩa khái quát.
Câu3: Câu nào sau đây có chứa hàm ý ?
A. Lão tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu:Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
B.Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
C.Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
D.Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
– Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
H2. Xác định hàm ý trong đoạn thơ sau.”Thoắt trông nàng đã chào thưa
” Tiểu thư” cũng có bây giờ đến đây.
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xa mấy mặt đời này mấy gan !
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Đáp án : – Hàm ý mỉa mai đối với Hoạn thư Tiểu thư……
– Hàm ý đe dọa, trừng trị HoạnThư
* Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan.
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– Để sử dụng hàm ý trên cần có những điều kiện nào? – Từ phần trả lời của hs, gv dẫn vào bài mới – Ghi tên bài | Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình – HS trả lời , lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy – Ghi tên bài |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 15p
+ Hình thành năng lực:Giao tiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
I. GV HD HS tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý. * Gọi hs đọc ví dụ trang 90/ SGK.Chú ý các câu im đậm H. Nêu hàm ý của những câu in đậm? H. Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? H. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? * Tổ chức hs thảo luận nhóm( 2 phút )gọi trình bày, nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét, chốt | Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác I. HS tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý. + HS đọc ví dụ. Học sinh thảo luận nhóm (2′) – Làm ra phiếu bài tập đại diện nhóm trình bày.Nhóm khác nhận xét. – Đây là điều đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra mà phải nói tránh . + Câu 2 hàm ý của chị rõ hơn so với câu 1 vì có chi tiết cụ Nghị thôn Đoài. Vì lúc đầu cái Tý chả hiểu hết ý câu nói của chị. |
H. Chi tiết nào cho thấy cái Tý đã hiểu hết hàm ý của chị? Vì sao cái Tý có thể hiểu được? Giả sử chị Dậu nói thẳng ra điều ấy thì sẽ có chứa câu hàm ý không? | + Hs trả lời cá nhân – Học sinh khác nhận xét, bổ sung – Cái Tý nghe nói giãy nảy – Cái Tý hiểu nhờ câu nói của mẹ, vì trước đó nó đã biết bố mẹ quyết định bán nó cho nhà Nghị Quế. |
H. Vậy để sử dụng hàm ý thành công cần có những điều kiện nào? *GV chốt, gọi hs đọc ghi nhớ | + HS khái quát, trả lời. – 1HS đọc ghi nhớ, ghi vào vở. – Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói – Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý. * Chú ý: Khi sử dụng hàm ý phải dựa vào mục đích, hoàn cảnh giao tiếp. |
II. HD HS luyện tập nghĩa tường minh và hàm ý | – Kĩ năng tư duy, sáng tạo II. HS luyện tập |
* Gọi HS đọc BT1. Nêu yêu cầu: Hãy cho biết: H. Người nói, người nghe trong những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu nói đó? H. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? | + Học sinh đọc yêu cầu – Học sinh hoạt động cá nhân theo nhóm + Nhóm 1: a + Nhóm 2+3 : b + Nhóm 4: c – Đại diện nhóm trình bày – Nhận xét, bổ sung a. Chè đã ngấm rồi đấy. – Người nói là anh TN, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái – Hàm ý: mời bác và cô vào uống nước – Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó thông qua chi tiết: ông theo liền anh TN…. ngồi xuống ghế. b. Chúng tôi cần bán….. để…. – Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu ngày trước. -Hàm ý: chúng tôi không thể cho được -Hiểu được hàm ý nhờ câu nói cuối cùng: thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu. c. Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây -Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư -Hàm ý: Câu 1: Quyền quý như tiểu thư mà cũng có lúc phải đến trước hoa nô này ? Câu 2: Hãy chuẩn bị đón sự báo oán thích đáng. -Chi tiết chứng tỏ người nghe hiểu hàm ý: “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu….. liệu điều kêu ca” |
* Gọi HS đọc BT2.Nêu yêu cầu: H. Hãy xác định: – Hàm ý của câu in đậm? – Vì sao bé Thu không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý? – Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao? – Tổ chức học sinh hoạt động cá nhân – Gv nhận xét, chốt | + Gọi học sinh đọc bài tập – Học làm ra vở bài tập – Trình bày, nhận xét – Hàm ý: nhờ ông Ba chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. – Phải sử dụng hàm ý vì trước đó em đã nói thẳng mà không có hiệu quả. Lần này do thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm) nên em phải sử dụng hàm ý. – Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im” – tỏ ra không cộng tác(vờkhông nghe,không biết) |
* GV gọi HS đọc BT3. Nêu yêu cầu: H. Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại một câu có hàm ý từ chối? *GV lưu ý HS: Không dùng những câu không rõ chủ định: Để xem đã, Mai hẵng hay… | + Học sinh đọc bài tập 3 – Hai học sinh đạt đoạn đối thoại – Học sinh khác nhận xét, bổ sung – Có thể điền bằng cách nêu việc phải làm vào ngày mai: – Tiếc quá, mai mình bận ôn thi học kì. – Mai mình hẹn cùng mẹ về quê thăm bà ngoại. |
* Cho HS theo dõi BT4. Nêu yêu cầu: H. Tìm hàm ý của Lỗ Tấn trong đoạn trích? * GV kết luận. | + HS theo dõi BT, suy nghĩ, trả lời. HS khác bổ sung. – So sánh “hi vọng” với “con đường” ->Nếu có cố gắng, quyết tâm thực hiện thì sẽ có thể thực hiện được . |
H. Nêu yêu cầu BT5: -Đọc lại bài thơ “Mây và Sóng” -Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối – Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn? | + 1 HS đọc, lớp nghe. HS suy nghĩ, tìm câu có hàm ý. -Viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn. -Mời mọc: + Bọn tớ chơi….. + Bọn tớ ca hát…… – Từ chối: + Mẹ mình đang đợi ở nhà… + Làm sao có thể rời mẹ….. -Viết thêm câu có hàm ý mời mọc: Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không? |
* Bài tập củng cố!
Chọn đáp án đúng
1. Việc nói và sử dụng hàm ý cần những điều kiện nào?
A. Người nói (người viết) có trình độ văn hoá cao.
B. Người nghe (người đọc) có trình độ văn hoá cao.
C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, còn người nghe (người đọc) phải có năng lực giải đoán hàm ý.
D. Người nói (người viết) phải sử dụng các phép tu từ.
Câu2: Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ, động viên.
Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi năm điểm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức về nghĩa tường minh và hàm ý để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– Gv giao bài tập – Hs: Đặt ra một tình huống giao tiếp với bạn em có sử dụng hàm ý | Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày…. |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– Gv giao bài tập – Tìm hàm ý trong các văn bản đã học | + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày…. |
* Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài và làm bài về nhà: 2 phút
a. Học bài: Học thuộc phần ghi nhớ
Làm hoàn thiện bài tập .
Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng hàm ý
b. Chuẩn bị bài mới
– Soạn: Kiểm tra về thơ hiện đại
– Yêu cầu: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
Xem thêm: Giáo án Mây và Sóng – Ngữ văn 9 đầy đủ nhất
Xem thêm: Giáo án Nghĩa tường minh và hàm ý
Originally posted 2020-03-04 11:18:37.
Để lại một phản hồi