Soạn văn 10 lập dàn ý bài văn tự sự ngắn gọn nhất

Giáo án Lập dàn ý bài văn tự sự

Soạn văn 10 lập dàn ý bài văn tự sự giúp học sinh vận dụng được các kiến thức về văn tự sự và vốn sống của bản thân để lập dàn ý

Soạn văn 10 lập dàn ý bài văn tự sự
Giáo án Lập dàn ý bài văn tự sự Ngữ Văn 10 chi tiết nhất

Tham khảo: Giáo án Con chó Bấc(Giắc lân-đơn) Ngữ Văn 9 chi tiết nhất

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Soạn văn 10 lập dàn ý bài văn tự sự)

 I. Tên bài học : Lập dàn ý bài văn tự sự

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH:  Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Lập dàn ý bài văn tự sự

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC (Soạn văn 10 lập dàn ý bài văn tự sự)

I. Về kiến thức

– Biết cách lập dàn ý khi triển khai bài văn tự sự.

II. Về kĩ năng

– Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

– Vận dụng được các kiến thức về văn tự sự và vốn sống của bản thân để lập dàn ý

III.Về thái độ, phẩm chất

– Thái độ: Chủ động khi viết bài

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

IV. Phát triển năng lực

Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Soạn văn 10 lập dàn ý bài văn tự sự)

Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
B1: GV giao nhiệm vụ
Văn bản nào sau đây được xếp vào văn bản tự sự? Tại sao?
a. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
b. Truyện ADV-MC và TT
c. Viếng lăng Bác ( Viễn Phương)
d. Phong cách Hồ Chí Minh
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm  
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập  
Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
– Phương án a .Vì đây là văn bản kể lại sự việc ADV xây thành giữ nước và để mất nước. GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Như vậy, chúng ta đã xác định được lí do để xếp truyện Truyện ADV-MC và TT vào văn bản tự sự. Vậy văn bản tự sự là gì? Lập dàn ý bài văn tự sự gồm những bước nào chính là nội dung bài học hôm nay.
             
– Phương án a .Vì đây là văn bản kể lại sự việc ADV xây thành giữ nước và để mất nước.  
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để lập dàn ý cho bài văn tự sự.
Phương tiện: Bảng phụ, máy chiếu.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh.
Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Các bước thực hiện  
Phân tích ví dụ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV gọi học sinh lần lượt đọc đoạn trích của nhà văn Nguyên Ngọc .
GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Trong văn bản trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì ?
Nhóm 2: Để viết truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhà văn Nguyên Ngọc đã chọn những nhân vật nào? Sau đó, nhà văn đã chọn các chi tiết, sự kiện nào để mở đầu và kết thúc câu chuyện?
Nhóm 3: Các nhân vật, các chi tiết có mối liên quan với nhau như thế nào?
Nhóm 4: Qua lời kể của tác giả, em học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: bầu nhóm trưởng, thư kí, thảo luận nhóm, ghi câu trả lời vào bảng phụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức.
2. Cách hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Theo em, để hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, chúng ta cần thực hiện các bước nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs trả lời. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức.
Thao tác 2: GV hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý cho bài văn tự sự
– Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự.
Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
– Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin – phản hồi
– Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm.
– Các bước thực hiện:
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu và yêu cầu của ngữ liệu
GV: Nêu yêu cầu: lập dàn ý cho một trong hai câu chuyện nói về hậu thân của Chị Dậu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs trả lời. Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức.      
2.Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý bài văn tự sự.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
GV: Từ việc tìm hiểu ngữ liệu trên, em hãy nêu lên dàn ý chung cho một câu chuyện kể?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs trả lời.
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức.
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện:     1.Ví dụ
– Nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”.
– Chọn nhân vật:
+ Từ nhân vật Anh Đề -> Tnú, mang cái tên rất miền núi.

+ Dít đến và là mối tình sau của Tnú .
+ Như vậy phải có Mai (chị của Dít)
+ Cụ già Mết phải có vì là cội nguồn của bản làng, của Tây Nguyên mà nhà văn đã thấy được, cả thằng bé Heng.
– Chọn sự việc, chi tiết:
+ Mở đầu và kết thúc truyện là cảnh rừng xà nu.
+ Cái chết của vợ và con Tnú
+ Sự kiện Tnú  tiêu diệt cả 10 tên ác ônvà 10 đầu ngón tay của Tnú bị đốt cháy.
-> Các chi tiết đó gắn với số phận mỗi con người.
– Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học:
+ Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện. Sau đó, suy nghĩ và tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.
– Cần lập dàn ý cho bài văn: mở bài, thân bài, kết bài.    
2. Cách hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
Dự kiến đề tài.
– Xác định các nhân vật.
– Chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.                    
II -Lập dàn ý
1. Tìm hiểu ví dụ
– Mở đầu:
+ Chị Dậu hốt hoảng chạy về hướng làng mình trong đêm tối
+ Vợ chồng chị gặp lại nhau
+ Chị gặp một người khách lạ.
+ Người khách lạ chính là một cán bộ Việt Minh đến thăm hỏi gia đình chị.
+Anh ta giảng giải cho vợ chồng chị nghe về nỗi khổ của nhân dân ta và cách thoát khỏi điều đó.
+ Người khách lạ thỉnh thoảng ghé thăm gia đình chị và mang những tin tức mới, khuyến khích gia đình chị tham gia cách mạng.
+ Chị Dậu được cảm hoá và đi vận động những người chung quanh.
+ Chị Dậu dẫn đầu đoàn dân công đi phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo.
Kết bài:  
+ Chị Dậu và mọi người chuẩn bị tổng khởi nghĩa.  
+ Chị Dậu đi đón cái Tí trở về.
2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự:
– Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện  
+ Nhân vật  
+ Hoàn cảnh không gian, thời gian.
– Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện  
+ Sự việc mở đầu  
+ Các sự việc phát triển câu chuyện  
+ Sự việc kết thúc  
– Kết bài: Chọn một hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa.  
Hoạt động 3: Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1/ sgk
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs trả lời.
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức.  
IV- Luyện tập:
1. Bài tập 1:
– Tên truyện: Sau một lần lầm lỗi,…
– Xác định đề tài: Một hs tốt, nhất thời phạm lỗi lầm nhưng kịp thời tỉnh ngộ.
– Dự kiến cốt truyện:
+ Sự việc 1: Nguyệt, 1 hs khá, đạo đức tốt đang phải chịu một hình phạt nghiêm khắc do lỗi lầm, sa ngã nhất thời.
+ Sự việc 2: Tình huống Nguyệt bị ngộ nhận, sa ngã, lầm lạc.
+ Sự việc 3: Các tác động tích cực của thầy cô, bố mẹ giúp Nguyệt kịp thời tỉnh ngộ, sửa chữa.
– Lập dàn ý:
MB: Giới thiệu Nguyệt, 1 hs khá, đạo đức tốt đang ngồi một mình ở nhà vì bị đình chỉ học tập.
TB:
– Nguyệt nghĩ lại các việc làm sai lầm của mình:
+ Buồn bực vì bị mẹ mắng giận, Nguyệt nghe lời rủ rê của Nam (một hs cá biệt) bỏ học đi chơi game.
+ Biết rồi ham, Nguyệt đã trốn tiết nhiều hôm sau đó. Nguyệt nói dối bố mẹ để xin tiền chơi điện tử.
+ Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm phê bình, Nguyệt quanh co chối cãi. Cô đưa ra bằng chứng mà ban quản sinh thu thập được và nghiêm khắc đọc quyết định của ban giám hiệu nhà trường đình chỉ hai bạn một tuần học.
– Sửa lỗi, tiến bộ:
+ Sự nghiêm khắc, ân cần của cô chủ nhiệm và bố mẹ khiến Nguyệt hiểu rõ sai lầm của mình.
+ Nguyệt cố gắng học tập, khuyên nhủ, giúp đỡ Nam cùng tiến bộ.
+ Kết quả cuối năm hai bạn đạt hs tiên tiến.  
KB: Suy nghĩ của Nguyệt sau lễ phát thưởng.
Hoạt động 4: Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu HS đọc và làm bài tập 2/ sgk
Viết câu chuyện về đội tình nguyện tham gia công tác trật tự an toàn giao thông… giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ …
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả tiết học sau
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức.
Gợi ý:
– Nhiều năm qua, bóng áo xanh của các bạn thanh niên, sinh viên (SV) tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên các ngả đường, trước cổng các trường học đã trở nên quen thuộc với nhiều người…
– Tham gia vào đội giữ gìn trật tự giao thông, bạn Mai Tấn Quý, lớp 11D, trường thpt Lương Văn Bằng cho biết, mới đầu chưa quen công việc, các bạn không khỏi lúng túng khi cầm cờ hiệu đứng trước dòng người ở cổng trường. “Lúc đó hàng chục đôi mắt đổ dồn vào nhìn, mặt mình đỏ nhừ, nhưng đến bữa sau là quen ngay. Rồi mỗi ngày 2 ca, buổi sáng bắt đầu từ 6h 30 đến 7h, buổi chiều từ 1h30 đến 5h.
– Theo bạn thì vất vả nhất là giữ gìn trật tự trước cổng trường học. Vì trong lúc đợi học sinh tan trường, nhiều phụ huynh đậu xe sát cổng hay để xe trước những quán nước ven cổng trường, đứng tràn xuống lòng đường khiến tình trạng ùn tắc xảy ra. “Nhóm mình đã phối hợp, cùng nhau phân luồng giao thông, không để phụ huynh đứng xuống lòng đường, phương tiện được sắp xếp lại. Cả khách uống nước đậu xe không đúng quy định tụi mình cũng nhắc nhở để không lấn chiếm lòng lề đường”, Quý cho biết.
– Nhiều bạn trải qua một thời gian làm công tác điều tiết và xử lý giao thông cùng với lực lượng Cảnh sát giao thông đã trưởng thành hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích, mở rộng thêm nhiều kiến thức xã hội; hiểu biết nhiều hơn về luật giao thông, bởi “muốn hướng dẫn mọi người đi đúng lề đường, người hướng dẫn cũng phải hiểu về luật an toàn giao thông”.
– Khi có sự “xuống đường” phân luồng của lực lượng thanh niên tình nguyện, tình hình giao thông ở trường học trở nên ổn định hơn rất nhiều.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo (làm bài tập ở nhà)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết bài văn tự sự về một tấm gương học tốt trong lớp em.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả vào buổi học sau Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức.
– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  

Tham khảo: Giáo án Tổng kết văn học nước ngoài chi tiết nhất (Soạn văn 10 lập dàn ý bài văn tự sự)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-09 23:21:00.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*