Giáo án Chiều tối Hồ Chí Minh chi tiết nhất

Soạn văn Chiều tối

Giáo án chiều tối giúp học sinh cảm nhận được lòng nhân ái và tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh gửi gắm qua bài thơ.

Tham khảo: Giáo án Tràng Giang lớp 11 chi tiết nhất (giáo án chiều tối)

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : Chiều tối

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH:  Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Chiều  tối

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: (giáo án chiều tối)

a. Môn Ngữ văn:

Giúp HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như:

-Lòng nhân ái đến mức quên mình và tinh thần lạc quan cách mạng luôn luôn hướng về sự sống ánh sáng tương lai .Sự kết hợp giữa chiến sĩ và thi sĩ

-Vẻ đẹp của thơ HCM: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.

-Tích hợp với các bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tức cảnh Pác Bó,Ngắm trăng, Đi đường (đã học ở THCS).

-Tích hợp với thơ trung đại : Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du về tả cảnh chiều

-Tích hợp với thơ Đường: Lý Bạch, Thôi Hiệu để liên hệ đến bút pháp thi trung hữu hoạ, tả cảnh ngụ tình…

– Tích hợp phần Tiếng Việt ( Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ, Luật thơ) , Làm văn ( thao tác lập luận so sánh, phân tích…)

b. Môn Lịch sử: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung bài học như: Chương II. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (Lịch sử lớp 12); kiến thức lịch sử Trung Quốc ( lớp 11 HKI) hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời tập thơ Nhật kí trong tù.

c. Môn Địa lí: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung tìm hiểu về địa lí địa phương ( quê hương Nam Đàn, Nghệ An của Hồ Chí Minh)

d. Môn GDCD: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như Công dân với cộng đồng, Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…[Chương trình GDCD 10]

e. HS có kiến thức tổng hợp về văn hóa, xã hội … ngày nay.

2. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình.

– Giúp các em rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế.

– Xử lí tình huống trong tác phẩm gắn với thực tế đời sống bản thân và địa phương. Từ đó rút ra được cách xử lí tình huống theo chiều hướng tích cực nhất.

3. Thái độ:

Sống có lí tưởng hoài bão  phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;

– Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: (giáo án chiều tối)

– HS có năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề có tính liên môn chưa được biên soạn thành bài học trong sách giáo khoa.

– Có năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

– Có năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

– Có năng lực ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo

– Có năng lực đọc- hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan.

– Có năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

– Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (giáo án chiều tối)

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và tròChuẩn kiến thức kĩ năng  cần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:  
+ Nhìn hình đoán tác giả Hồ Chí Minh
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả  
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:         
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: “ Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới và cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của dòng văn học lãng mạn. Hôm nay, ta tìm hiểu dòng văn học cách mạng và người đầu tiên đại diện cho dòng văn học này là Hồ Chí Minh. Để hiểu hơn về bài thơ của Người cũng như mạch thơ luôn vận động hướng về sự sống và ánh sáng, ta tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” trích “Nhật kí trong tù”.
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.  
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.                
– Có thái độ tích cực, hứng thú.

 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(30 phút)

Hoạt động của GV – HSKiến thức cần đạt







* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
– GV giới thiệu sơ nét về tác giả Hồ Chí Minh, nhấn mạnh những kiến thức cần nắm về tác giả.
– Gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn.
* GV Tích hợp kiến thức Lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1930-1945, kiến thức lịch sử Trung Quốc ( lớp 11 HKI) hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời tập thơ Nhật kí trong tù.
–  GV: Những hiểu biết của em về tập thơ “ Nhật kí trong tù” ?
– GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Chiều tối” ?
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
+ Giá trị hiện thực
: “NKTT” ghi lại một cách chân thực bộ mặt thật đen tối của chế độ nhà tù nói riêng và của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.
 + Giá trị tinh thần
: bức chân dung tự họa bằng thơ về con người tinh thần Hồ Chí Minh trong nhà lao. Một tinh thần thép, bất khuất. Phong thái ung dung tự tại luôn tin tưởng lạc quan. Tinh thần yêu nước cháy bỏng, luôn khát vọng tự do khắc khoải, luôn hướng về Tổ quốc. Tinh thần yêu thiên nhiên và tinh thần nhân đạo.
– Người sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán, ghi trong sổ tay đặt tên là “NKTT”.
– Tập thơ được dịch ra tiếng Việt, in lần đầu vào năm 1960.
– Bác bị chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối mùa thu 1942. Đây là bài thơ thứ 31 trong Nhật kí trong tù.
GV nhận xét, chốt lại ý chính.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
– Hồ Chí Minh (1890-1969), lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
2/ Tác phẩm
a. Giới thiệu về tập thơ “Nhật kí trong tù”
– Hoàn cảnh sáng tác:
– Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thực
+ Giá trị tinh thần
– Giá trị nghệ thuật:
+ Đậm màu sắc cổ điển.
+ Thể hiện tinh thần hiện đại.
b. Bài thơ “chiều tối
– Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ thứ 31 gợi cảm hứng từ một buổi chiều tối tác giả bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
Đọc VB: GV mời một HS đọc bài thơ. GV nhận xét cách đọc, lưu ý đọc đối chiếu phần phiên âm với dịch nghĩa và dịch thơ.
 
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
GV chia lớp thành 4 nhóm.
+ Nhóm 1: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thông qua hình ảnh nào ở 2 câu thơ đầu ? Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?
Nhóm 1 trả lời:
– cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn.
–  chòm mây chôi nhẹ trên không.
– “ Cô vân” – cô lẻ của đám mây, “mạn mạn” là trôi chậm chậm, bản dịch trôi nhẹ chưa sát nghĩa.
yêu thiên nhiên, bình thản trong mọi hoàn cảnh.
– Nghệ thuật thơ cổ điển ( lấy điểm tả diện): phác hoạ vài nét mà miêu tả thời gian chiều tà, không gian bao la, hiu hắt.
(GV:
-Tích hợp với thơ trung đại : Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du về tả cảnh chiều
-Tích hợp với thơ Đường: Lý Bạch, Thôi Hiệu để liên hệ đến bút pháp thi trung hữu hoạ, tả cảnh ngụ tình…)
GV nhận xét và bổ sung.
+  Nhóm 2: Hình ảnh ở câu thơ thứ ba có gì khác so với hình ảnh trong hai câu thơ đầu? So với thơ cổ điển, hình ảnh đó có điểm gì giống và khác nhau?Ý nghĩa của hình ảnh ấy?
Nhóm 2 trả lời:
 – Hình ảnh cô em xóm núi đang làm việc “xay ngô”;
– So với hình ảnh thiếu nữ trong thơ cổ điển:
+ Giống: đều nói đến cái đẹp trẻ trung của người con gái
+ Khác: thơ cổ điển hướng đến cái đẹp hình thể, nhan sắc, ước lệ ( Một hai nghiêng nước nghiêng thành- Thuý Kiều); thơ HCM: hướng đến cái đẹp của con người cụ thể, đẹp từ trong lao động. Cái đẹp làm nên sự sống bất diệt.
=> Sự ấm áp, niềm vui vì có sự xuất hiện của con người.
GV nhận xét và bổ sung.
+ Nhóm 3: Cụm từ “ma bao túc – bao túc ma” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
Nhóm 3 trả lời:
– phép điệp “ma bao túc”, “bao túc ma”
Nghệ thuật diễn tả vòng quay theo chu kì, nghệ thuật nhịp điệu phối âm…
– Sự rung động tinh tế của một tấm, lòng yêu thiên nhiên; phong thái ung dung, thư thả của một tâm hồn thi sĩ chứ không phải của một người tù đày.
GV nhận xét và bổ sung:
+ Nhóm 4: Phân tích ý nghĩa từ “hồng” khép bài thơ?
Nhóm 4:
Tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng giàu nghị lực phi thường;
– Thể hiện tình yêu thương con người.
– Niềm tin vào tương lai tươi sáng “lò thanh rực hồng”.
GV nhận xét và bổ sung.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1/ Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng
– Bức tranh thiên nhiên chiều muộn:
+ Hình ảnh: cánh chim  mệt mỏi tìm chốn ngủ, chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không.
+ “quyện điểu”, “cô vân” thể hiện chất liệu cổ điển của bài thơ.
– Sự vận động: “Tầm túc thụ, độ thiên không” là sự di chuyển có định hướng
” Câu thơ có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh.
Với cách miêu tả chấm phá, thiên nhiên buổi chiều tối được gợi lên đẹp nhưng đượm buồn. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh.
2.  Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước.
 – Cô em xóm núi xay ngô tối: vẻ đẹp khỏe khoắn  của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.
– Biện pháp điệp vòng ” vòng quay của công việc. Câu thơ không nói đến cái tối mà vẫn gợi được tối.
Sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ HCM: Chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng.
– Nghệ thuật sử dụng nhãn tự “hồng” làm ta có cảm giác cái nóng ấm bao trùm bài thơ, câu thơ rực lên sắc màu tha thiết tin yêu cuộc sống.
Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người.
[ Lòng yêu thương cuộc sống, con người của Bác; sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.







GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật bài thơ.
GV: Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ?
GV: Hãy rút ra ý nghĩa văn bản ?
GV nhận xét, chốt ý.
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
GV: Qua bài thơ, em thấy tinh thần yêu nước của Hồ Chí Minh thể hiện như thế nào? Bài học nhận thức và hành động dành cho tuổi trẻ được rút ra từ bài thơ là gì?
GV Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân lớp 10( bài CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC), tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học về tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống, về ý chí nghị lực…







III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
– Trí tưởng tượng phong phú.
– Nghệ thuật so sánh nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,..
– Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giũa thực và ảo.
2. Ý nghĩa văn bản:
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.

3.LUYỆN TẬP 5 phút (giáo án chiều tối)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
1/ Nêu thể thơ của bài thơ ?  
2/ Xác định phép điệp ở hai câu thơ 3 và 4 phần phiên âm. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó.  
3/ Trong hai câu thơ cuối, những hình ảnh nào đã làm cho tâm trạng tác giả thay đổi? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
Trả lời:
1/ Thể của bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2/ Phép điệp ở hai câu thơ 3 và 4 phần phiên âm: ma bao túc-bao túc ma. Đó là phép điệp ngữ bắt cầu vắt dòng. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp đó:
-Diễn tả vòng quay cối xay ngô của sơn thôn thiếu nữ, một động tác lao động nặng nhọc, đều đều, thể hiện sự kiên nhẫn, cần cù của người lao động.
– Sự thu nhỏ không gian từ bầu trời cao rộng thu vào cảnh bếp lửa hồng.
– Sự chuyển vận của thời gian tự nhiên từ chiều sang tối qua sự chuyển vận của những vòng quay cối xay ngô.
-Mang lại chút hơi ấm của cuộc sống con người cho người tù cả ngày vất vả.
3/ Trong hai câu thơ cuối, những hình ảnh đã làm cho tâm trạng tác giả thay đổi: hình ảnh con người và ánh sáng. 
Ý nghĩa của những hình ảnh đó :  
– Con người: đó là người con gái xay ngô chuẩn bị cho bữa ăn chiều. Cô là hình ảnh trung tâm trong bức tranh chiều tối. Dáng dấp của cô, động tác của cô mang đến một màu sắc khoẻ khoắn cho bức tranh thơ.
– Hình ảnh : đó là lò than rực hồng. Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đã làm toả sáng cả không gian, làm ấm nóng tâm trạng nhà thơ, không còn cảm giác mệt mỏi, buồn bã, thay vào đó là một niềm vui với sự sống.

 4.VẬN DỤNG 5 phút (giáo án chiều tối)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:      
Có ý kiến cho rằng cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu vừa tương phản, vừa tương đồng với nhân vật trữ tình. Ý kiến của em như thế nào?  
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
     


+ chim mỏi cũng giống với hình ảnh người tù, đầy mỏi mệt trong một chặng đường xa khi chiều buông xuống. Chòm mây cô đơn là hình ảnh người tù không có ai bên cạnh, không có người đồng điệu với nhịp điệu tâm hồn.          
+ Có được một chốn nghỉ ngơi, biết nơi mình sẽ đến, dù mệt mỏi nhưng chắc chắn sẽ đến nơi. Chòm mây cô độc nhưng chòm mây được tự do, được ung dung tự tại

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 5 phút) (giáo án chiều tối)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Sưu tầm, xem phim Chân dung một con người. Viết bài cảm nhận sau khi xem phim
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Tìm phim qua Youtube. Viết bài cảm nhận về Hồ Chí Minh khoảng 1 trang giấy vở.

Xem thêm: Soạn bài Vội vàng lớp 11 ngắn gọn hay nhất (giáo án chiều tối)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-15 23:36:21.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*