Giáo án Các thành phần biệt lập (Phần tiếp theo) giúp giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, phụ chú trong câu.
Giáo án các thành phần biệt lập(phần tiếp theo) – Ngữ Văn 9
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
– Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú. trong câu.
– Học sinh nhận biết hai thành phần biệt lập: Gọi- đáp và phụ chú.
2. Kỹ năng :
– Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
3. Thái độ:
– Hình thành thói quen sử dụng các thành phần biệt lập: Gọi- đáp và phụ chú phù hợp
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức :
– Đặc điểm của thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
– Công dụng của thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
2. Kỹ năng :
– Nhận diện thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
– Đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong đặt câu, viết đoạn văn, bài văn.
4. Tích hợp liên môn: Tích hợp phần văn bản
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy
– Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập. – Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo.
2. Trò
– Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
– Chuẩn bị phiếu học tập, sách BT, BTTN
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
* Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học và soạn bài ở nhà của lớp.
* Bước II. Kiểm tra bài cũ:(4-5’)
+ Mục tiêu: Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
+ Phương án: Kiểm tra trước khi tìm hiểu bài
+ Thành phần tình thái là gì? Đặt câu có thành phần tình thái?
+ Thế nào là thành phần cảm thán? Cho ví dụ?
* Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (Giáo án Các thành phần biệt lập)
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan.
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– Gv nêu câu hỏi Ngoài thành phần tình thái và cảm thán em thấy còn thành phần nào khác? – Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới. Ghi tên bài | Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình – HS nhận xét – HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy. – Ghi tên bài |
HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 15 – 18p
+ Hình thành năng lực:Giao tiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác
I.Hướng dẫn HS hình thành khái niệm về thành phần gọi- đáp. | Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác I. HS hình thành khái niệm về thành phần gọi- đáp. |
* GV trình chiếu 2 phần trích SGK (31) lên bảng. Gọi HS đọc, gọi trả lời cá nhân. H. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp? | + HS động não, trao đổi và tìm hiểu bài. – Đọc, nghe, suy nghĩ, nhận xét. + Từ “Này” (ví dụ a): dùng để gọi. + Cụm từ “Thưa ông” (ví dụ b): dùng để đáp. |
H. Những từ và cụm từ để gọi hay để đáp trong 2 ví dụ trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? | + HS trao đổi nhóm cặp và nhận xét: – Những từ dùng để gọi hay đáp lại lời của người khác không nằm trong việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. |
H. Trong từ “Này” (ví dụ a) và cụm từ “Thưa ông” từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? | + HS trao đổi nhóm bàn, trả lời, nhận xét. + Từ “Này” (ví dụ a) được dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp). + Cụm từ “Thưa ông) (ví dụ b) được dùng để duy trì sự giao tiếp. |
H. Gọi những từ ngữ có những đặc điểm như các từ in đậm trong 2 ví dụ trên là thành phần gọi- đáp. Em rút ra kết luận gì về thành phần này? *Chuyển ý:Ngoài thành phần gọi đáp, tiếng Việt còn có thành phần phụ chú (hay chú thích). | + HS nhận xét và rút ra khái niệm SGK tr32. + Thành phần gọi-đáp được dùng để duy trì hoặc tạo lập cuộc thoại trong giao tiếp. |
II. Hướng dẫn HS hình thành khái niệm về thành phần phụ chú. | II. HS hình thành khái niệm về thành phần phụ chú. |
* GV chiếu 2 ví dụ SGK lên màn hình yêu cầu HS đọc. Gọi trả lời. H. Nếu bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên có thay đổi không? Vì sao? * GV nhấn mạnh: chứng tỏ đây là thành phần biệt lập không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu | + Quan sát, đọc, nghe, suy nghĩ.Trả lời cá nhân + Nếu bỏ các từ ngữ in đậm “và cũng là đứa con duy nhất của anh” (ví dụ a) + Câu “tôi nghĩ vậy” (ví dụ b) vẫn không thay đổi. – Vì cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất” dùng để giải thích cho danh từ “đứa con gái”. – Câu “tôi nghĩ vậy”: dùng để giải thích tâm trạng, tâm lí của nhân vật “tôi”. |
H. Gọi các từ và câu in đậm trong 2 ví dụ trên là thành phần phụ chú. Hãy cho biết thành phần này có đặc điểm gì? | + HS trao đổi và nêu khái niệm SGK (32) + Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. (nguyên nhân, điều kiện, sự tương phản, mục đích, thời gian ) – Nêu thái độ của người nói – Nêu xuất xứ của lời nói, của ý kiến |
H. Xét về dấu hiệu ngữ pháp trong câu, thành phần phụ chú có đặc điểm gì? | + HS nêu dấu hiệu nhận biết, HS khác bổ sung. + Thành phần phụ chú thường đặt giữa 2 dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang với 1 dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. |
H. Căn cứ vào dấu hiệu nào giúp em nhận biết và phân biệt thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp? * GV gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ SGK (32). H.Sử dụng thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp đúng mục đích, phù hợp với ngữ cảnh sử dụng có tác dụng gì? *GV tích hợp: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. * GV khái quát, chốt kiến thức trọng tâm toàn bài và chuyển ý. | + HS trao đổi nhóm bàn và trả lời câu hỏi: + Thành phần gọi-đáp được dùng để duy trì hoặc tạo lập cuộc thoại trong giao tiếp. + Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa 2 dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang với 1 dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. * HS đọc ghi nhớ SGK (32). HS nêu tác dụng: Thành phần gọi-đáp được dùng để duy trì hoặc tạo lập cuộc thoại trong giao tiếp. Còn thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc Sâu kiến thức chính.Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập….Cách thực hiện như sau: III.Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố. H. Những đơn vị kiến thức gì các em cần nắm vững qua bài học hôm nay? H. Nhắc lại và vẽ mô hình các thành phần biệt lập đã học? * Gọi HS đọc yêu cầu BTTN và trả lời, làm bài vào phiếu học tập để củng cố kiến thức. * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1: Nhận diện thành phần gọi-đáp: * Gợi ý: Xác định chính xác nội dung và làm bài tập. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2: Nhận diện thành phần gọi-đáp và giải thích đối tượng hướng tới. – GV hướng dẫn HS trả lời * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3: GV gọi trả lời, GV kết luận đúng. Xác định thành phần phụ chú? Các thành phần phụ chú vừa tìm thể hiện điều gì? * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 4: Tìm giới hạn, tác dụng của thành phần phụ chú: – GV dành câu hỏi cho HS khá giỏi. * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 5: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhiệm vụ của thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, có dùng thành phần phụ chú. * GV định hướng cho HS cách viết đoạn và gọi 2 HS lên bảng viết, chữa bài và rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có tích nội dung tiếng Việt. *GV khái quát toàn bài. | – Kĩ năng tư duy, sáng tạo III. HS luyện tập, củng cố. + HS nhắc lại 2 đơn vị kiến thức cần nắm vững qua bài học – Thành phần tình thái – Thành phần cảm thán – Thành phần phụ chú – Thành phần gọi đáp => HS vẽ sơ đồ vào vở bài tập theo yêu cầu của GV và gọi 2 HS lên bảng vẽ lại. + HS làm BTTN trong SGK, HS khác bổ sung. + HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. Trả lời cá nhân – Này: từ dùng để gọi. – Vâng: từ dùng để đáp. + HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2: Nhận diện thành phần gọi-đáp và giải thích đối tượng hướng tới. – Bầu ơi: không hướng tới cá nhân ai mà hướng tới cả cộng đồng. + HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng, trao đổi theo bàn, trả lời, nhóm khác bổ sung. a/ Thành phần phụ chú: “Kể cả anh” giải thích cho cụm từ “mọi người”. b/ “ các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” ® giải thích cho cụm từ: “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này” c/ Thành phần phụ chú: “những người chủ thực sự …” ® giải thích cho cụm từ lớp trẻ … d/ Thành phần phụ chú: “Có ai ngờ” và “thương thương quá đi thôi” chú thích cho thái độ ngạc nhiên và tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi” với “cô bé nhà bên”. + HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 4, trả lời cá nhân.: Tìm giới hạn, tác dụng của thành phần phụ chú: – Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan tới các từ ngữ nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau. – HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 5: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhiệm vụ của thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, có dùng thành phần phụ chú. + HS viết đoạn vào vở bài tập + 2 HS lên bảng viết + Cả lớp theo dõi, nhận xét. |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Giáo án Các thành phần biệt lập)
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
GV giao bài tập – Hs : Em cần vận dụng các thành phần biệt lập vào tình huống giao tiếp như thế nào? Sử dụng chúng đem lại hiệu quả gì? | Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày…. |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
GV giao bài tập – Tiếp tục viết đoạn văn có sử dụng các thành phần biệt lập đã học. | + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày…. HS viết đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập |
* Bước IV: Giao bài, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p):
1. Bài vừa học:
– Học thuộc nội dung ghi nhớ và nắm chắc đặc điểm, công dụng của thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú và sử dụng phù hợp trong câu.
– Tự thực hành viết các đoạn văn có sử dụng 2 thành phần biệt lập vừa học về đề tài môi trường hoặc nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong thời kì đổi mới.
2. Chuẩn bị bài mới:
– Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Xem thêm: Tổng hợp đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề 2023 (Giáo án Các thành phần biệt lập)
Originally posted 2020-03-05 14:01:53.
Để lại một phản hồi