Giáo án Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới chi tiết nhất

Giáo án Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới giúp học sinh thấy được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

Giáo án Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Giáo án Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Ngữ Văn 9

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

– Thấy được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

– Học sinh nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đang chuyển mình vào thời kì hiện đại hoá, công nghiệp hoá trong thế kỉ mới. Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.

2. Kĩ năng

Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: HS tự nhận thức đư­ợc những hành trang bản thân cần đư­ợc trang bị để bư­ớc vào thế kỉ mới. Làm chủ được bản thân có mục tiêu phấn đấu cho bản thân.

3. Thái độ:

– Có ý thức khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đang chuyển mình vào thời kì hiện đại hoá, công nghiệp hoá trong thế kỉ mới.

Tham khảo: Mở bài kết bài Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức :

– Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.

– Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.

2. Kỹ năng :

– Đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

– Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.

– Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

3. Thái độ: Nghiêm túc,làm chủ bản thân.

4. Tích hợp kiến thức liên môn: GDCD9 : Lí tưởng sống của thanh niên

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ: (Giáo án Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

1. Thầy:

– Máy chiếu, bảng phụ.

– Cuốn sách: Một góc nhìn của tri thức (Tập 1) NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh-2002.

– Chân dung Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

– Chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK,SGV, SBT.

2. Trò:            

– Truy cập trên mạng một số gương sáng trong thế hệ trẻ VN.

– Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác giả, tác phẩm.

 – Soạn và trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản ra vở bài tập.

– Trả lời cỏc câu hỏi và làm các bài tập trong sách BT trắc nhiệm.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

* Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

* Bước II. Kiểm tra bài cũ:( 4-5p)

+ Mục tiêu:    Kiểm tra thông tin từ bài trước, rèn ý thức chuẩn bị bài ở nhà.

+ Phương án: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Câu 1 : Hóy cho biết văn nghệ cú những sức mạnh kỳ diệu nào ?

Câu 2 : Vỡ sao khi đọc một bài thơ hay, ta đọc đi đọc lại nhiều lần ?

Câu 3 : Đọc một đoạn thơ mà em nhớ nhất. Thử giải thớch lớ do mà em thớch ?

 Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan, mục đích tạo hứng khởi               

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– GV nêu câu hỏi:
Em nhận xét gì về vị trí của đất nước ta trong nền kinh tế toàn cầu?  
Từ phần nhận xét, gv dẫn dắt giới thiệu vào bài.
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
– HS quan sát, nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Giáo án Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

+ Mục tiêu: Nắm được cách đọc, những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và các từ khó.

+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não.

+ Thời gian:  Dự kiến 10-12p

I. Hư­ớng dẫn đọc – tìm hiểu chú thích.
1. Hư­ớng dẫn  HS đọc.
Kĩ năng đọc – trình bày 1 phút
I. HS đọc – tìm hiểu chú thích.
1. HS đọc.
H. Với văn bản này, theo em khi đọc ta cần đọc thế nào cho đúng?
* Gọi 3 HS đọc toàn bộ văn bản – GV nhận xét, đánh giá cách đọc.
– Bài viết đề cập tới một vấn đề rất hệ trọng nhưng không cao giọng, thuyết giáo mà gần gũi, giản dị.
– HS nghe hướng dẫn cách đọc, đọc cá nhân, cả lớp nghe, nhận xét.
+ Cần thể hiện đúng tình cảm, thái độ của tác giả qua giọng điệu:
– Giọng trầm tĩnh, khách quan nhưng không cao giọng thuyết giáo.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
H. Em biết gỡ về tác giả Vũ Khoan              
H. Tác giả viết bài này vào thời điểm lịch sử nào?      
H: Đoạn trích học có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Nội dung bài viết đề cập tới vấn đề gì?  
GV kiểm tra việc học từ khó của HS. Nêu nhận xét về các tù khó?
* Chuyển ý: Muốn hiểu rõ các giá trị cơ bản của bài viết, chúng ta tìm hiểu phần 2.
2. HS tìm hiểu chú thích.
+ HS nêu theo chú thích, trả lời cá nhân.
– Nguyên là Phó Thủ tướng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Ông là nhà hoạt động chính trị, ngoại giao lớn đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước: Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại.
+ Nêu theo vốn hiểu, HS khác bổ sung.
-Thời điểm sáng tác: 2001, năm đầu tiên của TK mới là năm Việt Nam bước sang thế kỉ mới với những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản là trở thành một nước CN vào năm 2002
– Bài viết đăng trên Tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong cuốn Một góc nhìn của tri thức – Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh 2002.
– Nội dung bài viết đề cập tới những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam và yêu cầu đổi mới trước đòi hỏi của thời đại.
+ HS trao đổi trong bàn việc hiểu từ khú: Hầu hết là thuật ngữ kinh tế- chính trị  
II. Hư­ớng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
1. Hư­ớng dẫn  HS tìm hiểu khái quát văn bản.
Yêu cầu HS thảo luận theo Kĩ thuật KTB(5p)
Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm
II. HS tìm hiểu văn bản.  
1. HS tìm hiểu khái quát văn bản.
+ HS thảo luận theo KTKTB(5p)
H. PTBĐ chính của VB là gì? Vì sao em x/định như vậy?  
-Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề đó?         H: Bài viết nêu vấn đề và triển khai bằng hệ thống luận điểm nào?        
H: Nhận xét bố cục?
– PTBĐ: nghị luận (Vì t/giả bàn về một vấn đề kinh tế, xã hội mà mọi người đang quan tâm. .
-Vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới với luận điểm: ”Lớp trẻ Việt Nam….nền kinh tế mới”  
+Ý nghĩa thời sự: thời điểm chuyển giao giữa 2 TK, 2 thiên niên kỉ.  
+Ý nghĩa lâu dài: là quá trình đi lên của đất nước
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới  
Nhận ra những điểm mạnh của con người Việt Nam để rèn thói quen tốt bước vào nền kinh tế mới .
Vai trò quan trọng của con người.  
Bối cảnh thế giới và những nhiệm vụ của đất nước.
Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam.  
Phải lấp đầy hành trang bằng điểm mạnh vứt bỏ điểm yếu.  
– Bố cục chặt chẽ, logic.
2. Hư­ớng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản.2.HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
H. Theo dõi phần ĐVĐ. Hãy cho biết:  
-Luận điểm chính được nêu trong phần MB là gì?
–  Trong phần đặt vấn đề, tác giả  nhằm vào đối tượng nào ? Mục đích là gì ?
– Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả ?  
-V/ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về t/giả qua mối quan tâm này của ông?  
+ Theo dõi suy nghĩ, trả lời cá nhân, giải thích lí do.
– Đối tượng : Lớp trẻ Việt Nam
-Mục đích : Nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. Để rèn những thói quen tốt khi bước và nền kinh tế mới.    
– Đặt vấn đề ngắn gọn, súc tích, thuyết phục. – >T/giả là người có tầm nhìn xa, trông rộng, lo lắng cho tiền đồ của đất nước.
* GV cho HS theo dõi đoạn: ”Trong những….. nổi trội”.
H. Trong bài, để đáp ứng những đòi hỏi của thế kỉ mới,tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy … là quan trọng nhất”. Theo em, t/giả nói như vậy có đúng không? Vì sao?
*GV chốt lại: (Đây là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của VB, có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra hướng lập luận của toàn VB.)
+ Quan sát, phát hiện, suy nghĩ, trả lời theo nhóm.
– Con người là động lực phát triển của lịch sử.
– Khi nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì con người là hạt nhân.      
H. Gọi HS đọc đoạn: “Cần chuẩn bị…điểm yếu của nó”. Nêu yêu cầu:
– Tác giả đã phân tích bối cảnh thế giới hiện nay như thế nào? Em thử lấy ví dụ để làm rõ điều đó?
-Trên cơ sở bối cảnh TG hiện nay, tác giả đã xác định những n/vụ nào đối với đất nước ta? Em có nhận xét gì về các n/vụ này?
*Đây là những thời cơ và thách thức đặt ra cho đất nước ta được t/giả nêu lên và giải thích 1 cách khúc triết sáng tỏ
+ HS đọc đoạn, phân tích, trả lời theo nhóm cặp
Bối cảnh của thế giới hiện nay.
+Khoa học và công nghệ ph/triển như huyền thoại    VD: Ti vi: Đen ® màu® tinh thể lỏng,…
+Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.  
VD: Việt Nam trở thành thành viên của WTO – Nhiệm vụ:
+Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế Việt Nam.
+Đẩy mạnh CNH – HĐH
+Tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
* Gọi HS đọc đoạn: “Cái mạnh của con người VN …  kinh doanh và hội nhập”.
-GV phát phiếu học tập có câu hỏi sau:
1.Tóm tắt những điểm mạnh và yếu của người Việt Nam? 2. Nhận xét cách lập luận của tác giả khi phân tích những điểm mạnh và yếu của người VN? Tác dụng của cách lập luận này?
3. Nhận xét thái độ của tác giả khi nêu ra những điểm mạnh và yếu đó?
*GV nhận xét, bổ sung trên bảng phụ.
+ Đọc đoạn, nhận phiếu, thảo luận theo kĩ thuật động não, trả lời.
Điểm yếu
-Thiếu kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế
-Thiếu tỉ mỉ, chưa có thói quen tôn trọng quy định nghiêm ngặt của công việc, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ…
– Đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống
– Hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ ‘’tín’’.
– Thiếu tính cộng đồng trong làm ăn kinh tế.
* GV bổ sung thêm:
-Nếu chỉ thiên về những cái hay,cái tốt, cái mạnh -> Hiểu không đúng, ngộ nhận.
-Nếu đề cao quá mức -> tự thỏa mãn, không học ->cản trở sự phát triển của đất nước
* Cách lập luận và phân tích:
-Nêu từng điểm mạnh đi liền với những điểm yếu.
-Điểm mạnh và điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu XD và phát triển đất nước hiện nay.
*Thái độ của tác giả:
-Tôn trọng sự thật
– Nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện, không thiên lệch về một phía
– Khẳng định và tôn trọng những phẩm chất tốt đẹp đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém không rơi vào sự đề cao quá mức hoặc tự ti, miệt thị dân tộc.
H. Phần kết  thúc vấn đề, tác giả nêu ra những yêu cầu gì đối với  mọi người, đối với thế hệ trẻ trước yêu cầu của thời đại?+ Nêu yêu cầu, trả lời cá nhân  
Đề ra những yêu cầu: .
+ Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ   những điểm yếu.
+ Trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống, phê phán những biểu hiện yếu kém cần khắc phục của con người Việt Nam  
H. Em hiểu “thói quen … việc nhỏ nhất” là như thế nào? Bản thân em thấy mình cần phải làm gì?+ HS tự liên hệ bản thân “Thói quen …. nhỏ nhất”: giờ giấc học tập, nghỉ ngơi; thói quen lao động, định hướng nghề nghiệp….
H. Trong bài viết, tác giả đề cập đến tư tưởng “sùng ngoại”. Tư tưởng ấy có những biểu hiện như thế nào?        
H. Trước tư tưởng trên, thái độ của chúng ta như thế nào để giữ gìn bản sắc dân tộc Việt?
+ GV HD HS nhận xét và đưa ra dụng ý của tác giả trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam (liên hệ với tấm gương Hồ Chí Minh)  
H. Qua bài viết, em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả?          
H: Đọc văn bản …em nhận thức rõ hơn về những đặc điểm nào trong tính cách của con ngườiViệt Nam trước yêu cầu mới của thời đại?
Những điều lớp trẻ cần nhận ra là gì? Em hiểu những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất là gì?
GV: Tg đã đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Đó là sự lo lắng, tin yêu và hi vọng…
* GV khái quát và chốt kiến thức trọng tâm toàn bài và chuyển ý.
+ Thảo luận nhóm bàn, trả lời.
* Tư tưởng sùng ngoại biểu hiện:
+ Thích dùng đồ ngoại:
– Đồ dùng ngoại
– Tiện nghi sinh hoạt ngoại
– Ô tô, xe máy ngoại
– Nhà xây kiểu MODEL ngoại…
+ Sử dụng, lưu giữ văn hoá ngoại:
– Thích xem văn hoá, phim ảnh ngoại.
– Ăn mặc, để tóc kiểu ngoại
– Cách bày trí tiện nghi sinh hoạt ngoại….
– Làm hàng nhái ngoại…
+ Tự do bộc lộ
* Thái độ của mỗi người:
– Hạn chế dùng hàng ngoại khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
– Năng động, sáng tạo, có nhiều phát minh khoa học cải tiến hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất để hội nhập với thế giới.
+ HS nhận xét:
– Là bài văn nghị luận vấn đề chính trị, xã hội, nội dung đề cập đến vấn đề có tính thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài.
– Tác giả không dùng cách viết kiểu sách vở, uyên bác mà cách diễn đạt giản dị, thiết thực dựa trên cơ sở thực tiễn mà ai cũng có thể hiểu được.
– Cách nhìn nhận vấn đề khách quan, đúng đắn, lí lẽ và cách lập luận giản dị mà chặt chẽ.
– Giọng điệu điềm tĩnh, chín chắn, giàu sức thuyết phục.
+ Rèn luyện kĩ năng sống : ( HS tự bộc lộ,liên hệ bản thân )
Suy nghĩ sáng tạo : Bày tỏ nhận thức và suy nghĩ cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam và những hành trang thanh niên Việt Nam cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới .      
Tự do bộc lộ.
Để đất nước tiến lên, hội nhập cần khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, hình thành thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
III. Hư­ớng dẫn HS đánh giá, khái quát.
1. Đánh giá nội dung , nghệ thuật
H. Trong bài viết, tác giả Vũ Khoan đã nêu ra hệ thống luận cứ như thế nào để khẳng định  Nội dung bài viết đề cập tới những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam và yêu cầu đổi mới trước đòi hỏi của thời đại?
H. Nêu những thành công về nghệ thuật trong bài viết của tác giả?
H.Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 30?
2. Hư­ớng dẫn HS nêu ý nghĩa văn bản.
H.Nêu ý nghĩa của văn bản?
* GV liên hệ mở rộng từ ý nghĩa văn bản về nhiệm vụ của thế hệ tre hiện nay.
GV khái quát kiến thức trọng tâm và chuyển ý.
– Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp
III. HS đánh giá, khái quát.
1. Đánh giá nội dung, nghệ thuật
+Nội dung: Hệ thống luận cứ của văn bản
Vấn đề quan trọng nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người.
– Bối cảnh chung của thế giới hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề cho đất nước ta.
– Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới.
+ Nghệ thuật:
– Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
– Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
+ HS đọc ghi nhớ SGK/ 30
2.HS nêu ý nghĩa văn bản.
– HS nêu ý nghĩa của văn bản: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm
+ Thời gian:  Dự kiến 4-5 p
+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
IV. Hư­ớng dẫn HS luyện tập, áp dụng, vận dụng.
H.Giáo viên yêu cầu cho học sinh đọc và xác định đề bài làm bài tập.
+ GV định hướng giúp HS làm bài
+ GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Kĩ năng Tư duy, sáng tạo
IV.HS luyện tập, áp dụng, vận dụng.
+ HS xác định yêu cầu của bài tập và thực hiện trên phiếu học tập.    

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập   – Hs: Em thấy mình phải làm gì để bước vào thế kỉ mới ? Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập   –  Tìm đọc tư liệu về Cuốn sách: Một góc nhìn của tri thức (Tập 1) + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước IV: Giao bài, hướng dẫn học học bài, chuẩn bị bài ở nhà( 2p):

1. Bài vừa học:

– Nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” và nội dung phần Ghi nhớ.

– Tóm tắt lại hệ thống các luận điểm tác giả trình bày trong bài viết.

2. Chuẩn bị bài mới:

–  Tìm hiểu một số vấn đề về tư tưởng đạo lí ở địa phương.

Xem thêm: Sơ đồ tư duy Đoàn thuyền đánh cá hay nhất. (Giáo án Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-05 14:04:05.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*