giáo án bài vợ nhặt Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất

Soạn bài Vợ nhặt

giáo án bài vợ nhặt giúp học sinh hiểu được về tác giả, hoàn cảnh ra đời và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Tham khảo: Giáo án Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận hay nhất (giáo án bài vợ nhặt)

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : Vợ nhặt

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (giáo án bài vợ nhặt)

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

 -Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về nhà văn Kim Lân, ;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Vợ nhặt

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức (giáo án bài vợ nhặt)

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp:Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận

3.Thái độ : (giáo án bài vợ nhặt)

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản tác phẩm văn xuôi hiện đại

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản truyện ngắn

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của văn xuôi hiện đại Việt Nam trong lích sử văn học dân tộc

-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà truyện ngắn Vợ nhặt đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện của Kim Lân .

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân

 – Năng lực đọc – hiểu  các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Vợ nhặt .

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật có cùng đề tài với các tác giả khác;

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (giáo án bài vợ nhặt)

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năngcần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Kim Lân
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên chỉ trong vài tháng đầu năm 1945, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Nhà văn Kim Lân đã kể với ta một câu chuyện bi hài đã diễn ra trong bối cảnh ấy bằng một truyện ngắn rất xúc động-truyện Vợ nhặt.
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.  
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.    
– Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (70 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-Thao tác 1: Đọc-hiểu Tiểu dẫn.
Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc phần Tiểu dẫn Sgk.
+ Yêu cầu giọng đọc:     
− Vừa chậm rãi, hóm hỉnh, hài hước vừa đồng cảm thiết tha; chú ý những câu thoại ngắn, lửng lơ cần đọc thể hiện hàm ý.     
− GV cùng 4 – 5 HS nối nhau đọc diễn cảm, kể tóm tắt toàn văn truyện. Những đoạn chữ nhỏ và một số đoạn chữ to cũng kể tóm tắt trên cơ sở HS đọc kĩ ở nhà.     
− Nhận xét kết quả đọc kể.  
– Nêu những nét chính về:
+ Nhà văn Kim Lân.
+ Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt.
+ Bối cảnh xã hội của truyện.           + GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945, nhất là nạn đói.      
Thao tác 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản tác phẩm. Đọc và tóm tắt truyện. Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt?  
Học sinh đọc phần Tiểu dẫn Sgk. Học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm.
– Giữa lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng (một chành trai nghèo đói, lại là dân ngụ cư) dẫn về một người đàn bà lạ về xóm ngụ cư khiến mọi người đều ngạc nhiên.
– Trước đó, chỉ 2 lần gặp, với mấy câu đùa vu vơ, vài bát bánh đúc, thị theo tràng về làm vợ.
– Về đến nhà, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng; mẹ Tràng từ ngạc nhiên đến lo lắng, xót thương, rồi cũng mừng lòng đón nhận nàng con dâu.
– Sáng hôm sau, vợ và mẹ Tràng dậy sớm thu dọn nhà cửa; Trông thấy cảnh tượng ấy, Tràng thấy thương yêu và gắn bó với gia đình của mình; Trong bữa cơm ngày đói, nghe tiếng trống thúc thuế, hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng.
I. Đọc – hiểu Tiểu dẫn.
1. Kim Lân (1920-2007).
– Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
– Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
– Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.
– Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
– Kim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất”với “người”với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ truyện.
-Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
-Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962). TP được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
b. Tóm tắt cốt truyện:  
Thao tác 1: Giáo viên gợi ý. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản.
Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những ý nghĩa gì?
Giáo viên gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.        
Mẫu phiếu học tập
Nhân vật:
+ Trẻ con    
+ Những người dân     + Bà cụ Tứ    
+ Anh Tràng  
Ngạc nhiên
– Anh Tràng nhặt được vợ – Lo lắng            
– GV tổ chức thảo luận nhóm: 
– Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và cùng thảo luận một nội dung: Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng (lúc quyết định để người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ).    
Lần lượt đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung ( nhóm sau không nhắc lại nội dung nhóm trước đã trình bày)
Giáo viên định hướng, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.  
-Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình, là dân ngụ cư- lớp người bị xã hội khinh nhất (trong quan niệm lúc bấy giờ), lại đang sống trong những ngày tháng đói khát nhất nạn đói 1945.
– Nhưng ở Tràng lại là con người tốt bụng và cởi mở: giữa lúc đói khát nhất – bản thân mình cũng đang cận kề với cái đói cái chết. vậy mà Trang sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ ăn 4 bát bánh đúc. Chỉ sau hai lần gặp gỡ và cho ăn 4 bát bánh đúc, vài  câu nói nửa đùa nửa thật(…),
+ Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình
=>người đàn bà xa lạ đã đồng ý theo Tràng về làm vợ.
+ Lúc đầu Tràng cũng cảm thấy lo lắng “chợn nghĩ”: Thóc…đèo bòng”.
+ Sau đó Tràng đã “Chậc, kệ” và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà.  
+ Trang dẫn thị ra quán ăn một bữa no rồi cùng về.
+ Tràng đã mua cho thị cái thúng-ra dáng một người phụ nữ dã có chông và cùng chồng đi chợ về.
+ Chàng còn bỏ tiền mua 2 hao dầu thắp sáng trong đêm tân hôn. Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “phởn phơ”, “vênh vênh ra điều”.  Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối “chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên” và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.
– Khi về tới nhà: Tràng cảm thấy lúng túng, chưa tin vào sự thật mình đã có vợ => đó là niềm hạnh phúc.    
– Tràng thức dậy trong trạng thái êm ái, lơ lửng như người ở trong giấc mơ đi ra. …  
– Khi nhìn thấy mẹ và vợ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó với căn nhà của mình, hắn thấy hắn nên người.
– Tràng nghĩ đến trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
– Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy dủ (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp).=> thể hiện niềm tin vào cuộc sống!  
GV:  Cảm nhận của anh (chị) về người vợ nhặt (tư thế, bước đi, tiếng nói, tâm trạng,…). Cụ thể: Cảm nhận của em về nhân vật người đàn bà vợ nhặt này qua 3 giai đoạn:  
− Ở ngoài chợ: Vì sao thị nhanh chóng quyết định theo không Tràng?     
− Trên đường về nhà cùng Tràng. Vì sao thị nem nép, thị khó chịu? Thị cố nén tiếng thở dài?     
− Trong buổi sáng hôm sau, thị đã thể hiện minh qua những hành động và lời nói nào? So với đầu truyện, Thị có sự thay đổi như thế nào? Ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì?     
− Vì sao tác giả không đặt tên cho nhân vật này?  
GV cho HS thảo luận cặp đôi.
Giáo viên nhận xét và chốt lại những ý cơ bản.  
– Trên đường theo Tràng về nhà cái vẻ “cong cớn” biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngùng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,…).  
– Khi về tới nhà, thị ngồi mớm ở mép giường và tay ôm khư khư cái thúng. Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về “làm dâu nhà người”.
– Đặc biệt trong buổi sáng hôm sau: “Thị” là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình. (chi ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, chu vén cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người “vợ hiền dâu thảo”.) Chính chị cũng làm cho niềm hy vọng của mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc Nhật.
=> Đó là vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ này đã bị hoàn cảnh xô đẩy che lấp đi.  
c. Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ-mẹ Tràng (lúc mới về, buổi sớm mai, bữa cơm đầu tiên)?    
− Phân tích diễn biến tâm trạng của bà Tứ khi về đến nhà? Tác giả đã diễn tả diễn biến tâm lí của bà như thế nào?  
–  Vì sao từ ngạc nhiên đến mừng, lo buồn tủi… lẫn lộn? Vì sao bà thấy thương ngay người đàn bà trẻ xa lạ?
– Bà là người nhiều tuổi nhất nhưng lại nghĩ như thế nào về tương lai?
Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì? Qua đó cho ta có cảm nhận gì về suy nghĩ của người mẹ nghèo này?
-Em có nhận xét gì về bà cụ Tứ?
– Câu nói nào của bà cụ làm em cảm động nhất? Vì sao?  
Giáo viên nhận xét và chốt lại những ý cơ bản.
– Tâm trang ngạc nhiên khi thấy người đàn bà xa lạ ngồi ngay đầu giường con trai mình, lại chào mình bằng u:
+ Tâm trạng ngạc nhiên ấy được thể hiện qua động tác đứng sững lại của bà cụ.
+ Qua hàng loạt các câu hỏi: (…)
– Khi hiểu ra cơ sự: từ tâm trạng ngạc nhiên đến ai oán, xót thương, tủi phận:
+ Thương cho con trai vì phải nhờ vào nạn đói mà mới có được vợ.
+ Ai oán cho thân phận không lo được cho con mình.
+ Những giọt nước mắt của người mẹ nghèo và những suy nghĩ của bà là biểu hiện của tình thương con.
– Bà không chỉ hiểu mình mà còn hiểu người:
+ Có gặp bước khó khăn này người ta mới lấy đến con mình và con mình mới có vợ.
+ Dù có ai oán xót thương, cái đói đang đe dọa, cái chết đang cận kề, thì  bà nén vào lòng tất cả để dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: “Ừ, thôi thì các con cũng phải duyên phải số với nhau, u cũng mừng lòng”.  
+ Bà đã chủ động nói chuyên với nàng dâu mới để an ủi vỗ về và đọng viên. Bà động viên con cái” ai giàu ba họ, ai khó ba đời” có ra thì con cái chúng mày về sau…
-Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hy vọng: “Tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem”.Từ khi Tràng có vợ khuôn mặt bủng beo hàng ngày của bà đã không còn nữa…  
=> Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa. Từ ngạc nhiên đến xót thương, nhưng trên hết vẫn là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, một tương lai rất cụ thể thiết thực với những gà, lợn, ruộng, vườn,…một tương lai khiến các con tin tưởng bởi nó không quá xa vời. Kim Lân đã khám phá ra một nét độc đáo khi để cho một bà cụ cập kề miệng lỗ nói nhiều với đôi trẻ về ngày mai.
-Thao tác 3: Khái quát giá trị tác phẩm
GV: Hãy nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện?
Giáo viên gợi ý, Dựa vào mục Ghi nhớ và trả lời
II. Đọc – hiểu văn bản (Soạn bài Vợ nhặt )
1. Tìm hiểu tình huống truyện.
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ “ế vợ” đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng “nhặt” được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên.
+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn.
+ Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình
+ Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
2.  Nhân vật Tràng:
a. Là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ),
b. Ở Tràng luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.
Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà.                        
– Tràng “nhặt” được vợ trong hoàn cảnh éo le                
Con người có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình:            
–  Trên đường đưa vợ về xóm ngụ cư,
+ cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.
+ Khi về tới nhà:…              
c. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ:
-Tràng thức dậy trong trạng thái êm ái, lơ lửng
-Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó với căn nhà của mình, hắn thấy hắn nên người.
-Tràng nghĩ đến trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này
-Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy đủ  
* Nhận xét về nhân vật Tràng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề:…  
3. Người vợ nhặt:
a. Là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. Thị theo Tràng trước hết là vì miếng ăn (chạy trốn cái đói).
b. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm gia đình                
– Trên đường theo Tràng về nhà  
– Khi về tới nhà Đặc biệt trong buổi sáng hôm sau                      
4. Bà cụ Tứ:                                      
a. Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con:
– Tâm trang ngạc nhiên
– Khi hiểu ra cơ sự: từ tâm trạng ngạc nhiên đến ai oán, xót thương, tủi phận:                          
b. Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha:        
c. Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.                                  
* Tóm lại: Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng:“dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”.
5. Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc:
a. Hiện thực: Phản ánh tình cảnh bi thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
b. Nhân đạo:
– Sự đồng cảm, xót thương đối với số phận của những người nghèo khổ.
– Gián tiếp lên án tội ác dã man của bọn TDP và phát xít Nhật.
– Thấu hiểu và trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc rất con người, niềm tin vào cuộc sống, tương lai của những người lao động nghèo
– Dự cảm về sự đổi đời và tương lai tươi sáng của họ.
Anh (chị) hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ,…).    
Tp đã phản ánh được tình cảnh gì của người nông dân.? Nhà văn đã thể hiện tc, t/độ như thế nào đối với ng nông dân? Đối với bọn TDP và phát xít Nhật?    
Học sinh thảo luận và trình bày.  
III. Tổng kết (Soạn bài Vợ nhặt )
1. Nghệ thuật.
a. Xây dựng được tình huống truyện độc đáo:
– Tình huống truyện: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề (bức tranh nạn đói) lại “nhặt” được vợ, có vợ theo.
– Giá trị của tình huống: Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật (người dân xóm ngụ cư, mẹ Tràng và ngay cả Tràng) và thể hiện chủ đề của truyện.
b. Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
c. Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
c. Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
2. Ý nghĩa văn bản:          
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

3.LUYỆN TẬP (giáo án bài vợ nhặt) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Nhân vật Tràng trong truyện không có thói quen nào sau đây?
a. Vừa đi vừa tủm tỉm cười
b. Vừa đi vừa nói.
c.Vừa đi vừa lầu bầu chửi
d. Vừa đi vừa than thở
Câu hỏi 2: Chi tiết nào sau đây của Kim Lân không dùng để giới thiệu về gia cảnh của Tràng?
a. Là người dân xóm ngụ cư.
b. Sống với người mẹ già
c. Ngôi nhà đứng rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn cỏ dại.
d. Gia tài duy nhất là mấy con gà gầy xơ xác..    
Câu hỏi 3: Dòng nào sau đây chưa nói đúng về đặc điểm nghệ thuật của truyện “Vợ nhặt”?
a. Ngôn ngữ truyện giàu màu sắc trào phúng.
b. Tạo tình huống truyện độc đáo.
c. cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, giàu biểu cảm.
d. Khắc hoạ được những nhân vật sinh động, giàu tâm trạng. –   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
ĐÁP ÁN [1]=’c’ [2]=’d’ [3]=’a’  

4.VẬN DỤNG (giáo án bài vợ nhặt) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Nhìn theo bóng Tràng …………………………………….
Họ cùng nín lặng. (Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
3. Câu văn Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ được sử dụng biện pháp tu từ gì? Ý nghĩa nghệ thuật biện pháp tu từ đó?  
–  HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Câu 2 : Đoạn văn kể về những lời bàn tán của dân xóm ngụ cư khi nhân vật Tràng dẫn thị ( người vợ nhặt) về.
Câu 3: Câu văn sử dụng biện pháp tu từ đối lập: khuôn mặt hốc hác u tối-rạng rỡ; đói khát, tăm tối -lạ lùng và tươi mát. Ý nghĩa nghệ thuật: Nhà văn khẳng định: chính khát vọng sống còn và khát vọng hạnh phúc trước mọi ý thức tuyệt vọng và tê liệt vì nạn đói, có tác dụng làm cho tâm hồn của người dân đói khổ, chết chóc đã rạng rỡ hẳn lên.  

 5.  TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút) (giáo án bài vợ nhặt)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Tìm đọc thêm một số truyện ngắn của Kim lân
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Tìm đọc qua thư viện, mạng internet…

Xem thêm: Giáo án Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận hay nhất (giáo án bài vợ nhặt)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-20 23:54:47.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*