Giáo án bài Câu Cá Mùa Thu có đề bài mẫu

Giáo án bài Câu Cá Mùa Thu có đề bài mẫu
Giáo án bài Câu Cá Mùa Thu có đề bài mẫu

Giáo án bài Câu Cá Mùa Thu có đề bài mẫu

CÂU CÁ MÙA THU

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: Giáo án bài Câu Cá Mùa Thu

1. Kiến thức về tác giả:

– Nguyễn Khuyến là bậc túc nho (nhà nho có học vấn uyên thâm) tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.

– Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”

2. Kiến thức về tác phẩm: * Đề tài viết về mùa thu.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu dễ học dễ hiểu

* Nội dung:

a. Hai câu đề : Hình ảnh:

+ Ao thu: nước trong veo, khí thu lạnh lẽo bao trùm không gian.

+ Một chiếc thuyền câu: bé tẻo teo

-> Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa.

– Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu.

b. Hai câu thực: Tiếp tục nét vẽ về mùa thu. Hình ảnh:

+ Sóng biếc gợn thành hình: gợn tí

+ Lá vàng rơi thành tiếng: khẽ đưa vèo

-> phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy

-> sự tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ xoay xoay khẽ đưa vèo của chiếc lá thu.

– Các hình ảnh được miêu tả trong trạng chuyển động nhẹ, khẽ + Khẽ đưa vèo

+ Hơi gợn tí.

– Màu sắc: hòa hợp gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu.

c. Hai câu luận

– Hình ảnh: Tầng mây: lơ lửng; trời: xanh ngắt

– Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu với nét đặc

trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh, cao, trong, nhẹ,…

-> Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể

hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.

d. Hai câu kết

– Hình ảnh của ông câu cá

+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần + Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.

+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động..

– Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.

-> Nguyễn Khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

*Tổng kết:

– Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.

– Đặc sắc nghệ thuật:

+ Cách gieo vần đặc biệt: Vần ” eo “(tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, ðộc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.

+ Lấy động nói tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.

+ Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

Liên quan: Kiến thức trọng tâm Câu Cá Mùa Thu ngắn gọn dễ nhớ

Giáo án bài Câu Cá Mùa Thu có đề bài mẫu
Giáo án bài Câu Cá Mùa Thu có đề bài mẫu

II. LUYỆN ĐỀ:

Đề 1.  Theo Xuân Diệu, trong ba bài thơ thu chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, Thu điếu “điển hình hơn cả” cho làng cảnh của Đồng Bằng Bắc Bộ. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ.

* Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận “trong ba bài thơ thu chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, Thu điếu “điển hình hơn cả” cho làng cảnh của Đồng Bằng Bắc Bộ”

(Ví dụ: Nếu như Thu vịnh tả cảnh mùa thu với một tầm khái quát thể hiện một cách trung thực cảnh sắc mùa thu của Việt Nam, thì Thu điếu “điển hình hơn cả” cho làng cảnh của Đồng Bằng Bắc Bộ. Đây là bài thơ, tác giả tả cảnh thu từ một không gian nhỏ hẹp là chiếc ao làng, để từ đó mở rộng tầm nhìn cả không gian bao la và thông qua đó là tâm sự của con người giữa mùa thu tê tái- những nỗi niềm về thế sự. Bài thơ tả cảnh thu một cách tĩnh lặng để nói lên nỗi niềm sâu kín ẩn chứa bên trong con người)

* Thân bài:

– Dẫn dắt: Bài Thu điếu nằm trong chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến và nằm trong mạch chung của thơ Việt Nam viết về đề tài mùa thu, cái độc đáo, cái đặc sắc của Nguyễn Khuyến là bằng tiếng Việt sử dụng những từ ngữ mang đậm bản sắc dân tộc để thể hiện cảnh mùa thu hết sức tiêu biểu của làng quê Việt Nam.

– Hai câu đề: Khung cảnh mùa thu được cảm nhận bắt đầu từ một không gian nhỏ, hẹp là chiếc ao làng ở huyện Bình Lục – là xứ đồng chiêm chũng cho nên có nhiều ao trong làng, ngoài ngõ…chi chít ao, vì nhiều ao nên ao nhỏ, hẹp. Không gian được chọn để thể hiện cảnh sắc mùa thu là một không gian điển hình của ĐBBB. Trong không gian nhỏ hẹp ấy, cảnh thu hiện ra một cách trong sáng và hết sức tĩnh lặng:

Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo

Từ  lnh lo tức là lạnh hết mức mà đó là cái lạnh của cảm giác giữa con người với con người, giữa con người với cuộc đời, cảnh vật. Từ trong veo nghĩa là trong đến tuyện đối. Như vậy, ngay trong câu thơ đầu tiên, khung cảnh được tác giả khắc họa trong một trạng thái tĩnh lặng đến tuyệt đối. Trong không gian nhỏ bé, tĩnh lặng, trong sáng  đến tuyệt đối ấy, ta thấy hiện lên một chiếc thuyền câu cũng nhỏ bé, cũng rõ nét và cũng tĩnh lặng:

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Tác giả không sử dụng từ cái thuyền mà dùng từ chiếc thuyền là nói đến sự nhỏ bé. Cách miêu tả ấy phù hợp với khung cảnh chung: nước trong veo, không khí tĩnh lặng hoàn toàn. Khung cảnh tĩnh lặng của ao thu cũng chính là tâm trạng của nhà thơ…Sự thật ở khung cảnh thu ấy cũng có một vài sự vận động nhỏ, nhưng những cái động nhỏ đấy càng tô điểm cái trạng thái tĩnh lặng.

– Hai câu thực: Tác giả tiếp tục vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gơn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu.

– Hai câu luận: Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng BB thanh, cao, trong, nhẹ

– Hai câu kết: Nhà thơ nói một cách bóng gió, xa xôi tâm sự của tác giả gửi gắm vào trong bài thơ. Hai câu thơ gợi ra một tập quán, một thú vui tao nhã của các cụ già Á Đông, câu cá để giải sầu. Nhưng câu thơ vẫn còn ngụ ý nói lên cái niềm mong đợi của nhà thơ. Điều mà trông đợi, mong muốn thì có đấy nhưng hãy còn ở đâu đâu: Điệp âm “đ” nhắc lại 3 lần, nó vang lên như một niềm xúc động sâu kín ở trong lòng. Nhà thơ xúc động trước cảnh thu, thu đẹp trong sáng nhưng con người thì cứ phải dấu kín nỗi buồn đau vào trong mình. Con người bất lực trước cuộc đời nhưng mà lòng người thì vẫn th thiết trông đợi một cái gì đó sẽ đến, buồn nhưng vẫn chứa chan một niềm tin.

* Kết bài: Thu điếu là bài thơ độc đáo vào bậc nhất trong số những bài thơ viết về mùa thu. Độc đáo ở chỗ, bằng một thể thơ cổ điển mà vẫn diễn tả một cách sinh động, chân thực làng cảnh, làng quê Việt Nam gắn liền với một tâm trạng mang tính thời đại.

Giáo án bài Câu Cá Mùa Thu có đề bài mẫu

5/5 - (2 bình chọn)

Originally posted 2019-07-24 20:52:19.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*