Đề thi Việt Bắc theo hướng mới 2023

học văn 12

Đề thi Việt Bắc theo hướng mới 2023 là đề bài theo hướng mới giúp các bạn học sinh có thể làm quen và dần dần nắm bắt với dạng đề này. Các bạn chú ý bài làm mẫu để hiểu rõ hơn về kiểu bài này.

Đề thi Việt Bắc theo hướng mới 2023:

Tình cảm của người về xuôi dành cho người ở lại trong bài thơ “Việt Bắc” được nhà thơ Tố Hữu khắc họa thật xúc động, diễn biến theo nhiều khung bậc cảm xúc khác nhau. Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về những cung bậc cảm xúc ấy trong các đoạn thơ sau:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Và:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

     Từ đó, cho biết tính dân tộc đậm đà trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu đã thể hiện như thế nào qua hai đoạn trích?

Bài Làm Đề thi Việt Bắc theo hướng mới

     Tố Hữu là nhà thơ luôn đi đầu trong phong trào nghệ thuật vì nền cách mạng nước nhà. Có thể thấy, mỗi một tác phẩm của ông đều gắn liền với những mốc sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Thơ của Tố Hữu luôn mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc, mang đậm tính sử thi và mang tính dân tộc rất đậm đà. Một trong những bài thơ thể hiện tính dân tộc đậm đà trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu đó là bài thơ “Việt Bắc”.

Liên quan: Người Lái Đò Sông Đà ôn thi đại học theo hướng mới 2023

     Sau chiến thắng Điện Biên Phú, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hoà bình được lập lại. Tháng 10 năm 1954 những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Chính trong sự kiến ấy, Tố Hữu đã viết bài thơ “Việt Bắc” để thể hiện tình cảm của mình đối với nhân dân Việt Bắc, là tâm tình của người ra đi muốn nói với người ở lại. Tình cảm của người về xuôi dành cho người ở lại trong bài thơ “Việt Bắc” được nhà thơ Tố Hữu khắc hoạ thật xúc động, diễn biến theo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

     Có thể thấy rằng, tác giả sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai”, gợi ra nhiều cảm xúc. Ở đây, “ai” có thể là người ra đi, cũng có khi là người ở lại. Bên cạnh đấy, từ láy “tha thiết” đã khắc họa rõ ràng hơn tình cảm của người ra đi và người ở lại. “Bâng khuâng” và “bồn chồn” chất chứa nhiều tâm tình, ở đó có niềm vui toàn thắng, niềm vui được về lại quê hương, đoàn tụ với gia đình; và ở đó cũng ẩn chứa nhiều nỗi buồn, phải chia tay mảnh đất thấm đẫm nghĩa tình. Hình ảnh “áo chàm” là hình ảnh hoán dụ đại diện cho nhân dân Việt Bắc.

     Đó là màu áo nâu giản dị, hiền hòa, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, linh hồn của người dân và núi rừng Tây Bắc, đang đưa tiễn người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” với nhịp thơ 3/4 như tạo một khoảng lặng giữa lúc phân li ngậm ngùi, nhìn nhau mà nghẹn lòng, ngập ngừng không muốn nói điều chi, để cảm xúc ấy phiêu lãng, len lỏi trong tâm hồn, thành kỷ niệm khó phai.

Đọc thêm: Đề thi Vợ Chồng A Phủ theo hướng mới 2023

     Trước khoảnh khắc chia tay, người chiến sĩ cách mạnh cũng như trải lòng, nói lên một phân tâm tư tình cảm của bản thân:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

     Người còn chưa rời khỏi Việt Bắc, mà nỗi nhớ trong lòng đã da diết khôn nguôi. Tố Hữu hình dung nỗi nhớ như là “nhớ người yêu”. Một chữ “gì” như hàm chứa biết bao điều. Đó phải chăng chính là nỗi nhớ thiên nhiên, với nhân dân cùng quãng thời gian kháng chiến đầy ấp kỷ niệm. Nhớ gì “như nhớ người yêu”, một hình ảnh so sánh thật đầy ý nghĩa, nỗi nhớ sao thật dai dẳng triền miên, luôn thường trực trong tâm trí. Một khung cảnh hiện ra đã hoàn toàn khẳng định đối tượng được nhớ đến, đó chính là Việt Bắc.

     Theo sau nỗi nhớ da diết ấy là những hình ảnh gợi ra một khoảng không gian thơ mộng trữ tình. Trăng khi lên đầu núi, nắng lúc ban chiều lưng nương, và rồi cả “bản khói cùng sường” nữa, đó là những khoảng thời gian đẹp nhất. Nó không chỉ đẹp mà thơ mộng làm đắm say lòng người. Hai chữ “người thương” như chứa đựng biết bao ân tình. Đây chính là những con người Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho những người cán bộ trong suốt một quãng thời gian dài gian khó.

Hình ảnh “bếp lửa” của một gia đình ấm cúng mà chúng ta vẫn thường thấy. Phải chăng tác giả đã xem nơi đây như là gia đình thứ hai của mình. Đúng vậy, Việt Bắc như quê hương thứ hai và nhân dân Việt Bắc chính là người thân, là anh em của nhà thơ. Có lẽ chính bởi vì thế, mà ông vẫn mãi bịn rịn không nguôi.

     Qua hai đoạn trích, ta có thể thấy được phần nào tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu. Tính dân tộc trong bài thơ được thể hiện ở hai phương diện, nội dung và hình thức. Trước hết về mặt nội dung, tính dân tộc được thể hiện qua hình ảnh chiếc “áo chàm” rất đỗi giản dị, tự nhiên. “Áo chàm” là hình ảnh hoán dụ cho người dân Việt Bắc anh hùng nhưng hết sức chân thực.

Câu thơ là sự ca ngợi tình người của con người Việt Nam. Từ những con người xa lạ không quen biết, chiến tranh đã kéo đẩy họ lại gần với nhau để giờ đây kỉ niệm tưởng chừng ngắn ngủi như lại dài đằng đẵng ấy vô thức còn đọng lại trong tâm trí của họ. Bên cạnh đó, tính dân tộc được thể hiện qua giây phút chia tay bịn rịn của những người lính. Tình dân tộc còn được thể hiện qua nỗi nhớ của người lính.

Đọc thêm: Việt Bắc ôn thi đại học năm theo hướng mới 2023

     Trong nỗi nhớ của người lính, không gian Việt Bắc được hiện lên qua những hình ảnh mang những đặc trưng rất riêng của quê hương Việt Nam, đó là một đêm trăng trên đỉnh núi, đó là một buổi chiều trên nương ngập nắng vàng hay một buổi sớm mờ ảo không rõ là sương hay là khói và cũng có thể là sương đã hoà vào cùng với khói bếp tạo nên một không gian thơ mộng, huyền ảo của núi rừng Việt Bắc. Và không thể không nhắc đến, đó là hình ảnh “bếp lửa” ấm cũng, ấm áp tình người, sửa ấm trái tim của biết bao con người, đưa những con người ấy xích lại gần nhau hơn nữa.

     Không chỉ được thể hiện qua nội dung mà tinh thần dân tộc trong Việt Bắc còn được thể hiện trong hình thức nghệ thuật, với thể thơ lục bát, thuần Việt, sự đối đáp “mình” – “ta” quen thuộc trong ca dao. Sự đăng đối giữa các vế trong ca dao khiến cho bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc đặt biệt với những hình ảnh giản dị, quen thuộc, từ ngữ trong sáng, tất cả đã khiến cho tính dân tộc trở nên đậm đà, nhuần nhuyễn trong từng từ, từng câu của tác phẩm.

      Có thể nói, hai đoạn trích từ bài “Việt Bắc” trên đã cho chúng ta thấy được một trong những nét đặc trưng trong thơ Tố Hữu, đó chính là tính dân tộc đậm đà. Tác phẩm đã khép lại nhưng mỗi lần đọc đoạn trích, ta vẫn như thấy hiện lên một Việt Bắc hào hùng với tình quân dân gắn bó, mang đậm đà tình dân tộc, thắp lên trong ta một niềm tin mãnh liệt, thôi thúc ta nối tiếp truyền thống tự hào, vẻ vang, tiếp tục bảo về và dựng xây quê hương đất nước. 

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-02-21 22:48:22.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*