Đề cương ôn thi đại học môn Địa Lý năm 2023 dễ hiểu nhất

Đề cương ôn thi đại học môn Địa Lý năm 2023
Đề cương ôn thi đại học môn Địa Lý năm 2020

Đề cương ôn thi đại học môn Địa Lý năm 2023 dễ hiểu nhất

Thông tin tài liệu: Đề cương ôn thi đại học môn Địa Lý năm 2023 dễ hiểu nhất

Phần một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT THƯỜNG GẶP TRONG CÁC ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ

Các câu hỏi lí thuyết trong đề thi môn Địa lí thƣờng nằm ở 4 dạng sau: câu hỏi yêu cầu trình bày, câu hỏi yêu cầu giải thích, câu hỏi yêu cầu chứng minh và câu hỏi yêu cầu so sánh. Mỗi dạng câu hỏi đòi hỏi phải có cách trả lời một khác. Thực tế cho thấy, nhiều thí sinh có kiến thức nhƣng do cách làm bài không tốt nên điểm thi vẫn thấp. Vì thế, khi đọc đề thi, thí sinh cần xác định câu hỏi trong đề thuộc dạng nào để có cách trả lời phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao.

Liên quan: 33 Mở bài các tác phẩm lớp 12

1. Dạng câu hỏi yêu cầu trình bày (phân tích)

Dạng câu hỏi này có thể nhận biết qua việc xuất hiện trong câu hỏi các từ hoặc cụm từ: “trình bày”, “nêu”, “phân tích”, “thế nào”, “gì”…
Ví dụ: “Nêu ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí Việt Nam”, “Phân tích những hậu quả của sự chênh lệch về thu nhập đối với đời sống xã hội”, “Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta”, “Cho biết hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng”, “Sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các khu vực kinh tế có ý nghĩa gì?”.

Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý là, có những câu hỏi về mặt hình thức thuộc dạng trình bày nhưng thực chất lại thuộc dạng khác. Ví dụ: “Hãy trình bày (hoặc phân tích) sự giống nhau và khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên” về hình thức là một câu hỏi yêu cầu trình bày nhƣng thực chất lại là câu hỏi yêu cầu so sánh. Vì vậy, thí sinh cần thận trọng và tỉnh táo khi nhận dạng câu hỏi. Việc trả lời những câu hỏi này tƣơng đối đơn giản, chủ yếu là trình bày lại kiến thức. Khi trả lời cần

Lưu ý:

  • Đọc kĩ câu hỏi và tái hiện các kiến thức có liên quan.
  • Sắp xếp kiến thức theo trình tự phù hợp với yêu cầu của câu hỏi.
  • Trả lời thẳng vào yêu cầu của câu hỏi, tránh trình bày lan man, dài dòng.
  • Cố gắng tách bạch các ý, giúp cho việc chấm thi đƣợc dễ dàng, không bị bỏ sót ý.

2. Dạng câu hỏi yêu cầu giải thích

Dạng câu hỏi này có thể nhận biết qua việc xuất hiện trong câu hỏi các cụm từ hoặc từ: “hãy giải thích”, “tại sao”, “vì sao”… Ví dụ: “Hãy giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên”, “Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?”, “Vì sao ngành thủy sản lại được phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long?”.

Liên quan: Giới Thiệu Sách 100% Nắm Chắc Kiến Thức Ngữ Văn 12

Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản không chỉ của một bài mà nhiều khi là của một chương, thậm chí của cả chương trình và biết cách vận dụng những kiến thức đó để giải thích một hiện tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế- xã hội).

Khi trả lời, cần lưu ý:

  • Đọc kĩ câu hỏi, xác định đúng vấn đề cần giải thích.
  • Tìm mối liên hệ, đặc biệt là mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tƣợng địa lí.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-09-16 12:30:02.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*