Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp cây xà nu trong các đoạn trích
Trong truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã nhiều lần nhắc đến cây xà nu. Đoạn văn mở đầu, tác giả viết:
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc…Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.
Và kết thúc tác phẩm là: “Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. …Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa.Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.
Cảm nhận vẻ đẹp cây xà nu trong các đoạn trích trên.Từ đó, anh/chị lí giải nhận định: Cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện”.
Bài làm
Giới thiệu hình tượng cây xà nu qua các đoạn trích
Xà nu gắn bó với con người và mảnh đất Tây Nguyênnhư một phần máu thịt không thể tách rời. Đó là một loài cây “cao lớn và hùng vĩ, man dại mà trong sạch, mỗi cây cao lớn, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống từ ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn hàng triệu cây vô tận”,phẩm chất đặc biệt của nó làm nhà văn Nguyễn Trung Thành “yêu say mê cây rừng xà nu”, từ đó khơi nguồn cảm hứng cho ông viết nên truyện ngắn Rừng xà nu. Xuyên suốt tác phẩm là hình tượng cây xà nu, từ đoạn mở đầu cho tới đoạn kết thúc, trở thành một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
Phân tích cây xà nu qua các đoạn trích
Với dụng ý nghệ thuật của mình, nhà văn Nguyễn Trung Thành đặt hình tượng cây xà nu ở những vị trí đặc biệt của tác phẩm: nhan đề, phần mở đầu và phần kết truyện,từ đó độc giả dễ dàng nhận ra xà nu chính là linh hồn của thiên truyện, một cái hồn rất riêng, rất đặc sắc. Nhan đề Rừng xà nu bản thân nó đã là một sáng tạo nghệ thuật, là hình tượng bao trùm toàn bộ tác phẩm, là khung cảnh thiên nhiên làm nền và cũng là biểu trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên.
Xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt, lao động và chiến đấu của người dân nơi đây, trong suốt những năm tháng trường kì gian khổ mà hào hùng kháng chiến chống Mĩ, tham dự vào những sự kiện quan trọng của làng Xô Man. Xà nu vừa là một nhân chứng lịch sử, vừa là một người bạn đồng hành của dân làng trong cuộc chiến đấu giành nền độc lập thống nhất cho dân tộc. Đây quả là một nhan đề độc đáo và ý nghĩa, đã gợi được không khí của đất rừng Tây Nguyên, chất thơ, chất nhạc, chất họa, chất sử thi.
Theo lời kể của tác giả, khi cầm bút sáng tác truyện, hình ảnh đầu tiên dội về trong đầu ông là hình ảnh cánh rừng xà nu bạt ngàn mang vẻ đẹp hoang sơ kì vĩ đặc trưng của mảnh đất cằn cỗi mà rắn rỏi kiên cường. Cả mở đầu và kết thúc câu chuyện đều là hình ảnh “đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những cây xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời” kết cấu đầu cuối tương ứng tạo nên bức tranh đậm màu sắc sử thi làm nền cho câu chuyện.
Trong suốt tác phẩm, không dưới 20 lần cây xà nu được nhắc tới trong cả nếp sinh hoạt thường ngày và những diễn biến quan trọng của cuộc kháng chiến của người dân buôn làng Xô Man, xuất hiện trong sự tương ứng với con người nơi đây, từ thân xà nu, vỏ xà nu, nhựa xà nu, khói xà nu…
Đọc thêm: So sánh nỗi nhớ trong Tây Tiến và Sóng
Hình tượng rừng xà nu hiện lên với những khắc họa chân thực, sắc xanh bạt ngàn với hàng vạn cây lớn nhỏ, mạnh mẽ giữa những cơn mưa bom bão đạn của bọn giặc, cả cánh rừng không có cây nào không bị thương, “có những cây bị chặt đứt nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Xà nu sinh sôi nảy nở mạnh mẽ, “bên cạnh cây to vừa ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng tắp lên bầu trời”.
Xà nu chung sống cùng buôn làng, song hành với đời sống con người Tây nguyên, chứng kiến sự trưởng thành của dân làng. Ngọn lửa xà nu bập bùng cháy trong căn bếp mỗi gia đình, đen nhẻm trên thân hình lũ trẻ, khói xà nu hun đen kịt tấm bảng nứa để anh Quyết dậy Tnu và mai học chữ… xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng, ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và dân làng đi lấy giáo, mác, rựa, đêm đêm cả làng thức mài vũ khí dưới ánh sáng đuốc xà nu, rồi ngọn lửa xà nu soi sáng rực cả làng cái đêm nổi dậy, soi rõ xác 10 tên lính bị giết nằm ngổn ngang giữa sân nhà ưng của làng… cây xà nu còn thấm sâu vào nếp nghĩ của người dân,
Tnu thấy ngực cụ Mết căng như 1 cây xà nu lớn còn cụ thì tự hào khẳng định: “Không loài cây nào mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Cây xà nu gắn bó khăng khít với con người và là một phần sự sống của Tây Nguyên, suốt mấy năm “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”
Nếu như chọn cây tre là biểu tượng cho con người và làng quê Bắc Bộ, cây trâm bầu cho người Nam Bộ thì nói tới Tây Nguyên, ta phải kể đến cây xà nu, khó có thể tìm được loài cây nào phù hợp hơn với đặc trưng của mảnh đất hùng vĩ và phẩm chất của con người nơi này. Nhà văn không chỉ đơn thuần miêu tả một loài cây vô tri mà nó là hình tượng mang nhiều lớp nghĩa ẩn dụ.
Đọc thêm: Đề bài viết về dòng sông Đà theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2023
Cây xà nu chịu nhiều đau thương do đạn đại bác gây ra, “ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh trong nắng hè gay gắt rồi bầm dần lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”, tác giả sử dụng một hệ thống từ ngữ, hình ảnh nhân hóa để tái hiện những đau đớn của rừng xà nu, cũng chính là để người đọc liên tưởng đến những đau thương mất mát mà người dân làng Xô Man phải gánh chịu.
Mỗi dáng cây hoặc bị chặt đứt, hoặc mang đầy thương tích là 1 cuộc đời, 1 số phận, là bà Nhan, anh Xút bị giặc treo cổ vì nuôi giấu cán bộ trong rừng, là Mai và đứa con trai chưa đầy 1 tuổi bị lũ giặc tàn nhẫn giết hại bằng 1 cơn mưa gậy sắt giữa sân nhà, là hình ảnh đôi bàn tay Tnu bị giặc đốt cụt không thể lành lại, mỗi ngón chỉ còn 2 đốt… Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời, lao lên thẳng tắp để hứng lấy ánh nắng cũng như Tnu, dân làng Xô Man yêu tự do.
Rừng xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá được, cây con mọc lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã. Tác giả miêu tả cây xà nu trong sự ứng chiếu với con người, 3 lứa cây tượng trưng cho 3 thế hệ con người, những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết, đứng vững trên mảnh đất Tây Nguyên, trở thành chỗ dựa, thủ lĩnh tinh thần cho cả buôn làng, những cây trưởng thành đại diện cho lớp thanh niên như Tnu, Dít,..là lực lượng chính, “vết thương của chúng chóng lành như 1 thân thể cường tráng”
Đọc thêm: Hướng dẫn làm dạng bài phân tích nhân vật qua hai lần miêu tả chuẩn dạng đề thi 2023
vết chém sau lưng Tnu lành lại rồi thành sẹo cũng rất nhanh, đó là lớp người lớn lên trong đấu tranh, cũng như cây xà nu lớn lên trong tầm đại bác, cuối cùng là những cây non, đại diện cho lớp trẻ như thằng bé Heng, “mới mọc lên ngọn đã xanh rờn, nhọn hoắt hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, thắng bé Heng nhỏ tuổi đã gan dạ, hăng hái tham gia cách mạng tiếp bước cha anh. Dòng nhựa xà nu thơm ngào ngạt, mỡ màng được truyền nguyên vẹn từ cây cổ thụ sang cây non, cũng như dòng máu bất khuất anh hùng của người Tây Nguyên truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó chính là truyền thống “tre già măng mọc” từ ngàn xưa
“Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà lên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Vừa lên đã nhọn như chông lạ thường”
Cũng như cây tre, xà nu không mọc riêng lẻ mà thành rừng, là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết gắn bó toàn dân tộc, những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy dài đến ngút tầm mắt đại hiện cho sức sống, sức đấu tranh mãnh liệt của nhân dân Tây Nguyên. Cuối truyện, nhà văn miêu tả hình ảnh vô số những cây xà nu con mọc lên quanh cây xà nu to vừa bị đánh ngã trong trận đại bác đêm hôm trước, “mới nhú khỏi mặt đất đã nhọn hoắt như những mũi lê” thể hiện niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của con đường cách mạng.
Đọc thêm: So sánh sông Đà và sông Hương vẻ đẹp con sông Việt Nam
Khẳng định lại vẻ đẹp cây xà nu qua các đoạn trích
Những cánh rừng xà nu mang vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ tạo bối cảnh sử thi hào hùng cho toàn bộ câu chuyện, nó gắn liền với nếp sống , cảm xúc và là người bạn song hành cùng dân làng trong cuộc chiến đấu gian khổ, xà nu hội tụ đủ những tính chất, trở thành biểu tượng của sức sống, phẩm chất và số phận người dân Xô Man, nhờ đó mà chất sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện rõ nét. Cánh rừng xà nu xuất hiện xuyên suốt toàn bộ thiên truyện và trở thành một sáng tạo nghệ thuật độc đáo tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn cho câu chuyện.
Originally posted 2019-04-29 16:42:25.
Để lại một phản hồi