Bài giảng Vợ Chồng A Phủ
ĐỀ BÀI: “Trên đầu núi,các nương ngô,nương lúa gặt xong…Có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài ở đoạn văn trên.
Dàn Ý Chinh
I. MỞ BÀI:
Tự giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt đoạn văn và vấn đề.
II. THÂN BÀI: dựa vào Bài giảng Vợ Chồng A Phủ
1. Vận dụng thành công yếu tố miêu tả trong mạch kể.
– Miêu tả sống động khung cảnh thiên nhiên vùng cao Tây Bắc vào xuân với những đặc trưng không lẫn lộn với miền đất nào khác trên đất nước.
+ Một cái nhìn lên cao, khái quát bức tranh toàn cảnh…
+ Một cái nhìn cận cảnh: Trong các làng Mèo đỏ,…
=>Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, say đắm lòng người.
– Miêu tả sinh động các phong tục, tập quán độc đáo chốn rừng cao núi thẳm.
+ Không khí rộn rã đón Tết mang đậm hương vị dân tộc, cảnh vui xuân trên bản Mèo.
+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi, rủ bạn yêu trong đêm mùa xuân thiết tha, bổi hổi.
+ Bữa cơmTết cúng ma, trong tiếng chim ầm ĩ; tục “ốp đồng”…
Tác dụng: Là phông nền để nảy sinh tâm trạng nhân vật; Bức tranh thiên nhiên, Bức tranh sinh hoạt bàng bạc hương vị Tây Bắc.
2. Phát hiện tinh tế nội tâm nhân vật:
– Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống, không khí êm ả, yên bình của mùa gặt vừa xong, cả không khí rộn rã đón Tết. Mị nghe tiếng sáo, Mị ngồi nhẩm theo lời bài hát của người đang thổi…Điều ấy chứng tỏ đời sống ý thức đã trở về với Mị.
– Lúc mọi người trong nhà thống lí dùng cơm, uống rượu bên bếp lửa, Mị cũng “uống rượu”, cô “uống ừng ực từng bát” như để quên đi thực tại đau lòng. Mị “say lịm mặt”. Hơi rượu đã làm cho Mị say, say để nhớ về quá khứ đẹp tươi, ngày ấy, Mị trẻ trung lắm, xinh đẹp lắm, Mị “thổi sáo giỏi,có biết bao nhiêu người mê….”
Say còn giúp Mị lãng quên thực tại đau lòng.
Quan trọng hơn, Mị say để Mị nhớ ra : mình vẫn còn là một con người, còn cái quyền sống của một con người.
Tô Hoài đã miêu tả tâm lí nhân vật chân thật, tinh tế, qua tâm trạng nhân vật, nhà văn còn cho thấy khát vọng sống tiềm tàng đang dần trỗi dậy trong một tâm hồn đau khổ, chai sạn đi bởi những tháng ngày làm thân “trâu ngựa” nhà thống lí. Đó là phông nền để dẫn tới tinh thần phản kháng táo bạo của Mị.
Liên quan: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong Vợ Chồng A Phủ
3. Có một “chất thơ” ngọt ngào, dịu dàng lan tỏa trong đoạn văn:
– Bức tranh thiên nhiên đậm chất thơ.
– Không khí đón Tết vùng cao đậm chất nhạc, chất họa.
– Nhịp điệu câu văn như nhạc điệu núi rừng TB.
– Từ ngữ trữ tình, những câu ca êm ái lòng người, giàu sắc thái biểu cảm:
“Mày có con trai con gái rồi………. Ta đi tìm người yêu”.
III: Kết Bài
– Khẳng Định lại vấn đề
Originally posted 2019-08-02 10:36:30.
Để lại một phản hồi