Soạn Rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong bài văn nghị luận giúp học sinh vận dụng phương pháp mở bài, kết bài để làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh
Tham khảo: Giáo án Trả bài làm văn số 5 Ra đề bài viết số 6 ngắn gọn nhất
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học :
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀITRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– các ngữ liệu là đoạn văn mở bài, kết bài tiêu biểu;
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: HS nhận biết được khái niệm, yêu cầu của việc mở bài, kết bài trong văn nghị luận;
b/ Thông hiểu: HS hiểu phương pháp làm mở bài, kết bài trong văn nghị luận;
c/Vận dụng thấp: Viết hoàn chỉnh một đoạn văn mở bài, kết bài theo yêu cầu;
d/Vận dụng cao:
– Vận dụng phương pháp mở bài, kết bài để làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh;
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: mở bài, kết bài theo yêu cầu đề ra;
b/ Thông thạo: các bước làm mở bài, kết bài trong văn nghị luận;
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: mở bài, kết bài trong văn nghị luận;
b/ Hình thành tính cách: tự ti, sáng tạo khi mở bài, kết bài trong văn nghị luận;
c/Hình thành nhân cách:
-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt khi làm bài nghị luận.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan liên quan đến viết mở bài, kết bài trong văn nghị luận;
– Năng lực đọc – hiểu các bài văn nghị luận để xác định phần mở bài, kết bài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ của cá nhân về đoạn văn mở bài, kết bài;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các cách mở bài, kết bài đúng và trúng trong văn nghị luận;
– Năng lực phân tích, so sánh về các cách mở bài, kết bài
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
– GV giao nhiệm vụ: Giáo viên chọn 1 mở bài, 1 kết bài của HS trong bài viết số 5. Đọc cho lớp nghe. Đề nghị học sinh có nhận xét về cách mở bài, kết bài của các bạn. – HS thực hiện nhiệm vụ: Đưa ra nhận xét cá nhân – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:Như vậy, chúng ta vừa thấy những ưu điểm, khuyết điểm trong mở bài, kết bài của các bạn khi làm văn nghị luận văn học. Hôm nay, để các em có cách mở bài, kết bài đúng theo yêu cầu, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học. | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giảiquyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
1/GV tổ chức cho HS tìm hiểu các cách mở bài cho đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) 2/GV lần lượt cho HS phân tích các cách mở bài (SGK): a) Đoán định đề tài được triển khai trong văn bản. b) Phân tích tính tự nhiên, hấp dẫn của các mở bài.Từ hai bài tập trên, HS cho biết phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? HS đọc kĩ các mở bài (SGK) phát biểu ý kiến. HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp | I. Viết phần mở bài 1. Tìm hiểu cách mở bài – Đề tài được trình bày: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân. – Cách mở bài thứ 3: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn, chú ý và phù hợp hơn cả với yêu cầu trình bày đề tài. 2. Phân tích cách mở bài – Đoán định đề tài: + MB1: quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam + MB2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm. + MB3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo. Cả 3 mở bài đều theo cách gián tiếp, dẫn đắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn sự chú ý của người đọc hướng tới đề tài. 3. Yêu cầu phần mở bài – Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài – Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản. |
1. GV tổ chức cho HS tìm hiểu các kết bài (SGK) cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) 2. GV lần lượt cho HS phân tích các kết bài (SGK) 3. Từ hai bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? HS đọc kĩ các kết bài (SGK) phát biểu ý kiến HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp | II. Viết phần kết bài 1. Tìm hiểu các kết bài – Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) – Cách kết bài 2 phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc. 2. Phân tích các kết bài – Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập. – Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhoà về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. – Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc. 3. Yêu cầu của phần kết bài – Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất c ủa vấn đề. – Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. |
3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Câu 1: Ý nào chưa nói đúng về nguyên tắc của mở bài bài văn nghị luận? a/ Mở bài cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài; b/ Nếu đề bài có nêu ra một ý kiến thì mở bài phải dẫn lại nguyên văn kiến ấy. c/ Ở phần mở bài cũng có thể giảng giải, minh hoạ hay nhận xét ý kiến nêu trong đề bài d/ Mở bài chỉ được nêu những ý khái quát Câu 2: Ý nào chưa nói đúng về nguyên tắc của kết bài bài văn nghị luận? a/ Phần kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài b/ Phần kết bài chỉ nêu những ý khái quát c/ Phần kết nên lặp lại nguyên văn lời lẽ của mở bài d/ Phần kết bài thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | 1d,2c |
4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Mở bài sau đây thuộc dạng nào? Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biểu biểu là Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Nhà văn Tô Hoài. – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | Thuộc dạng so sánh |
5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Xây dựng đoạn văn mở bài, kết bài dạng bài nghị luận bàn về vấn đề trong tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam. Cụ thể: – Phân tích thuỷ trình Hương Giang trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường). – Phân tích giá trị nhân đạo truyện Vợ nhặt ( Kim Lân) – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báocáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | Học sinh vận dụngkiến thức đã học để thực hiện theo yêu cầu. |
Xem thêm: giáo án mùa lá rụng trong vườn lớp 12 chi tiết nhất
Originally posted 2020-03-22 15:45:26.
Để lại một phản hồi