Giáo án Rừng xà nu giúp HS biết được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Tham khảo: một số thể loại văn học thơ truyện giáo án Kịch nghị luận hay nhất (giáo án rừng xà nu)
A. Xác định vấn đề cần giải quyết
I. Tên bài học: Rừng xà nu
II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh rừng xà nu, hoa pơ lang, phim về Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
B. Xác định nội dung- chủ đề bài học
– Hình tượng rừng xà nu- biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt.
– Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi trang về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
– Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện , bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm.
C. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức : (giáo án rừng xà nu)
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
d/Vận dụng cao:
– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi
2. Kĩ năng : (giáo án rừng xà nu)
a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;
b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học
3.Thái độ
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn xuôi kháng chiến chống Mỹ
b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản văn xuôi
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong lích sử văn học dân tộc
-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà truyện ngắn hiện đại đem lại
-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
D. Tổ chức dạy và học (Giáo án Rừng xà nu )
1.KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV- HS | Nội dung cần đạt |
– Gv cho HS quan sát tranh và trả lời: Đây là ai? Đây là cây gì? Hoa gì? Hình ảnh ấy khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào trong chương trình lớp 12 – HS trả lời – Gv : Vào bài: Chiến tranh xâm lược đã tàn phá bao vùng đất, giết đi bao mạng sống của cả con người lãn sinh vật. Có những vùng đất phải gánh chịu vô vàn những thương đau mà tinh thần vẫn luôn quật khởi, ý chí vẫn vững vàng. Tây Nguyên là một nơi như thế đấy và dân làng Xô man trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã nói lên điều đó. Cánh rừng cũng như con người “nằm trong tầm đai bác” vẫn cứ hiên ngang sống. Giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tác phẩm độc đáo này. | – Tác giả Nguyễn Trung Thành – Rừng xà nu – Hoa pơ lang và Tác phẩm RXN |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (giáo án rừng xà nu)
Hoạt động của GV- HS | Nội dung cần đạt |
– GV yêu cầu 1 hs lên thuyết trình những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả (đã được chuẩn bị từ trước) – HS trả lời: +Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam. + Nhập ngũ năm 1950, rồi làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V, tập kết ra Bắc, viết văn với bút danh Nguyên Ngọc + Năm 1962: tình nguyện trở về chiến trường miền Nam lấy bút danh Nguyễn Trung Thành. + Tác phẩm: Đất nước đứng lên– giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955; Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971- 1974);… – GV chốt HS làm việc cá nhân – GV hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn – HS trả lời +Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. +Mĩ-ngụy ra sức phá hoại hiệp định, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. +Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Cả nước sục sôi không khí đánh Mĩ. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm đó. +Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. – GV nhận xét, chốt lại kiến thức cần nhớ HS làm việc cá nhân – GV: Yêu cầu HS tóm tắt lại văn bản – HS tóm tắt: + Làng XM nằm trong tầm đại bác của đông giặc. Cả cánh rừng xà nu xanh bạt ngàn phải gồng mình gánh chịu bom đạn của kẻ thù + Tnú là người con của buôn làng. Sau 3 năm đi lực lượng anh được trở về thăm quê. Bé Heng dẫn anh vào làng vì buôn làng đã đổi khác rất nhiều so với trước đây. Đường đi nhiều hầm, chông và giàn thò. Dít đã trở thành bí thư. T Nú nhớ lại những kỉ niệm với Mai- người vợ đã mất của anh. + Cụ Mết và dân làng đón anh rất nông nhiệt.Bên đống lửa nhầ ưng, cụ Mết lại kể cho dân làng nghe về cuộc đời T nú. T nú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng XM nuôi dưỡng. T nú cùng Mai tham gia tiếp tế nuôi giấu cán bộ trong rừng. T nú còn làm liên lạc cho cán bộ.Không may một lần đang đi liên lạc thì bị giặc bắt và tra tấn dã man. Ba năm sau T nú ngục về làng. Tnu và Mai thành vợ chồng Biết tin dân làng XM mài giáo chuẩn bị chiến đâu nên bon giặc kéo đến. Chúng lung bắt T nú không được đã mang vợ con anh ra giữa sân nhà ưng tra tấn bằng gậy sắt cho đến chết. Tnú nấp gần đó đã lao ra cứu mẹ con Mai nhưng không được. Anh bị giặc bắt và bị thiêu đốt 10 đầu ngón tay bằng chất nhựa xà nu. Cụ Mết cùng dân làng nổi dậy giết chết bọn giặc và cứu được Tnu. T nú tham gia cách mạng và lập được chiến công + Sau khi về thăm buôn làng một đêm T nú lại ra đi. Anh đứng ở rừng xà nu gần con nước lớn ngắm nhìn ra xa thấy những cánh rừng xà nu nối nhau chạy đến chân trời. – GV nhận xét, cho điểm HS làm việc cá nhân – GV: Hãy phân chia bố cục tác phẩm – HS trả lời – GV nhận xét, chốt kiến thức HS làm việc nhóm: 4 nhóm (3 phút) – B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm? ( Gợi ý: Tại sao tác giả lại lấy tên của cây xà nu để đặt nhan đề cho tác phẩm này mà không phải là tên của một loài cây khác? ) – B2: HS trao đổi , thảo luận trong nhóm – B3: HS cử đại diện trả lời, các nhóm khác theo dõi bổ sung + XN là một loài cây đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.Cây mọc thành rừng.Thân cao, thẳng tắp gợi vẻ đẹp hùng trángà RXN gợi được cái khí vị riêng của Tây Nguyên + Trong tác phẩm RXN hứng chịu biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù nhưng cây cũng có sức sống bất diệt -> tượng trưng cho số phận và phẩm chất của đồng bào TN Nhan đề của tác phẩm đã chứa đựng cảm hứng của nhà văn và tư tưởng chủ đề của tác phẩm – B4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức cơ bản – GV dẫn: Qua nhan đề ta thấy cây xà nu có một vị trí rất quan trọng trong lòng tác giả, được tác giả trân trọng, nâng niu và đặt làm nhan đề cho tp. Không chỉ vậy, cây xà nu còn là hình tượng nghệ thuật xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, được tác giả miêu tả công phu, đậm nét. Ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về loài cây đặc biệt này. HS làm việc cá nhân: – GV hỏi: Trong tác phẩm nhiều lần hình ảnh cây xà nu xuất hiện với các tên gọi khác nhau như cây xà nu, lửa xà nu, khói xà nu…. Em hãy tìm các chi tiết cụ thể ấy ( trừ đoạn mở đầu và đoạn cuối) – HS trả lời: + Cây xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày của dân làng xô man : lủa xà nu cháy trong mỗi bếp. Trong đêm T nú về thăm làng, dân làng và cụ Mết đã dùng xà nu để đốt đống lửa trong nhà ưng. T nú dùng khói xà nu để xông bảng nứa học chữ + Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trong đại của dân làng: Ngọn đuốc xà nu soi đường rừng cho cụ mết và dân làng vào rừng lấy vũ khí Giặc đốt đôi bàn tay T nú bằng nhựa xà nu, đống lửa xà nu lớn giữa nhà soi rõ xác của 10 tên giặc + Cây xà nu thấm sâu vào từng nếp nghĩ và cảm xúc của người dân Ngục cụ Mết căng như một ây xà nu lớn. Cụ nói Không gì mạnh bắng cây xà nu đất ta” – Gv nhận xét, bổ sung ,chốt lại – GV yêu cầu HS đọc đoạn mở đầu – HS đọc, HS làm việc nhóm: 4 nhóm – B1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 1: Tìm các câu văn miêu tả cánh rừng xà nu bị giặc tàn phá dữ dội? Các câu văn ấy gợi cho em cảm giác gì? Từ đó hãy khái quát lên ý nghĩa tượng trưng của nó? Nhóm 2: Cây xà nu có những đặc tính gì? Tìm các câu văn miêu tả đặc tính ấy và khái quát ý nghĩa tượng trưng của nó? Nhóm 3: Tìm những câu văn miêu tả hình ảnh rừng xà nu như một thành lũy bảo vệ dân làng XM. Hình ảnh ấy gợi em liên tưởng đến những nhân vật nào trong truyện? Nhóm 4: Để khắc họa hình tượng cây xà nu tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Lấy dẫn chứng cụ thể cho các biện pháp nghệ thuật ấy – B2: HS thảo luận trong nhóm, ghi bản phụ – B3: HS cử đại diện trả lời, các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung Nhóm 1: * Đau thương: – Câu văn : + “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương.Có những cây bị đứt ngang nửa thân mình,đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.” + “ Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết.” -> gợi cảm giác đau thương, mất mát và Thương tích mà cây xà nu phải gánh chịu do đạn đại bác của kẻ thù tượng trưng cho những mất mát, đau thương của dân làng XM nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Nhóm 2: Đặc tính: – Sinh sôi nảy nở mãnh liệt: “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” -> Tượng trưng cho sự anh dũng, bất khuất, kiên cường của người dân XM – Ham ánh sáng: “Cũng có ít loại cây ham ánh sáng…thơm mỡ màng.” Nhóm 3: “ hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn” “ Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao long vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, …che chở cho làng…” Và Ẩn dụ cho những con người đang chiến đấu bảo vệ quê hương: cụ Mết, T nú, Dít… Nhóm 4: Nghệ thuật: – So sánh “cành lá sum sê như những con chim đã đủ long mao long vũ”, “ vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng” – Nhân hóa: vết thương, bị thương, từng cục máu lớn – Ẩn dụ, tượng trưng – B4: GV nhận xét, chốt kiến thức * Tóm lại: Nguyễn Trung Thành đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ, những liên tưởng phong phúkhi miêu tả rừng xà nu với tất cả lòng yêu mến tự hào. Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm dải đất Tây Nguyên hùng vĩ, về cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quý tự hào về những phẩm chất cao quý của họ. Rừng xà nu trùng điệp chạy đến chân trời là biểu tượng cho thế trận chiến tranh nhân dân, người người lớp lớp. | I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: – NTT tên thật là NVB, sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam – Là nhà văn trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến và gắn bó mật thiết với mảnh đất TN – Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên – giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm1954- 1955; Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969); Đất Quảng (1971- 1974);… Ông là nhà văn có những tác phẩm viết hay nhất về đất và người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến. 2.Tác phẩm: HCST: Rừng xà nu (1965) đăng lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. b.Tóm tắt tác phẩm c.Bố cục: 5 phần – P1: đặc tả cây xà nu – P2: Sau 3 năm đi lực lượng T nú về thăm buôn làng. Bé Heng dẫn anh vào buôn. Cụ Mết và dân làng đón anh – P3: Buổi tối ở nhà cụ Mết – P4: Câu chuyện về cuộc đời của T nú – P5: Sáng hôm sau T nú lại ra đi. Cụ Mết và Dít tiễn anh đến rừng xà nu cạnh con nước lớn II. Đọc- hiểu: Ý nghĩa nhan đề: – RXN gợi được cái khí vị riêng của Tây Nguyên – Tên tác phẩm vừa có ý nghĩa tả thực lại vừa có ý nghĩa tượng trưng nên đã chứa đựng cảm hứng của nhà văn và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 2.Hình tượng cây xà nu: a. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của con người Tây Nguyên: – Cây xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày của dân làng Xô Man – Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trong đại của dân làng – Cây xà nu thấm sâu vào từng nếp nghĩ và cảm xúc của người dân Và Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên b.Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh * Đau thương: – Với cái nhìn bao quát nhưng không kém phần tinh tế, tác giả đã phát hiện ra: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương”. Và Đấy là sự đau thương của một khu rừng mà tác giả tận mắt chứng kiến. – Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau: + Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”. + Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ thơ: “vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết”. Và Nhà văn đã mang nỗi đau của con người để biểu đạt cho nỗi đau của cây. Mối cây ngã xuống mà ta ngỡ như một người XM ngã xuống. . Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết….Nhưng trong đau thương cây xà nu vấn đẹp đến sững sờ. Đẹp trong dáng ngã kiêu hùng “ Đổ ào ào như một trận bão”. Đó là dáng ngã của biêt bao con người VN trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Và Từ những thương tích mà cây xà nu phải gánh chịu nhà văn đã gợi lên cái đau thương, mất mát của một thời mà người dân XM nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung phải gánh chịu * Sức sống mãnh liệt: – Tác giả đã phát hiện được sự sinh sôi nảy nở mãnh liệt của cây: + “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”. Và Đây là yếu tố cơ bản để xà nu vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết. – Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên”. Và Tác giả sử dụng cách nói đối lập (ngã gục – mọc lên; một- bốn năm) để khẳng định một khát vọng thật của sự sống. – Cây xà nu đã tự vươn lên bằng sức sống nội tại của mình: “…cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. ->Xà nu đẹp một vẻ đẹp hùng tráng, man dại đẫm chất núi rừng. Đau thương nối tiếp đau thương mà sự sống cũng nối tiếp sự sống. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế tiếp tục chiến đấu chống lại kẻ thù. Anh Xút và bà Nhan hi sinh thì đã có thế hệ của Tnu và Mai tiếp bước. Mai ngã xuống đang tuổi thanh xuân thì Dít lớn lên là bí thư chi bộ. Đứa con của Tnu không còn thì đã có bé Heng lớn lên tiếp bước cha anh. Đúng như Hoàng Trung Thông đã viết: Ta lại viết bài thơ lên báng súng Con lớn lên viết tiếp thay cha Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua Và Sức sống mãnh liệt của cây tượng trưng cho sự anh dũng, bất khuất, kiên cường của người dân Xô Man. * Ham ánh sáng, khí trời : “ Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thê. Nó phóng lên rất nhanh để tiêp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng” Và Tượng trưng cho sự khát khao tự do của dân làng XM. Vì tự do họ đã cùng nhau cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù * Thành lũy bảo vệ dân làng Xô Man: – Mỗi ngày giặc bắn đại bác 3 lần vào làng nhưng làng XM vẫn bình yên vì “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn” – Vững trãi, không khuất phục trước mưa bom bão đạn của kẻ thù: “ Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao long vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, …che chở cho làng…” Và Hình ảnh ấy ẩn dụ cho những con người đang chiến đấu bảo vệ quê hương như cụ Mết, T nú, Dít…Đó là vẻ đẹp của bức thành đồng kiên cố, tấm lá thép vĩ đại. Vì vậy mà suốt 5 năm chưa hề có một cán bộ náo bị giặc bắt hoặc chết tron rừng. Bởi rừng xà nu đã mang vẻ đẹp “ Rừng che bộ đội , rừng vây quân thù”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp nối tiếp đến chân trời Nghệ thuật: – So sánh “cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ”, “ vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng” – Nhân hóa: vết thương, bị thương, từng cục máu lớn,cứ loét mãi ra,ưỡn tấm ngực lớn – Ẩn dụ, tượng trưng và gợi vẻ đẹp mang đậm tính sử thi, biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt. |
3. LUYỆN TẬP (Giáo án Rừng xà nu )
Hoạt động của GV- HS | Nội dung cần đạt |
Câu 1: Giải thích nào sau đây là chính xác về các tên gọi Nguyễn Trung Thành, Nguyên Ngọc: a. Đó là tên của hai nhà văn. b. Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc. c. Nguyên Ngọc là bút danh của nhà văn Nguyễn Trung Thành. d. Đó là hai bút danh của nhà văn Nguyễn Văn Báu Câu 2: Truyện ngắn “Rừng xà nu” được sáng tác: a. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp. b. Năm 1955 khi đế quốc Mĩ xâm lược miền Nam. c. Năm 1965 khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam. d. Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Câu 3: Cốt truyện của “Rừng xà nu” kể về: a. Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh. b. Cuộc đời của Tnú. c. Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman. d. Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh vũ trang của dân làng Xôman đan cài vào nhau. Câu 4: Hình ảnh rừng xà nu có ý nghĩa: a. Cụ thể: đó là hình ảnh đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. b. Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh. c. Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng. | 1.d 2.c 3.d 4.c |
4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
GV giao nhiệm vụ: + Từ văn bản trên, viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay. – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: – GV nhận xét, cho điểm | – Tóm tắt vẻ đẹp của rừng xà nu trong chiến tranh khốc liệt – Nhưng hiện nay, bên cạnh những cánh rừng bạt ngàn, xanh rờn thì không ít những cánh rừng bị tàn phá, biến thành những đồi trọc. – Hậu quả những cánh rừng bị tàn phá? – Nguyên nhân ( chủ quan và khách quan) – Đề xuất biện pháp khắc phục – Bài học cho bản thân? |
Xem thêm: Ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án lớp 11 đầy đủ nhất (giáo án rừng xà nu)
Originally posted 2020-03-20 23:56:53.
Để lại một phản hồi