Giáo án Bài viết số 5 kiểm tra các kiến thức lập luận phân tích về một tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 11 học kì 2.
Tham khảo: Giáo án cảm xúc mùa thu lớp 10 chi tiết nhất
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 11.
– Đề kiểm tra bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 2 theo các nội dung Văn học, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
– Đọc văn:
+ Nhớ và hiểu được những kiến thức cơ bản về tác phẩm.
– Làm văn:
+ Nắm vững thao tác lập luận phân tích.
+ Nghị luận một ý kiến bàn về tác phẩm .
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
– Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 11, học kì 2 .
– Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên).
– Xác định khungma trận.
MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5- MÔN NGỮ VĂN 11
THỜI GIAN 45 PHÚT
Cấp độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||
Chủ đề Nghị luận văn học( Lưu biệt khi xuất dương) | – Nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm. – Xác định được vấn đề cần cảm nhận, bàn luận, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cơ bản. | – Hiểu được đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ…trong tác phẩm. – Lí giải được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo đặc trưng thể loại, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, phong cách nghệ thuật tác giả. | – Vận dụng kiến thức văn học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết một bài nghị luận văn học về một đoạn thơ, một ý kiến văn học, … | – Bày tỏ được cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề cần bàn luận. – Liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn cuộc sống. |
Số câu: | 1 | Số câu :1 | ||
Số điểm: Tỉ lệ: | Số điểm:10 Tỉ lệ:100% |
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5
ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 – LỚP 11
THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 PHÚT
Nhận xét về Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, có ý kiến cho rằng: Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
Qua tác phẩm Xuất dương lưu biệt (“Lưu biệt khi xuất dương”), hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM (Giáo án Bài viết số 5)
Câu | Nội dung | Điểm |
Qua tác phẩm Xuất dương lưu biệt (“Lưu biệt khi xuất dương”), hãy làm sáng tỏ nhận định | 10,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận | 0,50 | |
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mbài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0,25 | |
Làm sáng tỏ nhận định … | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. | 8.50 | |
1/Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, ý kiến 2/Chứng minh ý kiến a.Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi: – Quan niệm mới về “chí làm trai” thể hiện tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ, thách thức với càn khôn: + Khẳng định lẽ sống đẹp, cao cả, táo bạo, quyết liệt: phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn, chứ không chịu sống tầm thường tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận. + Con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình, vượt lên trên cái mộng công danh thường gắn liền với hai chữ trung, hiếu với vua, cha, gia đình để vươn tới lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn cao cả. – Phan Bội Châu ôm ấp khát vọng có thể xoay chuyển trời đất, không để cho nó tự chuyển vần, không chịu khuất phục trước thực tại, số phận, hoàn cảnh. + Khẳng định ý thức trách nhiệm của “cái tôi” công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc. + Ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc; đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ, bộc lộ khí phách ngang tàng, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong. b. Bài thơ khắc họa tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước: – Các hình ảnh khoa trương lớn lao, kì vĩ, lãng mạn, hào hùng (trường phong, Đông hải, thiên trùng bạch lãng) như hoà nhập với con người trong tư thế cùng bay lên. – Đó là tư thế, khát vọng lên đường của bậc trượng phu, hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc, tìm đường làm sống lại giang sơn đã chết. 3. Đánh giá – Nhận định hoàn toàn chính xác, thể hiện cảm nhận sâu sắc vể hình tượng nhân vật trữ tình – tác giả – nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. – Để khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật trữ tình, Phan Bội Châu đã sử dụng lớp ngôn ngữ khoáng đạt cùng những hình ảnh ki vĩ sánh ngang tầm vũ trụ. | 0,50 6,00 2,00 | |
d. Sáng tạo | 0,50 | |
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,25 | |
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | ||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm |
Xem thêm: Soạn văn Lầu hoàng hạc Nỗi oán của người phòng khuê Khe chim kêu
Originally posted 2020-03-14 22:55:18.
Để lại một phản hồi