Giáo án bài văn bản lớp 10 giúp học sinh nắm được đặc điểm và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
Tham khảo: Giáo án Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Giáo án bài văn bản lớp 10)
I. Tên bài học : văn bản
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
– Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa…
– PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC (Giáo án bài văn bản lớp 10)
Văn bản
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Về kiến thức
– Có được những hiểu biết thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
II. Về kĩ năng (Giáo án bài văn bản lớp 10)
1. Về kĩ năng chuyên môn
– Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
2. Về kĩ năng sống
– Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.
III. Về thái độ, phẩm chất:
-Thái độ: Có thái độ cẩn thận trong quá trình tạo lập văn bản.
– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…
IV. Về năng lực
– Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
– Năng lực riêng:
Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
D. Tiến trình lên lớp: (Giáo án bài văn bản lớp 10)
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Khởi động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Kể tên các loại văn bản mà em biết ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS tiến hành thảo luận, ghi lại kết quả thảo luận vào bảng phụ. – GV: quan sát, hỗ trợ học sinh. 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét.Chuẩn hóa kiến thức GV dẫn dắt vào bài mới: Ở tiết trước các em đã nắm được những kiến thức cơ bản về văn bản. Vậy để khắc sâu hơn những kiến thức đó chúng ta tiến hành làm một số bài tâp. | Các loại văn bản – Theo lĩnh vực giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau: + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. |
Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: Học sinh làm bài tập để củng cố thêm những kiến thức về văn bản. – Phương tiện: máy chiếu + Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin – phản hồi – Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân – Các bước thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao việc cho HS theo nhóm: Nhóm 1: Bài tập 1/ sgk- tr 37 Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn? Nhóm2: Bài tập 2/ sgk – tr 38 Sắp xếp các câu văn theotrình tự hợp lý và giải thích vì sao em chon cách sắp xếp đó? Đặt nhan đề cho văn bản? Nhóm 3: Bài tập 3/ sgk tr 38 GV: Hướng dẫn HS đọc phần gợi ý trong SGK để viết hai văn bản theo yêu cầu. Nhóm 4: Bài tập 4/ sgk – tr 38 GV: Hướng dẫn HS đọc phần gợi ý trong SGK để viết văn bản theo yêu cầu – đúng bố cục của một lá đơn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – GV chia lớp làm 4 nhóm, giao mỗi nhóm 01 bảng phụ và bút Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn các nhóm – HS bầu nhóm trưởng, thư kí. Nhóm trưởng thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi lai câu trả lời vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: (Hình thức hoạt động nhóm, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật thông tin –phản hồi) – HS treo bảng phụ lên, đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác quan sát, thảo luận, đánh giá Các nhóm khác thảo luận, chuẩn bị phương án phản biện -GV quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ, tư vấn HS Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: -GV nhận xét thái độ, kết quả làm việc các nhóm. Nếu các kết luận của các nhóm sai, thiếu, GV gợi dẫn để HS tìm ra kết luận đúng nhất Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- tự do- hạnh phúc ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC Kính gửi: – Ban giám hiệu trường…….. – Cô giáo chủ nhiệm lớp 10… – Các thầy cô giáo bộ môn…. Em tên là: ……..Học sinh lớp 10…………..Hôm nay, em viết đơn này xin trình bày sự việc sau: Hôm qua em đi học về không may bị ốm và hôm nay không thể tiếp tục đến lớp được. Vậy, em viết đơn này kính mong quý thầy cô và lớp cho em được nghỉ học ngày … Em hứa sẽ chép bài và làm bài tập đầy đủ. Em xin chân thành cảm ơn. Yên Mô, Ngày.. Học sinh đã kí | III. Luyện tập 1. Bài tập 1: a. Đoạn văn có một chủ đề thống nhất, câu chủ đề đứng đầu đoạn: giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. b. Sự phát triển chủ đề: * Câu chủ đề: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. * Các luận cứ: – Hai luận cứ lí lẽ: + Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. + So sánh các lá mọc trong các môi trường khác nhau. – Bốn luận chứng (dẫn chứng): + Lá cây đậu Hà Lan” tua cuốn. + Lá cây mây” tua móc có gai bám. + Lá cây xương rồng” gai. + Lá cây lá bỏng” chứa nhiều nước. c. Nhan đề: – Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. – Ảnh hưởng qua lại giữa cơ thể và môi trường. – Môi trường và sự sống. 2. Bài tập 2: Sắp xếp các câu văn thành một văn bản hoàn chỉnh. – Thứ tự đúng: (1), (3), (5), (2), (4). – Nhan đề: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc. 3. Bài tập 3: – Câu chủ đề: Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại nghiêm trọng. – Các luận cứ: + Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán kéo dài. + Các sông suối ngày càng bị ô nhiễm. + Rác thải, chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí. + Các loại thuốc trừ sâu sử dụng không theo quy định đảm bảo an toàn cho môi trường… – Tiểu kết: Thực trạng trên làm cho nạn ô nhiễm môi trường sống đang ở mức báo động. – Tiêu đề: Môi trường sống kêu cứu. 4. Bài tập 4: Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. – Đơn gửi cho: BGH, GVCN, GVBM, Tập thể lớp. – Người viết ở cương vị là học sinh. – Mục đích viết đơn: xin nghỉ học. – Nội dung cơ bản: + Họ tên + Lý do nghỉ học + Thời gian nghỉ. + Lời hứa. – Kết cấu : + Quốc hiệu, tiêu ngữ. + Họ tên người nhận + Nội dung đơn + Ký tên. |
Hoạt động 3: Giáo án văn bản – Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện yêu cầu Ví dụ: ” Hút thuốc là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo Tổ chức lao động quốc tế, hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ca tử vong do phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc. ” (Theo chuyên mục sức khỏe, Báo tuổi trẻ. net) Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Nêu nội dung của văn bản Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời, HS khác bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức | Đáp án: – Dựa vào nguồn trích dẫn: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí – Nội dung: Văn bản đã cung cấp cho người đọc thông tin thời sự cập nhật về tác hại của thuốc lá, đảm bảo chất lượng thông tin |
Hoạt động 4: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầmcao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư (Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 2: Chủ đề của văn bản trên? 3 Nêu tác dụng của phép điệp trong văn bản trên ? 4: Lời bài hát đem đến cho anh/chị cảm xúc gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời, HS khác bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức | Trả lời: 1.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 2.Chủ đề: Lối sống có trách nhiệm, có ước mơ, có ý nghĩa. 3. Điệp ngữ: Hãy sống như.. Và sao không là… Sao không là… > Phép điệp tạo âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, bay bổng cho bài hát, nhấn mạnh về ý, biểu đạt cảm xúc 4. Một số gợi ý về bức thông điệp của bài hát: Hãy sống thật với lòng mình! Hãy sống bằng tất cả tấm chân tình để yêu hơn cuộc sống này Hãy hóa thân vào những gì đẹp đẽ nhất của thế gian: Là gió, là mây, là phù sa, là bài ca, là mặt trời… Hãy biết ước vọng và sống sao cho mạnh mẽ: là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông… => Chúng ta hãy sống trong cuộc đời này với tất tình yêu và khát khao hòa nhập. |
Xem thêm: Giáo án Biên bản Ngữ văn 9 chi tiết nhất (Giáo án bài văn bản lớp 10)
Originally posted 2020-03-09 23:24:23.
Để lại một phản hồi