Giáo án Tổng kết văn học giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã được học.
Tham khảo: Giáo án Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ hay nhất
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
– Tổng kết văn học: nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6đến lớp 9.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
– Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
– Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2. Kĩ năng:
– Hệ thống hóa những tri kiến thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
– Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III .CHUẨN BỊ .
1.GV: – Lịch sử văn học Việt Nam, sgk 6,7,8,9
Các tài liệu tham khảo khác
– TL chuẩn kiến thức, kĩ năng.
– Bảng phụ ghi các ví dụ.
2.HS: – Chuẩn bị theo hớng dẫn.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
* Bớc 1: ổn định tổ chức: 1phút
* Bớc 2: Kiểm tra bài cũ:(2′)
– Kiểm tra vở soạn của hs : Nhóm 3,4.
* Bớc 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 35 phút
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
– Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý:
– Phơng pháp: thuyết trình.
– Kĩ thuật dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– Giới thiệu bài mới: GV nêu mục đích của tiết tổng kết văn học. – Ghi bài mới. | – Hs nghe – Ghi tên bài |
Hoạt động 2,3,4. Hệ thống hóa kiến thức.
– Mục tiêu: HS ôn tập lại kiến thức lí thuyết
– Phơng pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề
– Thời gian: 80 phút
– Kĩ thuật dạy học: sử dụng phiếu bài tập( vở bài tập Ngữ văn), thảo luận nhóm.
Hoạt động của thầy | Chuẩn kiến thức, kĩ năngcần đạt |
* Hướng dẫn tìm hiểu các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam Nêu các bộ phận cấu thành văn học Việt Nam. – Gv nhận xét, chốt Đặc điểm của Văn học dân gian Việt Nam? Kể tên các thể loại văn học dân gian? Nêu ví dụ cụ thể – Gv tổ chức hs thảo luận nhóm( 3 phút ) – Gv nhận xét, chốt, bình Nêu đặc điểm của Văn học viết Việt Nam? Văn học VN trải qua những giai đoạn nào? | I. Tổng kết văn học – Các bộ phận cấu thành của nền văn học Việt Nam 1. Văn học dân gian a. Đặc điểm: – Xuất hiện từ khi cha có chữ viết, tồn tại song song cùng với văn học viết – Tồn tại dới hình thức truyền miệng – Là sáng tác của tập thể quần chúng nhân dân – Mang tính dị bản b. Các thể loại – Thần thoại: – Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng… – Truyện cổ tích: Sọ dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh… – Truyện cười: Treo biển, Cháy… – Truyện ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi… – Tục ngữ, ca dao – Kịch 2. Văn học viết a. Đặc điểm – Xuất hiện từ khi có chữ viết ( khoảng thế kỉ thứ 10) – Văn học chia thành ba mảng: + Văn học chữ Hán + Văn học chữ Nôm + Văn học chữ Quốc ngữ b. Các giai đoạn của văn học viết Việt Nam – Văn học thời trung đại ( văn học thời phong kiến): từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX – Văn học từ đầu thế kỷ XXđến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 – Văn học hiện đại từ 1945 đế nay |
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu tiến trình và thành tựu của văn học viết Việt Nam
Hoạt động của thầy | Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt |
– Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giai đoạn văn học trung đại Văn học trung đại VN chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? Nêu hoàn cảnh lịch sử và nội dung tư tưởng của văn học giai đoạn 1+ 2? – Tổ chức học sinh hoạt động nhóm( 10phút) – Gv gọi học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung – Giáo viên sửa chữa -> chốt kiến thức – Gv nhận xét, chốt – Gv đưa ví dụ cụ thể bằng các bài thơ văn đã học Nêu hoàn cảnh lịch sử và nội dung tư tưởng của văn học giai đoạn1? – Tổ chức học sinh hoạt động nhóm ( 10phút) – Gv gọi học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung – Giáo viên sửa chữa – chốt kiến thức – Gv đưa và phân tích một số dẫn chứng cụ thể để chứng minh về nội dung tư tưởng của từng giai đoạn Văn học hiện đại Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? Kể tên? Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ 1945 đến nay? – Tổ chức học sinh hoạt động nhóm ( 10 phút) – Gv gọi học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung – Giáo viên sửa chữa – chốt kiến thức | II. Tổng kết văn học – Tiến trình văn học viết Việt Nam 1. Văn học trung đại( Chia làm 4 giai đoạn) a. Văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XV * Hoàn cảnh lịch sử – Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển hưng thịnh. Các triều đại phong kiến Lý -Trần – Lê lãnh đạo nhân dân liên tiếp đánh đuổi các thế lực xâm lược Tống – Nguyên – Minh * Nội dung: – Văn học thể hiện tinh thần yêu nước, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, niềm tự hào về non sông đất nước ( nội dung quan trọng nhất) Bài thơ thần tương truyền là của Lý Thường Kiệt đã trở thành vũ khí đắc lực của quân và dân ta thời Lý đã động viên cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân ta Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư – Ca ngợi cuộc sống ẩn dật , nhàn tản, tình yêu thiên nhiên Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm ( Côn Sơn ca) + Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt + Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn + Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn + Thiên trường vãn vọng – Trần Nhân Tông + Phò giá về kinh – Trần Quang Khải + Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi + Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi b. Từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII * Hoàn cảnh lịch sử – Chế độ phong kiến Việt Nam đã bộc lộ những mâu thuẫn nhằm tranh giành về địa vị và quyền lực ® Các cuộc nội chiến nồi da nấu thịt : chiến tranh Nam Bắc triều, Lê – Mạc * Nội dung: – Văn học phê phán chiến tranh phong kiến, phê phán những tệ nạn của xã hội chạy theo danh vọng và tiền tài – Ca ngợi cuộc sống ẩn c tự do, nhàn tản VD: + Thế gian biến cải vũng lên đồi Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rợu hết ông tôi + Thớt có tanh tao ruồi mới đậu Gang không mật mỡ kiến bò chi ở thế mới hay người bạc ác Giàu thì tìm đến khó thì lui (Nguyễn Bỉnh Khiêm) c. Từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX * Hoàn cảnh lịch sử – Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân nổ ra khắp nơi. Tiêu biểu là khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Tây Sơn lên nắm quyền được 7 năm, Nguyễn ánh lật đổ Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn… * Nội dung – Phê phán những tệ lậu của xã hội phong kiến: chế độ nam quyền, những luật lệ lạc hậu của xã hội phong kiến… – Phê phán chiến tranh phong kiến – Thể hiện niềm thơng cảm với số phận của những ngời phụ nữ VD: Thơ Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du… d. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX * Hoàn cảnh lịch sử – Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, các cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra đều thất bại… * Nội dung – Phê phán những lố lăng của xã hội buổi giao thời + Trước cảnh nền Nho học bị gạt ra khỏi lề xã hội nhà thơ Tú Xương đau xót thốt lên – Thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc, nêu cao ngọn cờ yêu nớc chống Pháp Thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến 2. Văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945 a. Hoàn cảnh lịch sử – Thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị, duy trì chế độ phong kiến làm công cụ bóc lột – Xã hội phân hóa thành những giai tầng rõ rệt: địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, vô sản, tiểu t sản b. Các giai đoạn văn học – Văn học thời kỳ này có sự tiếp cận giao lưu với các nước và có sự hội nhập với các nước phương Đông, phương Tây * Giai đoạn 1900- 1920 – Giai đoạn này nổi bật với các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh * Giai đoạn 1920 – 1930 – Nổi bật với các sáng tác của Tẩn Đà, Phậm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Ái Quốc * Giai đoạn 1930 – 1945 – Thơ văn phát triển mạnh mẽ c. Các trào lưu văn học + Trào lưu hiện thực phê phán: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng + Trào lưu lãng mạn: Nhóm tự lực văn đoàn: Nhất Linh, Khái Hng, Thạch Lam Thơ Mới: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Lu Trọng L, Nguyến Bính… + Trào lưu cách mạng: là sáng tác của những nhà thơ đồng thời là những ngời chiến sĩ cách mạng: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Phan Bội Châu 3. Văn học từ 1945 đến nay – Văn học thời kỳ này theo sát từng bước đi của lịch sử xã hội với công cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng CNXH. – Chia làm 3 giai đoạn a. Giai đoạn 1945 – 1954: Văn học thời kỳ chống Pháp. * Hoàn cảnh: – Toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống pháp trờng kì 9 năm và kết thúc với thắng lợi rực rỡ của chiến dịch Điện Biên Phủ. * Nội dung: – Văn học hướng vào đời sống cách mạng và kháng chiến, tập trung thể hiện hình ảnh quần chúng nhân dân với tinh thần yêu nớc, căm thù giặc, quyết tâm kháng chiến, tình đồng chí đồng đội. Lượm – Tố Hữu Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ b. Văn học từ 1955- 1975 * Hoàn cảnh: – Đất nớc bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội , Miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ thống nhất đất nước * Nội dung : – Văn học ca ngợi công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và cuộc kháng chống Mĩ ở Miền Nam. Cô Tô – Nguyễn Tuân, Tiếng gà tra – Xuân Quỳnh, Tuổi thơ im lặng – Duy Khán… c . Văn học từ 1975- nay * Nội dung – Đất nước thống nhất đang đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. * Nội dung – Văn học phản ánh những biến chuyển của đời sống xã hội , đời sống con ngời trong thời kì hòa bình. * Một số tác phẩm chính: Bến quê- Nguyễn Minh Châu, Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải… |
Originally posted 2020-03-07 21:24:56.
Để lại một phản hồi