Giáo án Tổng kết phần tập làm văn đầy đủ nhất

Giáo án Tổng kết phần tập làm văn
giao-an-tong-ket-phan-tap-lam-van

Giáo án Tổng kết phần tập làm văn giúp học sinh nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.

Giáo án Tổng kết phần tập làm văn đầy đủ nhất 1
Giáo án Tổng kết phần tập làm văn đầy đủ nhất

Tham khảo: Giáo án Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) – Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

– Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, điều hành) đã đư­ợc học từ lớp 6 đến lớp 9.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

 1. Kiến thức:

– Đặc tr­ưng của từng kiểu văn bản và ph­ương thức biểu đạt đã đ­ược học.

– Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.

2. Kĩ năng:

– Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.

– Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo đặc tr­ưng của kiểu văn bản ấy.

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III .CHUẨN BỊ .

1.Thầy:

– TL chuẩn kiến thức, kĩ năng.

 – Bảng phụ ghi các ví dụ.

2.Trò: 

– Chuẩn bị theo h­ướng dẫn.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

 * B­ước 1: Ổn định tổ chức: 1phút

 * B­ước 2: Kiểm tra bài cũ:(2′)

                    – Kiểm tra vở soạn của hs : Nhóm 1,2

  * Bư­­ớc 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 55 phút

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

– Mục tiêu: Tạo tâm thế và định h­­ớng chú ý:

– Ph­­ơng pháp: thuyết trình.

– Kĩ thuật dạy học:

– Thời gian: 1 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Giới thiệu bài mới: GV nêu mục đích của tiết học.  
– Ghi bài mới.
– Hs nghe  
– Ghi tên bài

Hoạt động 2,3,4 :HỆ THỐNG KIẾN THỨC TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

Mục tiêu: HS ôn tập lại kiến thức lí thuyết

–  Ph­­ơng pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề

– Thời gian: 80 phút

– Kĩ thuật dạy học: sử dụng phiếu bài tập( vở bài tập Ngữ văn), thảo luận nhóm

Hoạt động của thầy Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
* Hướng dẫn hs ôn tập lại các kiểu văn bản đã hoc.  
– Gọi hs đọc bảng thống kê các kiểu văn bản đã học. Em hãy phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?  
Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không? vì sao? Cho ví dụ.  
So sánh các kiểu văn bản và thể loại văn học
– Kể tên các thể loại văn bản đã học
– Mỗi thể loại văn bản ấy sử dụng các PTBĐ nào?              
Tác phẩm văn bản nghị luận có sử dụng các PTBĐ nào?  
Hãy kể tên các kiểu văn bản trọng tâm đã học? Em hãy so sánh các kiểu văn bản trọng tâm trên? Các kiểu văn bản trên có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Các phương thức biểu đạt có ý nghĩa như thế nào trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn?        
Em hãy nêu đặc điểm của các thể loại văn bản trọng tâm?
I. Tổng kết tập làm phần văn – Các kiểu văn bản đã học
1. Sự khác nhau
– Các kiểu văn bản trên khác nhau về phương thức biểu đạt, mục đích thể hiện và hình thức trình bày
– Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì phương thức biểu đạt và hình thức trình bày khác nhau. Đặc biệt là mục đích thể hiện của các kiểu văn bản đó cũng khác nhau
2. Các PTBĐ
– Một văn bản cụ thể có sự kết hợp của nhiều ph­ơng thức biểu đạt. Bởi vì ngoài chức năng thông tin văn bản còn nhiều chức năng khác: chức năng giáo dục, thẩm mĩ, tạo lập và duy trì quan hệ xã hội.  
II.So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học
– Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có dùng chung một phương thức
– Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn  học VD: Trong các thể loại văn học như tự sự, trữ tình, kịch, kí có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận
– Các tác phẩm thơ, truyện, kịch thường sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận VD: Tác phẩm truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có sử dụng yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận ấy có tác dụng làm nổi bật suy nghĩ, quan niệm của các nhân vật
– Tác phẩm nghị luận luôn luôn cần phải có các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên mức độ sử dụng ít  
III. Các kiểu văn bản trọng tâm  
1. Văn bản thuyết minh
– Là loại văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức về nguyên nhân, đặc điểm, tính chất của đối t­ợng trong tự nhiên và xã hội
– Cách viết: trung thành với đặc điểm của đối t­ợng một cách khách quan, khoa học  
2. Văn bản tự sự
– Là kiểu vă bản trình bày một chuỗi các sự việc có mở đầu  
3. Văn bản nghị luận  
– Nghị luận là trình bày ý kiến đánh giá nhận xét của mình về một vấn đề nào đó( thuộc lĩnh vực xã hội, văn học ) dựa trên một quan điểm t­ư tưởng nhất định bằng hệ thống lý lẽ và dẫn chứng  
2. Các phương pháp sử dụng trong văn nghị luân
a. Phép phận tích
– Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng.
– Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng người ta có thể sử dụng nhiều phép phân tích khác nhau
* Phép chứng minh: dùng các dẫn chứng tiêu biểu, chính xác để làm sáng tỏ vấn đề
* Phương pháp giải thích: Dùng lý lẽ để giải thích vấn đề nghị luận ( nêu định nghĩa)
VD: Thế nào là trò chơi điện tử? Tự học là gì?
* Phương pháp đối chiếu so sánh: Dùng đặc điểm, tính chất của vấn đề nghị luận này, đối chiếu với đặc điểm tính chất của vấn đề nghị luận khác
b. Phép tổng hợp
Là phép lập luận khái quát, rút ra những kết luận từ những điều đã phân tích  

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức tổng kết tập làm phần văn để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập      Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập  
–  Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bư­ớc 4. Hư­ớng dẫn về nhà: (2 phút)

a. Học bài :

  Học thuộc bài giảng và phần ghi nhớ

b. Chuẩn bị bài

   – Soạn “Tôi và chúng ta”

   – Yêu cầu:

   – Trả lời câu hỏi bài tập theo câu hỏi                    

    –  Phiếu bài tập, bảng phụ.

Xem thêm: Giáo án Luyện tập cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:24:13.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*