Giáo án Ôn tập phần Tiếng Việt – Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất

Giáo án Ôn tập phần Tiếng Việt giúp học sinh nắm vững những kiến thức về Tiếng Việt và vận dụng vào hoạt động giao tiếp.

Giáo án Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất 1
Giáo án Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ Văn 9 ngắn gọn nhất

Tham khảo: Giáo án Ôn tập về thơ Ngữ văn 9 chi tiết nhất

I.  MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

– Nắm vững những kiến thức phần Tiếng Việt học trong học kì II, lớp 9.

– Vận dụng những kiến thức đó học vào hoạt động giao tiếp.

2. Kĩ năng

Vận dụng những kiến thức đó học vào thực tiễn: liên kết câu và đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.

3. Thái độ: Cú ý thức yêu mến, sử dụng đúng đắn tiếng Việt

II.  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

+ Ôn tập phần Tiếng Việt hệ thống hóa các kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập ;Liên kết câu và liên kết đoạn văn; Nghĩa tường minh và hàm ý

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá lại một số kiến thức về phần tiếng Việt

+ Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, Đọc – Hiểu và tạo lập văn bản

3. Thái độ: nghiêm túc, cẩn thận

4. Kiến thức tích hợp – Tích hợp TLV : viết đoạn

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ

1.Thầy: Soạn giáo án, tranh ảnh, bảng phụ.

2. Trò: Soạn bài ở nhà.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* Bước 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

* Bước 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1:  KHỞI ĐỘNG

  • Thời gian dự kiến: 2’
  • Phương pháp: Thuyết trình.
  • Kĩ thuật: Động não.
  • Hình thành năng lực: thuyết  trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
H. Trong học kì II các em đó được học những đơn vị kiến thức Tiếng Việt nào?
Gv thuyết trình:     
Bài học ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ ôn tập, củng cố lại những kiến thức về Tiếng Việt mà các em đó được học trong chương trình học kì II.  
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình  
– HS nhận xét, lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  • Thời gian dự kiến: 38’
  • Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
  • Kĩ thuật: Động não, thảo luận nhúm
  • Hình thành năng lực: giao tiếp, tư duy, đánh giá tổng hợp

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I . Ôn tập phần Tiếng Việt – Ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. GV HD HS ôn lại lí thuyết.
H.Thế nào là khởi ngữ?
H.Thế nào là thành phần biệt lập? Hãy kể tên các thành phần biệt lập đã học và nói rõ tác dụng của nó trong câu?cho ví dụ minh họa cụ thể?
* Gv chốt,chuẩn kiến thức theo bảng
2. HD HS luyện tập
Đọc bài tập 1/ SGK/ 109 và điền vào bảng tổng kết theo mẫu SGK
H. Các từ in đậm trong các phần a,b,c,d là thành phần gì?
* GV yêu cầu HS ghi kết quả đã phân tích vào bảng thống kê theo mẫu.
– Chia 4 nhóm : Mỗi nhóm làm 1 câu điền vào bảng thống kê trong SGK (mẫu)
– MC: Bảng thống kê ( tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong bài tập 1).
* Yêu cầu học sinh làm bài tập 2.
– Cho học sinh thời gian xem lại đoạn văn ( vì đã chuẩn bị ở nhà). Cần bám vào nội dung, nghệ thuật văn bản, viết ngắn gọn, cảm xúc riêng
– Gọi học sinh đọc
– Học sinh nhận xét
– Giáo viên nhận xét đánh giá bổ sung * GV đọc đoạn văn tham khảo
Kĩ năng giao tiếp, tư duy, đánh giá tổng hợp
I .Ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. HS ôn lại lí thuyết.
– Quan sát MC , HS lựa chọn đáp án chuẩn
– Học sinh lần lượt điền theo thứ tự trên vào các câu A, B, C,D  
2. HS luyện tập
+ Đọc suy nghĩ, trả lời cá nhân, HS khác nhận xét.
Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập
– Khởi ngữ: Xây các lặng ấy
– Tình thái: Dường như
– Cảm thán: Vất vả quá
– Gọi – đáp: Thưa ông
– Phụ chú: Những người con gái nhìn ta như vậy.
+ Suy nghĩ bài tập 2
+Hoạt động cá nhân
+ HS trình bày trước lớp
+ HS  khác nhận xét bổ sung HS lắng nghe, cảm thụ  
+ Các thành phần biệt lập: Phụ chú: “Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta”. Tình thái: “hình như” khởi ngữ: Cái chân ngữ giản dị ấy, cảm thán: tiếc thay

VD1 :”Bến quê” là một câu chuyện  về cuộc đời – cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta – với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như trong cụôc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã gần rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùgn đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng “đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân thì cuộc sống của anh  lại hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp và thành thiện. Có thể nói, “Bến quê” là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng; nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hoá một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.

VD2: “Bến quê” là một truyện ngắn xuất sắc của NMC chứa đụng những chiêm nghiệm, triết lí về đời người. Về tình huống cơ bản, truyện được XD trên những tình huống trớ trêu như một nghịch lí. Nhĩ, n/vật chính của truyện, đã “đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên Trái đất”. Đến cuối đời, căn bệnh quái ác, buộc chặt anh vào giường bệnh không thể tự mình dịch chuyển được. Cũng tại thời điểm đó, Nhĩ phát hiện ra vùng bãi bồi bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc một vẻ đẹp bình dị, quyến rũ. Nhĩ khao khát 1 lần được đặt chân lên đó nhưng có lẽ khao khát đó của Nhĩ không thể thực hiện được.

 TIẾT 2 :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
II. HD HS ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
H. Nêu yêu cầu:
– Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
-Trình bày các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn?
*Cho HS quan sát và đọc BT1/110. Nêu yêu cầu:
– Mỗi từ ngữ in đậm thể hiện phép liên kết nào?
– Ghi kết quả vào bảng TK?
II. HS ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
a.Liên kết câu và liên kết đoạn văn: là làm cho các câu trong đoạn văn và các đoạn trong VB có mối quan hệ chặt chẽ cả về nội dung và hình thức.
– Về nội dung:
+Các đoạn phải phục vụ chủ đề chung của VB, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (LK chủ đề).
+Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (LK lô-gíc)
-Về hình thức: Các đoạn văn, các câu văn có thể được liên kết bằng một số phép liên kết.
b. Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn: phép lặp từ ngữ; phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng; phép thế, phép nối.
+ HS q/sát. 1HS đọc. HS suy nghĩ, xác định. 1 HS lên bảng điền. HS khác n/xét.
 Phép liên kết
  Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng Thế Nối
Từ ngữ tương ứng cô bé   cô bé – nó; thế – bây giờ….nữa nhưng,  nhưng rồi, và

Câu1: Liên kết nội dung là:

A.Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn

B. Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

C.Các đoạn văn trong bài và các câu trong đoạn phải đầy đủ.

D. Cả A và B

H. Nêu yêu cầu BT3/111: Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết ở BT2(M.I) Bài tập 3. Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức trong đoạn văn.
III. Ôn tập phần Tiếng Việt – Nghĩa tường minh và hàm ý.
1. HD HS ôn lại lí thuyết.
* Nêu yêu cầu:
– Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
– Điều kiện để sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý?
*GV lưu ý cho HS:
– Cùng một câu nói có thể có nhiều hàm ý.
– Khi dùng hàm ý người nói đã vi phạm phương châm hội thoại.
1. Ôn tập lí thuyết
– Nghĩa tường minh – Hàm ý
2. Bài tập  
Gọi HS đọc truyện cười. Nêu yêu cầu: Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm?a. Bài 1. Xác định hàm ý:  
* Gọi HS đọc các đoạn hội thoại BT2. Nêu yêu cầu:
H. Tìm hàm ý trong các câu in đậm?
– Trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm PCHT nào?
*GV kết luận đúng.
b. Bài 2.Tìm hàm ý và phương châm hội thoại bị vi phạm.

– Dùng máy chiếu: Khoanh tròn vào ý trả lời đúng?(5’)

Câu1: Nghĩa tường minh là:

A. nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.

B.nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

C. nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.

D. nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.

Câu2: Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm trong câu:…….là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy?

A.Nghĩa tường minh

B. Hàm ý

C. Nghĩa cụ thể

D. Nghĩa khái quát

Câu3: Việc sử dụng hàm ý cần những điều kịên nào?

A. Người nói (người viết) có trình độ văn hoá cao

B. Người nghe, người đọc có trình độ văn hoá cao

C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe (người đọc) phải có năng lực giải đoán hàm ý.

D. Người nói, người viết phải sử dụng các phép tu từ.

* Củng cố

Hãy nêu nội dung kiến thức phần Tiếng Việt đã học ở  kì II?

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Hs: Đặt một tình huống ngoài thực tế có sử dụng phép liên kết hoặc nghĩa tường minh và hàm ý ?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….
  • HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
  • * Mục tiêu:
  • – Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
  • – Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
  • * Phương pháp: Dự án
  • * Kỹ thuật: Giao việc
  • * Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập ôn tập toàn bộ kiến thức phần Tiếng Việt học kì 2.
Vận dụng kiến thức đó học chữa lỗi trong bài viết tập làm văn
Chú ý sử dụng có hiệu quả các đơn vị kiến thức trong giao tiếp có hiệu quả
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4.Giao bài và hư­­ớng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà( 4 phút)

a. Bài vừa học

– Hoàn thành nốt bài tập còn lại.

-Ôn tập  các kiến thức Tiếng Việt đã học .

-Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý

 b. Chuẩn bị bài mới

Soạn bài: Luyện nói: nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ.

– Tự luyện nói và lập dàn ý nói của bài “Bừp lửa”- Bằng Việt

Ví dụ về đoạn văn:

  Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng trong phong trào đổi mới văn học. Ông đã phát hiện ra những chiều sâu mới với bao quy luật và nghịch lí vượt ra ngoài giới hạn chật hẹp của những cái nhìn, cách nghĩ trước đó. “Bến quê” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông. Truyện được  in trong tuyển tập truỵên ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản năm 1985. Về cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị nhưng lại mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ -một bệnh nhân sắp từ giã cõi đời- Nguyễn Minh Châu đã nói lên những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê  hương. Có lẽ vì thế mà bất kì ai đã đọc “Bến quê” cũng cảm thấy thật xúc động và ý nghĩa.

  Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ngoài ra, ông còn là một trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng trong phong trào đổi mới văn học với các tác phẩm “Mảnh trăng…”, “Cửa sông”, “Dấu chân người lính”. Trong đó, “Bến quê” là một truyện ngắn xuất sắc của ông. Về cốt truyên, bài có cốt truyện giản dị, tình huống nghịch lí nhưng rất đời thường. Có thể nói, truyện có ý nghĩa như tổng kết cuộc đời một con người mà nhà văn Nguyễn Minh Châu dường như nhìn thấu vào cái cuộc đưòi đa sự đó. Trước cái chết đã được định sẵn, Nhĩ- nhân vật chính của truyện đã nhờ đứa con trai của mình thực hiện  một ước mơ thật bình thường mà lại quá khó khăn với ông. Cả cuộc đời bôn ba khắp nơi giờ ông mới phát hiện ra cái vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của nơi mình ở nhưng tất cả đã quá muộn cũng chỉ vì căn bệnh quái ác mà ông đã mắc phải.

Xem thêm: Giáo án Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-05 18:50:11.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*