Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1 ngắn gọn dễ hiểu nhất sẽ cung cấp sơ đồ tư duy hoàn chỉnh của bài 1: Sự hình thành chiến tranh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-1949).
Đọc thêm: Đề thi Việt Bắc theo hướng mới 2023
Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1
Nội dung Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1
I. Hội nghị Ianta (2 – 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc.
– 4 – 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô), với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc: Tổng thống Mĩ Ru dơ ven, HĐBT Liên Xô Xít ta lin, Thủ tướng Anh Sớc sin, hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:
+Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CNQP Nhật.
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 3 cường quốc ở châu Âu và châu Á. – Những quyết định của Hội nghị Ian ta cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới- trật tự 2 cực Ian ta. (thường đựơc gọi là Trật tự 2 cực Ian ta do Mĩ và LX đứng đầu mỗi cực.
II. Sự thành lập Liên hợp quốc.
– 25/4 – 26/6/1945: hội nghị quốc tế 50 nước họp tại Xanphranxixcô (Mĩ) à quyết định thành lập tổ chức LHQ.
Liên quan: Học Văn Bằng Sơ Đồ Tư Duy Đột phá tư duy môn văn
– 24/10/1945: LHQ họp phiên đầu tiên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực àngày LHQ
* Mục đích:
–Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
-Phát triển mqh hữu nghị giữa các dân tộc
-Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết.
*Nguyên tắc hoạt động:
5 nguyên tắc
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Anh, Mĩ, Pháp LX (nay LB Nga), TQ.
* Hiến chương LHQ còn quy định bộ máy của LHQ gồm 6 cơ quan Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư kí
* Vai trò:
– Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.
- Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo…
*Việt Nam – LHQ:
- 20/9/1977: VN gia nhập LHQ – thành viên 149.
2007: VN là uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kì 2008 – 2009).
Originally posted 2020-02-24 22:29:57.
Để lại một phản hồi