Mở bài kết bài Nhớ Rừng hay nhất
Một bài văn hay thì phần mở bài và kết bài là vô cùng quan trọng. Thế nên hãy cùng Hocvan12 đến với một số Mở bài kết bài Nhớ Rừng hay nhất. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi làm các đề bài liên quan đến tác phẩm Nhớ Rừng của Thế Lữ.
Top 4 Mở bài Nhớ Rừng
Mở bài trực tiếp Nhớ Rừng
Thế Lữ (1907-1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ – “Đệ nhất thi sĩ’ trong phong trào “Thơ mới”. Làm thơ, viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn, phương diện nào ông cũng có những thành tựu xuất sắc. Trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình, Thế Lữ đã mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.
Đọc thêm: Top 3 Tóm Tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn hay nhất
Mở bài gián tiếp Nhớ Rừng
Thơ mới là cách gọi của trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại phương Tây. Cuộc canh tân này đi vào Việt Nam vào đầu thập kỷ 30 và một trong những người tiên phong của phong trào này là Thế Lữ với bài thơ “Nhớ rừng”. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ.
Mở bài hay Nhớ Rừng
“Nhớ rừng” của Thế Lữ là một trong những bài thơ bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn Bách thú, ông đã thổi vào đó cảm hứng lãng mạn, dào dạt, những u uất, căm hờn khi phải chịu cảnh nước mất nhà tan, qua đó bày tỏ nỗi khát khao tự do của những người chịu cảnh nô lệ trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ.
Mở bài nâng cao Nhớ Rừng
Nhắc đến người tiên phong trong phong trào thơ mới, hẳn chúng ta sẽ nhớ ngay đến Thế Lữ với bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ thể hiện một “hồn thơ rộng mở” và khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình, một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn Bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình.
Top 3 Kết bài Nhớ Rừng
Kết bài trực tiếp Nhớ Rừng
Tóm lại, “Nhớ rừng” mang đầy cảm hứng lãng mạn, đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu, ý thơ mở rộng, câu thơ co duỗi thoải mái, khác hẳn thơ luật truyền thống, thể hiện trọn vẹn một đặc điểm của Thơ mới đương thời. Bài thơ là sự hòa hợp của hai yếu tố đặc sắc: tính điêu luyện, phóng khoáng.
Đọc thêm: Tóm tắt văn bản Tôi Đi Học ngắn gọn hay nhất
Kết bài gián tiếp Nhớ Rừng
Với một hồn thơ giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, kết hợp với sự sáng tạo điêu luyện, linh hoạt trong cách sử dụng các hình ảnh, câu từ, nhịp điệu đặc trưng của Thơ mới, tất cả đã tạo nên sức hấp dẫn độc đáo cho “Nhớ rừng”. Hình tượng chúa tể bị cầm tù cũng nỗi khao khát tự do là tiếng nói của tác giả, thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà da diết, xót xa, vang vọng mãi trong lòng người đọc.
Kết bài hay Nhớ Rừng
Bằng một giọng điệu văn chương bi tráng, nội dung tư tưởng khao khát tự do, Thế Lữ đã làm nên vẻ đẹp sáng ngời cho thi phẩm thuộc hàng mờ đầu cho thắng lợi của Thơ mới. Tâm sự chán ghét cảnh sống tù túng của con hổ bị cầm tù cũng chính là tâm sự của tác giả, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của nhân dân thời bấy giờ.
Liên quan: Top 3 Tóm Tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn hay nhất
Originally posted 2019-12-20 08:49:30.
Để lại một phản hồi