Bài giảng Rừng Xà Nu
ĐỀ BÀI: Cảm nhận của anh, chị về đoạn văn sau:“ Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón. Ba ngón……..Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!” (trích “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành)
I.MỞ BÀI:
Khái quát về tác giả- truyện RXN- dẫn dắt đoạn văn.
II.THÂN BÀI: dựa vào Bài giảng Rừng Xà Nu
1.Khái quát về cuộc đời bi tráng của Tnú.
-Mỗi chặng đường đời, mỗi chặng đường đến với Cách mạng đã hun đúc nên người anh hùng Tây Nguyên mang tên Tnú, một cái tên đậm chất núi rừng, với những phẩm chất đẹp, đáng trân trọng:
+Gan góc, dũng cảm, mưu trí.
+Có tính kỉ luật cáo, trung thành với Cách mạng.
+Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm hờn.
-Tnú tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là vẻ đẹp và sức mạnh của cả dân tộc Tây Nguyên trong thời đại chiến tranh Cách mạng.
Liên quan: Giáo Án Rừng Xà Nu định hướng phát triển năng lực
2. Đoạn văn trên tái hiện lại một thời khắc bi thương nhưng vô cùng thiên liêng, hào hùng của Tnú. Tnú không cứu được vợ con. Mai đã chết, còn Tnú thì bị bắt, bị trói chặt bằng dây rừng. Trước sự hung hãn của bọn thằng Dục, Tnú không hề run sợ, anh không kêu van bởi lẽ “Người Cộng sản không thèm kêu van”. Bọn thằng Dục lấy nhựa xà nu tẩm vào giẻ, quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó châm lửa.
-Nguyễn Trung Thành chậm rãi viết về nỗi đau hiện hình lên mười đàu ngón tay Tnú. Bằng giọng kể: “Một ngón [… ]. Hai ngón. Ba ngón […]. Mười ngón […]”. Nguyễn Trung Thành đã vẽ nên hình tượng đôi bàn tay bị cháy đau đớn.
+Đôi bàn tay từng cầm tay Mai sau những ngày vượt ngục trở về, đôi bàn tay dũng cảm khi Tnú đặt lên bụng và nói “Cộng sản ở đây này”.
+Giờ đây, đôi bàn tay ấy đang cháy, cháy bằng nhựa xà nu- một loại nhựa đượm lửa rất nhanh, gắn bó trên từng chặng đường đời của Tnú. “Lửa bắt rất nhanh”. Mười ngón tay Tnú đã trở thành mười ngọn đuốc sống đang rực cháy. Đốt bàn tay Tnú, bọn thằng dục muốn dùng máu lửa và súng đạn để khuất phục Tnú, xóa bỏ giấc mộng cầm giáo mác của dân làng Xô Man.
+Đến khi đôi bàn tay ấy tàn tật, Tnú vẫn bóp chết được tên lính chỉ huy đồn giặc khi hắn đang cố thủ trong hầm- đôi bàn tay “quả báu”
=>Ý nghĩa: Phản ánh tội ác tày trời trời của bọn Mĩ Diệm và tay sai trong những năm tháng miền Nam chìm trong lửa đạn/ Nỗi đau vô cùng của Tnú.
-Thái độ của Tnú: “nhắm mắt lại” rồi “mở mắt ra trừng trừng” nhìn bọn giặc, cái nhìn “trừng trừng” căm giận hận thù, cho thấy lòng dũng cảm của Tnú, sự căm thù còn cao hơn cả nỗi đau và cái chết.
-Lòng căm hờn chiếm trọn trái tim Tnú bởi “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa”– nỗi đau không còn là ý nghĩa-, anh nén nỗi đau vào lòng, đau nhưng “không kêu lên”. Vì sao vậy? Trong Tnú lúc này văng vẳng câu nói của anh Quyết: “Người Cộng sản không thèm kêu van”. Ý chí của người Cách mạng vững như sắt như đồng, không gì lay chuyển được, kể cả nỗi đau và cái chết. Tnú đau bởi lửa đang thiêu đốt cả gan ruột anh. Tnú gọi anh Quyết “ Anh Quyết ơi”- nhưng đó là tiêng gọi trong tim- Tnú không kêu, Tnú cắn răng chịu đựng mà máu hận sôi trào: “Không! Tnú sẽ không kêu! Không!”.
=>Nỗi đau đớn của Tnú hiện rõ qua những câu văn thật gấp, thật gọn nhưng chan chứa lòng căm hờn, sự quả cảm của người anh hùng Tnú. Đó là một bước ngoặt trong cuộc đời anh để từ đó thôi thúc ý chí Tnú: “Tnú lại ra đi” và mang trong tim những mối thù sâu nặng.
Liên quan: Sơ đồ tư duy rừng xà nu ngắn gọn
3. Những nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng hìn tượng trong đoạn văn.
-Câu văn ngắn, gấp, diễn tả chi tiết nỗi đau của Tnú.
-Hình ảnh sinh động khiến người đọc như hình dung được lửa xà nu giật mạnh trên bàn tay Tnú.
III. KẾT BÀI:
Tóm tắt ý nghĩa của hình ảnh Tnú trong truyện.
Originally posted 2019-08-02 10:50:47.
Để lại một phản hồi