Giáo án bài Thương Vợ đầy đủ dễ hiểu
THƯƠNG VỢ
– Trần Tế Xương –
I.Kiến thức cơ bản: Giáo án bài Thương Vợ đầy đủ dễ hiểu
1. Kiến thức về tác giả * Cuộc đời
– Trần Tế Xương (1870 – 1907); Tên khai sinh là Trần Duy Uyên, tự Mộng Trai, hiệu Mộng Tích.
– Quê quán: Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định. – Con người:
+ Đi học sớm nổi tiềng thông minh, giỏi thơ phú.
+ Cá tính sắc sảo, sống phóng túng, không gò mình vào khuôn phép trường thi. Tám lần thi hỏng, chỉ đậu tú tài.
—>: Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân, là nhà nho tài năng nhưng không thành đạt.
* Sự nghiệp
– Để lại hơn 100 bài thơ gồm nhiều thể loại: Thơ, phú, câu đối… – Nội dung:
+ Thơ trào phúng: Có sức châm biếm mạnh mẽ sâu sắc. Tiếng cười trong thơ Tú Xương có nhiều cung bậc: Châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt, tự trào mang sắc thái ân hận ngậm ngùi…® Sở trường của Tú Xương.
+ Trữ tình: Nỗi u hoài trước sự đổi thay của làng quê; tâm sự bất mãn với đời; bộc lộ
lòng yêu nước xót xa trước vận mệnh dân tộc.
—> Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc.
2.Kiến thức về tác phẩm
a.Nội dung:
– Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương. Cần chú ý cách tính thời gian của sự vất vả (quanh năm), cách nói về nơi và công việc làm ăn (buôn bán ở mom sông), cách nói về chuyện bà Tú nuôi đủ cả con lẫn chồng để thấy được sự tri ân của ông đối với vợ.
– Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú (chú ý các từ ngữ lặn lội, eo sèo, thân cò, khi quãng vắng, buổi đò đông) để thấy nỗi thông cảm sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.
– Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà Tú gánh chịu. Chú ý âm hưởng dằn vặt, vật vã, như một tiếng thở dài nặng nề, chua chát để thấy ông Tú thấu hiểu tâm tư của người vợ, do đó càng thương vợ sâu sắc.
– Hai câu kết: Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc.
b. Nghệ thuật:
– Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.
– Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian.
– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp trữ tình và trào phúng.
c. Ý nghĩa văn bản: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.
II. Luyện tập
1. Đề bài 1: Nỗi lòng của Tú Xương thể hiện trong bài thơ “Thương vợ”
a. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
– Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ thể hiện tấm lòng của Tú Xương dành cho người vợ của mình.
b.Thân bài:
* Nỗi lòng của ông Tú qua cảm nhận về hình ảnh của bà Tú.(6 câu thơ đầu)
– Nỗi vất vả gian truân của bà Tú:
+ Hoàn cảnh vất vả, lam lũ (dẫn chứng – phân tích)
+ Cuộc sống tảo tần, buôn bán (dẫn chứng – phân tích)
+ Sự vật lộn với cuộc sống (dẫn chứng – phân tích) – Đức tính cao đẹp của bà Tú:
+ Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con (dẫn chứng – phân tích) + Giàu đức hi sinh (dẫn chứng – phân tích)
H/s có thể liên hệ tới vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
* Nỗi niềm tâm sự và nhân cách cao đẹp của nhà thơ.(2 câu thơ cuối)
Yêu thương, quý trọng và biết ơn vợ:
+ Hình ảnh ông Tú luôn xuất hiện phía sau h/a bà Tú (dẫn chứng – phân tích) + Lòng yêu thương và biết ơn vợ qua cách nói trào phúng (dẫn chứng – PT)
– Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ:
+ Tự phán xét, tự lên án, tự nhận mình không tròn trách nhiệm của một người chồng. (dẫn chứng – phân tích)
+ Ý nghĩa của tiếng chửi (dẫn chứng – phân tích)
H/s có thể liên hệ tới xã hội xưa và nay.
* Đặc sắc về nghệ thuật:
– Sử dụng hình ảnh linh hoạt, vận dụng các thành ngữ một cách sáng tạo, ngôn ngữ giản dị giàu sức gợi cảm.
– Sử dụng các biện pháp tu từ.
– Nghệ thuật trào phúng hóm nhẹ mà sâu sắc.
c. Kết bài:
– Tình yêu thương, quý trọng vợ là đề tài có phần mới mẻ so với những đề tài quen thuộc trong văn học trung đại. Đây thực sự là một thành công nghệ thuật của thơ Trần Tế Xương.
– Rút ra bài học cho bản thân.
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Thương vợ ngắn gọn dễ nhớ
2. Đề bài 2 : Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương
vợ của Trần Tế xương.
b.Thân bài:
* Hai câu đề: Giới thiệu hoàn cảnh của bà Tú
– Câu 1: Từ ngữ tinh tế: quanh năm, buôn bán , mom sông:cách nói về thời gian, địa điểm, nghề nghiệp làm ăn của bà Tú; bà Tú vất vả, làm nghề buôn bán ở mom sông đầy nguy hiểm hết ngày này qua ngày khác khiến nỗi vất vả càng tăng lên gấp bội .
– Câu 2: nói rõ hơn sự vất vả của bà Tú: một mình phải mang gánh nặng nuôi cả gia đình; năm con với một chồng
=> Bà Tú tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó. * Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả của bà Tú
+ Biện pháp đối, sử dụng từ láy… gợi lên cảnh làm ăn tội nghiệp, lam lũ, vì chồng vì con phải bon chen nơi chợ búa, nơi chuyến đò đầy nguy hiểm.
+ Hình ảnh thân cò lặn lội: hình ảnh đã có trong ca dao. Tú Xương nâng lên thành thân cò, ý thơ như xoáy vào nỗi cơ cực, nặng nề của bà Tú.
=> Nỗi vất vả của bà Tú.
* Hai câu luận: Nghệ thuật đối, sử dụng thành ngữ (một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa)…. => tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao cả của bà Tú. Bà Tú đã đành chấp nhận số phận nên dù có vất vả năm nắng mười mưa bà cũng không quản ngại.
* Hai câu kết: Là tiếng cười “chửi” của ông Tú: tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc =>Thái độ của Tú Xương với vợ, với đời.
c. Kết bài
– Đánh giá về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ: Bà Tú là một người vợ đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh. Hình ảnh của bà cũng là điển hình rất đẹp về người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh vì chồng vì con.
– Liên hệ với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ngày nay.
Giáo án bài Thương Vợ đầy đủ dễ hiểu
Originally posted 2019-07-24 21:02:35.
bài giảng đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc học, em có thêm nhiều ý tưởng hay, lối nhìn mới mẻ và biết cách diễn đạt tốt hơn, thực sự cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình học tập