Bí Quyết Đạt Điểm Tối Đa Bài Đọc Hiểu Với Sơ Đồ Tư Duy

bí quyết đạt điểm tối đa bài đọc hiểu văn bản
bí quyết đạt điểm tối đa bài đọc hiểu văn bản

Bí quyết đạt điểm tối đa bài đọc hiểu: Xin chào tất cả các teen 2k1 và các bạn học sinh, như các bạn đã biết thì cấu trúc của một đi thi môn ngữ văn gồm có 2 phần là: phần đọc hiểu và phần làm văn. Trong đó phần đọc hiểu chỉ chiếm 3 trên tổng số 10 điểm của bài thi.

Thế nhưng các bạn không nên coi thường phần này vì có thể nói đây là phần bạn dễ kiếm điểm nhất và để đạt điểm tối đa  bài đọc hiểu là không khó. Bạn thử nghĩ xem với 20 phút đầu trong phòng thi bạn đã có chắc trong tay mình 3 điểm đầu tiên thì sẽ như thế nào? Chắc chắn bạn sẽ  tự tin hơn rất nhiều trong việc làm những câu hỏi tiếp theo.

Nói là như vậy, nhưng vẫn có rất nhiều bạn cảm thấy khó khăn trong việc làm bài đọc hiểu, các bạn chỉ làm được câu 1 và câu 2 còn câu 3,4 thì không làm hoặc làm một cách sơ sài, thiết ý dẫn đến mất điểm một cách rất đáng tiếc.

Thế nên hôm nay Hocvan12 sẽ chia sẻ cho các bạn một “bảo bối thần kì ” giúp các bạn đạt điểm tối đa bài đọc hiểu một cách dễ dàng. “Bảo bối ” đó mang tên sơ đồ tư duy. Hãy cùng Hocvan12 đến với Bí Quyết Đạt Điểm Tối Đa Bài Đọc Hiểu Với Sơ Đồ Tư Duy.

Đọc thêm: Nhớ kĩ cách làm 10 câu hỏi này bạn sẽ cân được mọi bài đọc hiểu(Phần 1)

I: Các bước làm bài đọc hiểu với sơ đồ tư duy

Với bí quyết đạt điểm tối đa bài đọc hiểu với sơ đồ tư duy các bạn chỉ cần mất 3 bước để đạt điểm tối đa rất đơn giản và ngắn gọn phải không và nói vui thì đây chính là bí quyết để “bẻ khóa ” mọi bài đọc hiểu, còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu xem 3 bước đó là gì:

Bước 1: Xác định nội dung văn bản và lựa chọn hình ảnh trung tâm phù hợp 

Khi bắt tay làm một bài đọc hiểu, thì điểm chung của các bạn đều mắc phải một lỗi rất nghiêm trọng đó là đọc văn bản đầu tiên. Và đó chính là cái sai khiến các bạn lạc lối trong văn bản, khiến các bạn thiếu đi sự tư duy câu hỏi điều đó đồng nghĩa với những câu vận  dụng, vận dụng cao các bạn rất khó để trả lời. Vậy phải làm như thế nào?   Trước khi bắt đầu đọc văn bản đọc hiểu bạn nên đọc qua các câu hỏi, làm như vậy khiến cho bộ  não bạn có những hình dung đầu tiên về văn bản.  

Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho quá trình đọc văn bản của bạn hiệu quả hơn, bạn sẽ xác định trước được phần này thuộc câu hỏi nào, rút ngắn được rất nhiều thời gian trong quá trình làm bài. Qua đó nắm chắc được nội dung của bài đọc và lựa chọn cho mình được hình ảnh trung tâm của cả bài.Vậy tại sao phải lựa chọn hình ảnh trung tâm làm gì cho mất thời gian mà không đi đọc rồi làm luôn có phải nhanh hơn không? Xin thưa là không vì với việc lựa chọn hình ảnh trung tâm cho toàn bài thì ngay lập tức khi nhớ tới nó bạn sẽ hiểu ngay được chủ đề hay nội dung của văn bản này là gì kết hợp với việc đọc câu hỏi từ trước đó thì ngay lập tức bộ não của bạn sẽ tư duy về những vấn đề có trong câu hỏi.

Từ đó sẽ tạo ra nhiều liên tưởng,  nhiều ý cho việc trả lời câu hỏi mà người ra đề đặt ra cho các bạn. Rõ ràng việc lựa chọn hình ảnh  giúp bạn tư duy nhanh hơn, hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.

cách làm dạng bài đọc hiểu
Các bước làm dạng bài đọc hiểu

Bước 2: Xác định cấp độ câu hỏi

Thông thường thì một đề đọc hiểu bao gồm có 4 câu hỏi được chia ra làm các cấp độ khác nhau. Khi  phân chia cấp độ như các bạn có thể xác định câu hỏi này thuộc vào cấp độ nào từ đó có cách trả lời thích hợp:

  • Nhận thức là câu hỏi cấp độ 1: Với cấp độ này thường thường giáo viên sẽ ra những câu hỏi như nội dung của văn bản là gì, phong cách hay phương thức biểu đạt là gì… thì những câu hỏi này các bạn đã biết rõ câu trả lời qua hình ảnh trung tâm mình vừa xác định rồi. Với câu hỏi này thì các bạn chỉ cần trả lời một cách ngắn gọn, đủ ý là được.  
  • Thông hiểu là cấp độ thứ 2: Câu hỏi này bắt đầu đòi hỏi sự tư duy của các bạn vào câu hỏi để tìm ra câu trả lời, Thường thì câu hỏi này đòi hỏi mức độ tư duy thấp không khó để tìm ra câu trả lời hoặc đôi khi câu trả lời có sẵn trong văn bản, các bạn chỉ cần liệt kê ra là xong. 
  • Cấp độ 3 là lớp câu hỏi vận dụng: Câu hỏi này yêu cầu các bạn có những nhận định đánh giá về vấn đề hoặc phân tích một phần văn bản. Lớp câu hỏi này các bạn cần thể hiện được những đánh giá, quan niệm riêng của mình về vấn đề, chỉ cần trình bày rõ ràng, các ý mạnh lạc vì câu hỏi này chưa đòi hỏi khả năng hành văn.
  • Cấp độ 4 là dạng câu hỏi vận dụng cao: Dạng câu hỏi này thường yêu cầu các bạn từ vấn đề đặt ra trong văn bản vận dụng vào để giải quyết một vấn đề, tình huống thực tế nào đó. Với câu hỏi này bạn cần vận dụng những kiến thức xã hội cộng với khả năng hành văn để viết một đoạn văn ngắn xúc  tích, đủ ý và không được trùng lặp.  

—> Tóm lại: Với việc có được một cái nhìn tổng quát về các câu hỏi ở bước một và sự tư duy về mức mục đích, cấp độ của từng câu hỏi ở bước 2 sẽ giúp bạn trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, xúc tích không thiếu ý, lặp ý trong câu trả lời. Đúng là người xưa nói cấm có sai “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng ” mà.

cách làm dạng bài đọc hiểu
Hướng dẫn chi tiết làm bài độc hiểu bằng sơ đồ tư duy

Bước 3: Hình thành ý trả lời

Đây cũng là bước quan trọng nhất quyết định việc bạn có đạt điểm tối đa hay không. Thông thường các bạn mất điểm vì các câu trả lời bị thiếu ý, nhưng với sơ đồ tư duy các ý sẽ được phân chia rõ ràng và không bao giờ lặp nhau.  

Đọc thêm: Hướng dẫn cách làm bài đọc hiểu văn bản để đạt trọn vẹn 3 điểm.

Để đi tới đáp án cuối cùng bạn phải trải qua nhiều bước tương ứng là các cấp độ câu hỏi, các ý bạn đã lập từ trước của sơ đồ tư duy và khi nhìn vào nó bạn sẽ có những ý trả lời đúng, đủ và không lặp. Ngoài ra mình còn có một số gợi ý cho các bạn trong việc hình thành ý trả lời câu hỏi:  

  • Để xác định nội dung chính của văn bản (chủ đề văn bản), trước tiên bạn phải xác định đề tài của văn bản.
  • Xác định đề tài bạn trả lời cho câu hỏi: ai,cái gì, sự việc gì…(đề tài người lính, đề tài người nông dân, đề tài lòng yêu nước…).
  • Chủ đề là sự cụ thể hóa, là sự triển khai chi tiết đề tài trên. Để xác định chủ đề bạn trả lời cho câu hỏi: Chủ đề ra sao, như thế nào, có ý nghĩa là gì…
  • Hay khi chỉ ra ý nghĩ của hình ảnh nào đó bạn phải phân ra nghĩa đen, nghĩa bóng từ đó thấy được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
  • Khi rút ra cảm nhận, suy nghĩ thực tế, các bạn cần phân biệt rõ bài học nhận thức là gì, bài học tư tưởng, hành động ra sao.

II: Ý nghĩa và một số lưu ý khi  làm bài đọc hiểu bằng sơ đồ tư duy

cách làm dạng bài đọc hiểu
Ý nghĩa và một số lưu ý

Ý nghĩa: 

  • Nhận thức vấn đề bằng cả ngôn ngữ và hình ảnh
  • Tạo ra trường liên tưởng thực tế và phát huy các ý sáng tạo
  • Xác định được mục tiêu câu hỏi, định hướng câu trả lời
  • Sơ đồ nhiều cấp bậc tiếp cận vấn đề từ dễ đến khó
  • Hệ thống ý rõ ràng, đầy đủ dễ dàng bổ sung
  • Phát triển tư duy mạch lạc không lặp ý
  • Từ sơ đồ dễ dàng diễn đạt ý theo ý văn, quan điểm riêng của mình 

Một số lưu ý

  • Thích hợp cho việc học tập tại nhà và trên lớp.
  • dễ dàng pháp học ý trên giấy nháp khi trong phòng thi
  • cần tạo thói quen tư duy giúp làm bài tốt khi tư duy
  • Hiệu quả khi làm việc nhóm, các thành viên cùng nhận xét, bổ sung
  • Giữa bốn cấp độ tư duy không có ranh giới rõ ràng, đôi khi để làm tốt vận dụng vẫn cần đến tư duy nhận biết, thông hiểu.

—> Bài viết đến đây là kết thúc mong rằng với ứng dụng sơ đồ tư duy các bạn sẽ có những cách làm bài tốt hơn và đạt điểm tối đa trong việc làm bài đọc hiểu.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Originally posted 2020-12-01 01:13:00.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*